Thông qua các công cụ trực tuyến, nhiều người đã thực hiện kiếm tiền một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội để thực hiện công việc này. Đó là khi bạn chưa biết về validator, một công cụ cho phép người dùng sở hữu các token, tài sản khi trở thành một validator.
Nội dung bài viết
Validator là gì?
Như chúng ta đã biết, trong blockchain luôn tồn tại các node để có thể thực hiện bước xác thực thông tin giao dịch, đảm bảo tính bảo mật, an toàn cho người dùng và cả mạng lưới. Nhưng mỗi cơ chế đồng thuận lại có một phong cách làm việc khác nhau. Trong đó, người vận hành kiểm duyệt trong POW được gọi là Miner, còn người chịu trách nhiệm kiểm duyệt qua các node trong cơ chế đồng thuận POS thì được gọi là các Validator.
Nhìn chung, các validator có nhiệm vụ là xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin, dữ liệu, đảm bảo về bảo mật, đảm bảo tính phi tập trung của mạng lưới.
Để trở thành một validator, bạn cần cọc một lượng tiền điện tử nhất định cho mỗi lần thực hiện nhiệm vụ. Do đó, không phải ai cũng có thể trở thành validator và được trả tiền cho nhiệm vụ mà họ đã làm.
Validator là một hình thức kiếm tiền trong blockchain
POS (Proof of stake) là gì?
POS là một thuật toán. Và hầu hết các blockchain hiện nay đều sử dụng thuật toán này để vận hành mạng lưới của mình. Trong POS, thay vì giải quyết các vấn đề ngay từ node đầu tiên, thì cơ chế đồng thuận này lại yêu cầu đề xuất các khối mới được chọn từ những validator thông qua những tiêu chí nhất định. Validator còn được hiểu là người xác thực.
Yêu cầu của một validator
Để trở thành một người xác thực trong mạng lưới blockchain, bạn cần hiểu rõ giá trị của các loại tiền điện tử, hiểu rõ ý nghĩa của việc đặt cọc tiền điện tử, cách nó thực hiện, những rủi ro mà mình có bị gặp phải, không những thế, hãy tính toán và làm quen với các nền tảng tiền điện tử khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra các lựa chọn đúng đắn hơn trong việc quyết định nên đặt cọc cho blockchain nào và chắc chắn mình sẽ trở thành một validator của nền tảng đó.
Một validator cần phải hiểu rõ về POS và các hoạt động liên quan
So sánh validator và miners
Như định nghĩa ở trên, miners và validator có một công việc giống nhau, nhưng thực hiện trên 2 cơ chế đồng thuận khác nhau.
- Miner là những người có nhiều kiến thức để tìm ra số node, tạo ra cơ hội để tìm được block sớm nhất. Miners cần sở hữu các công cụ, công nghệ tính toán cao để có thể giải mã các bài toán mà POW đưa ra. Sau khi tìm ra các node, miners sẽ gửi chúng đến toàn bộ các node của hệ thống và tạo thêm được 1 block mới vào chuối. Miners sẽ có được phần thưởng nhờ công việc trên.
- Trong khi đó validator lại có công việc không hề tốn kém, phức tạp và nhiều kiến thức đến vậy. Công việc của các validator chính là stake một lượng token nhất định. Những token này có chức năng cạnh tranh quyền xác thực với các khoản token khen khác để tìm ra một block nhất định. Và sau khi hoàn thành tạo block, validator đó sẽ nhận được phần thưởng.
Có thể thấy, trước đây validation có công việc rất đơn giản. Tuy nhiên, hiện nay việc trở thành validator và nhận thưởng không còn đơn giản như vậy nữa. Phần thưởng của validator sẽ còn phục thuộc và weight validator.
Trở thành validator của POS có an toàn không?
Có thể thấy, nếu như được chia sẻ trên thì công việc của validator không cần tốn quá nhiều thời gian, thiết bị bảo trì và tài nguyên điện. Tuy nhiên, để làm việc lâu dài, các nhà đầu tư cần có một số vốn ổn định để có thể stake coin. Bên cạnh đó, validator cần sở hữu các thiết bị có khả năng chịu áp lực và làm việc ổn định, duy trì tốt.
Thông thường các validator có kinh nghiệm sẽ biết được khoản lời của mình ngay sau khi nhìn thấy con số thực tế. Vậy nên việc kiếm lời khi trở thành validator còn phụ thuộc vào mắt nhìn là việc lựa chọn dự án của các nhà đầu tư. Để an toàn, hãy lựa chọn những dự án uy tín và có nền tản thật tốt.
Cách stake trong POS
Các bước để trở thành validator và kiếm tiền trong blockchain
Để trở thành một validator và kiếm lời khi thực hiện công việc này trong blockchain, bạn cần thông qua các bước:
Bước 1: Khi có tài khoản ví và tiền trong tài khoản, hãy đồng bộ ví với máy tính mà bạn dự sẽ tiến hành xác thực. Lưu ý, khi đồng bộ internet phải liên tục hoạt động. Thời gian đồng bộ sẽ phụ thuộc vào loại coin mà bạn lựa chọn.
Bước 2: Sau khi đồng bộ, hãy cài đặt máy chạy stake 24/24. Đây là quá trình rất quan trọng và yêu cầu mạng internet phải thật tốt.
Bước 3: Trong phần update Weight, bạn cần dành thời gian để coin trưởng thành và hỗ trợ chúng ta trong việc xác thực các blockchain. Sau khi block được xác thực, bạn sẽ được nhận phần thưởng. Phần thưởng sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ví.
Bước 4: Trong trường hợp không muốn trở thành validator, hãy chuyển tất cả các coin có được trong ví lên sàn và bán chúng với giá mà bạn bán được.
Mắc dù trở thành validator có thể kiếm tiền nhanh chóng thông qua phần thưởng khối. Thế nhưng không phải lúc nào cũng có thể stake thành công. Và rủi ro bạn có thể mắc phải chính là giá coin bị hạ thấp và còn tùy vào các dự án mà bạn lựa chọn. Vậy nên, hãy có kiến thức thật rõ về validator cũng như các dự án trước khi quyết định.
Nhà đầu tư cần có kiến thức vững chắc trước khi trở thành một validator
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về validator và các kiến thức liên quan. Để tiếp cận được những thông tin chính xác và mới nhất về tiền điện tử, hãy thường xuyên truy cập vào website của Fiahub nhé.