Nội dung bài viết
Khái niệm
Long Position – Vị thế mua
Được hiểu là khi trader dự đoán tài sản nào đó có thể tăng giá trong tương lai. Nhà đầu tư chỉ cần mua trong hôm nay và đợi nó tăng giá trị vào tương lai.
Khi giá tăng, nhà đầu tư có thể bán hoặc đợi giá tiếp tục tăng. Ví dụ, bạn mua 10 BTC ở 100 USD, tổng vốn là 1000 USD; nếu bạn bán BTC ở giá 120 USD bạn sẽ nhận lại 1200 USD và lợi nhuận ròng là 200 USD.
Mặt trái là rất có thể tiền điện tử sẽ giảm giá. Nếu BTC bị bán ra ở mức 90 USD thì giá trị toàn bộ BTC của bạn là 900 USD và bạn sẽ mất 100 USD.
Trong quá khứ, hầu hết các holder thích giữ tiền điện tử trong khoảng thời gian dài, chưa hẳn đây đã là một chiến lược tốt để có được lợi nhuận tối đa. Bitcoin trải qua nhiều chu kỳ phát triển và bạn sẽ có thể bỏ lỡ những cơ hội lớn.
Short Position – Vị thế bán
Đó là khi nhà đầu tư hy vọng rằng tiền điện tử sẽ giảm giá và đặt cược vào nó với các tiêu chí như:
- Tài sản có thể được định giá quá cao ở hiện tại và sớm sẽ điều chỉnh giá
- Một sự kiện nào đó sẽ sẽ khiến giá của tiền điện tử sụt giảm hoặc một yếu tố nào đó khiến giá có thể đi xuống
Vị thế bán liên quan tới token nhất định, không đồng nghĩa là trader mất niềm tin vào dự án mà thực tế, chiến lược phổ biến là bán đã kết thúc và thời điểm này giá đã đủ thấp và nên mua vào.
So sánh vị thế Long – Short
Vị thế mua thường có sự vượt trội hơn trong thị trường giá tăng và ngược lại, ở thị trường giá giảm, ưu thế thuộc về vị thế bán. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường áp dụng chiến lược “thả đỉnh” và “bắt đáy” – nghĩa là họ mở vị thế mua khi giá thoái lui khỏi đỉnh gần đây và bán ra khi đạt mức kháng cự.
Nhà đầu tư có xu hướng tham gia vào vị thế mua khi tin rằng giá trị của tài sản hoặc thị trường sẽ tăng. Ngược lại, họ chọn vị thế bán để kiếm lợi nhuận bằng việc bán khống vị thế hoặc margin thị trường để bán ra rồi mua lại với giá thấp hơn. Áp dụng hai chiến lược này giúp xác định các mốc chính trong chu kỳ thị trường tiền điện tử.
Long – Short, khi nào?
Khi nào nên Long Position?
Nên mua khi bạn mong đợi giá coin tăng. Khi giá tiền điện tử có thể tăng trong thời gian, tùy thuộc vào khung hoạt động, nhà đầu tư quan tâm hơn đến vị thế mua.
Nếu bạn quan sát biểu đồ mỗi ngày và thấy rằng giá có thể tăng trong những ngày sau đó hoặc tuần kế tiếp, bạn nên mua. Bạn có thể mua trong giao dịch ngay hoặc mở vị thế mua thông qua hợp đồng tương lai, hợp đồng phái sinh.
Nhà đầu tư cần được hỗ trợ thêm nhiều chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản khác. Ví dụ, bạn thấy rằng một dự án Blockchain đang thực hiện nâng cấp quan trọng, bạn hãy nghĩ đến việc mua token gốc. Hãy tích cực đọc tin tức và sử dụng mạng xã hội để nắm bắt thị trường. Xem xét biểu đồ và kiểm tra xem giá có vượt qua kháng cự hay không, đây có thể là dấu hiệu mở rộng của xu hướng giá tăng.
Tiền điện tử và tiền pháp định thường giao dịch với nhau, đặc biệt là USD. Đó là lý do vì sao nhiều nhà đầu tư thích gắn bó với chiến lược mua và giữ với Bitcoin.
Khi nào nên Short Position?
Khi bạn dự đoán tiền điện tử sẽ giảm giá, hãy bán khống. Quy luật này xuất hiện khi những người bán khống mở vị thế của mình khi sức mua vượt quá mức thị trường có thể cung cấp. Giá coin đã tăng trong thời gian dài và xu hướng tăng có vẻ đang bão hoà. Bán khống là dấu hiệu chỉ ra giá coin không thể phá vỡ mức kháng cự và đang rời khỏi.
Lúc này, bạn cần xác định khối lượng giao dịch tăng đột biến trong thời gian ngắn, giá tăng hay tin tức lạc quan trước khi mở vị thế bán. Nhà đầu tư nên bán khi tài sản giao dịch cao hơn so với giá trị thực và sẽ đón vị thế bán khi thị trường bắt đầu phục hồi.
Vị thế bán có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng không dễ dàng vì bạn sử dụng những khoản vay để giao dịch. Khi bán khống tiền điện tử với giao dịch ngắn hạn sẽ có ít rủi ro hơn. Bạn cần xác định rõ thời điểm khó khăn của thị trường và chỉ bán khống khi thực sự chắc chắn.
Tổng kết
Long – Short Position hay vị thế mua – bán được sử dụng nhằm tối ưu hoá lợi nhuận trong mua bán tiền điện tử. Nhà đầu tư có thể thiết lập đồng thời để tạo ra lợi nhuận trên tiền điện tử và cần nắm được những thuận lợi/ bất lợi của từng loại vị thế để kết hợp với kế hoạch giao dịch chính xác.
Giao dịch ký quỹ là cuộc chơi “rủi ro” với mọi nhà đầu tư. Cần phân tích kỹ càng và tìm hiểu thật chi tiết, đừng để lợi nhuận làm mờ mắt. Mong rằng bạn sẽ đầu tư thành công với vị thế mua – bán này.
Bài viết cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về chiến lược đầu tư trong tiền điện tử, chứ không phải là cơ sở để bạn đưa ra quyết định đầu tư. Hãy trang bị thêm những kiến thức cần thiết và chúc các bạn đầu tư thành công.
Mọi thắc mắc về thị trường tiền điện tử, vui lòng liên hệ đội ngũ hỗ trợ của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog