Nội dung bài viết
1. Khái niệm
Stochastic Oscillator hay Stochastic là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, dùng để đo lường sức mạnh và quán tính của đường giá, cung cấp tín hiệu về xu hướng đảo chiều sớm hơn diễn biến thị trường thông qua những tín hiệu quá mua/ quá bán của thị trường crypto.
Người phát minh ra chỉ báo này là George Lane với chức năng đo động lực của giá. Ông lấy ví dụ về quả tên lửa rơi để minh hoạ: khi tên lửa phóng lên, trước khi chạm xuống mặt đất, nó sẽ bay chậm lại. Tương tự với đường giá, động lực sẽ thay đổi trước khi giá thay đổi.
Nhà đầu tư có thể ứng dụng chỉ bảo trong việc so sánh mức giá đóng cửa với một phạm vi giá trong khoảng thời gian nào đó; và phụ thuộc vào chiến thuật của mỗi nhà giao dịch, nhưng con số mặc định là 14 ngày.
2 thành phần chính cấu tạo nên Stochastic:
- Đường chính: %K
- Đường trung bình 3 giai đoạn của đường K: %D
Khi phân tích chỉ số Stochastic, nhà giao dịch cũng sẽ xem xét dựa trên đường biên 20 và 80 để xác được được vùng quá mua hoặc quá bán của giá.
2. Ý nghĩa
Nhà đầu tư nếu hiểu rõ về chỉ báo Stochastic sẽ có thể đặt lệnh hiệu quả hơn.
Xác định được vùng quá mua, quá bán
Stochastic có giới hạn về phạm vi, nghĩa là nó luôn dao động ở khoảng từ 0 đến 100. Từ đó mà giúp nó trở thành một công cụ hiệu quả trong việc xác định vùng quá mua và quá bán. Khi vượt ngưỡng 80 sẽ là vùng quá mua và thấp hơn 20 sẽ là vùng quá bán.
Đương nhiên không phải khi nào Stochastic cũng là dấu hiệu cho sự đảo chiều. Đôi khi các xu hướng giá mạnh vẫn có thể duy trì ở trạng thái quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài. Chính vì vậy, các nhà giao dịch nên áp dụng thêm những chỉ báo khác bên cạnh Stochastic để đưa ra nhận định đúng đắn.
Xác định thời điểm vào lệnh nhờ tín hiệu đảo chiều
Biểu đồ của Stochastic thường gồm 2 đường: %K phản ánh giá trị thực của Stochastic và %D là đường trung bình của %K.
Khi giá di chuyển theo động lực, sự giao nhau của 2 đường này được xem như một tín hiệu thông báo rằng sự đảo chiều có thể đang diễn ra. Đây là tín hiệu cho thấy sự thay đổi lớn trong động lực giá theo một chu kỳ nhất định.
3. Cấu tạo
Như đã nói ở trên, Stochastic gồm 2 đường %K và %D.
Bên cạnh đó còn có 2 đường biên được mặc định ở mức 80 và 20.
Khi giá vượt ngoài 80, giá ở trạng thái quá mua; ngược lại dưới 20 là tình trạng quá bạn. Nhà giao dịch sẽ dựa vào đó mà vào lệnh. Với nhiều nhà giao dịch, họ sẽ biến thiên con số thành 75 và 25; tuỳ vào phong cách giao dịch.
Đường %D được tạo nên bởi đường %K, do đó mà đường %K sẽ di chuyển nhanh hơn và đường %D di chuyển chậm hơn. %K sẽ phản ánh giá trị thực của bộ dao động trong mỗi phien.
Còn %D sẽ được tính theo đường trung bình động SMA của chu kỳ 3 ngày. Tác giả của Stochastic đã sử dụng %D như tín hiệu mua bán dựa trên sự phân kỳ tăng giảm. Ông cũng nói rằng đây là tín hiệu duy nhất cho việc mua bán.
Rất nhiều nhà giao dịch ứng dụng việc hai đường này cắt nhau và xem như một tín hiệu đảo chiều giá; đồng thời Stochastic cũng là cách hữu ích khi tìm vùng quá mua quá bán trên thị trường.
4. Giao dịch với Stochastic
Khi quan sát chỉ báo Stochastic, nhà đầu tư sẽ nhận thấy:
- Tín hiệu mua: đường %K cắt lên trên đường %D trong khu vực quá bán
- Tín hiệu bán: đường %K cắt xuống dưới đường %D trong khu vực quá mua
Tương tự với nhiều chỉ báo động lượng khác thì Stochastic sẽ giúp nhà giao dịch tìm được vùng QUÁ MUA, QUÁ BÁN. Nhưng nó chỉ thực sự hữu dụng khi đi cùng vài chỉ báo khác để loại bỏ vùng tín hiệu nhiễu, từ đó mà vào thoát lệnh chính xác.
Tìm tín hiệu phân kỳ
Các phân kỳ của Stochastic thường xuất hiện rõ hơn so với CCI hay RSI. Dựa vào dòng giao dịch sẽ có 2 nhóm phân kỳ là phân kỳ ẩn và phân kỳ thường.
Giao dịch phân kỳ với Stochastic như sau:
- Trong một xu hướng giảm, khi giá hình thành đáy sau thấp hơn đáy trước; nhưng Stochastic lại hình thành đáy sau cao hơn đáy trước, khả năng cao giá có thể đảo chiều từ giảm sang tăng.
- Trong một xu hướng tăng, giá hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng Stochastic lại hình thành đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, giá có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm.
Khi có khoảng 3 tín hiệu cùng lúc thì sẽ cho độ tin cậy cao hơn.
Kết hợp với đường Moving Average để tìm tín hiệu giao dịch theo trendline
Đường MA cũng là chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả. Nhà giao dịch có thể kết hợp đường MA200 và Stochastic; và MA200 đóng vai trò như một hỗ trợ và kháng cự động.
- Nếu xu hướng tăng tiếp tục trong dài hạn, giá sẽ vận động liên tục trên đường MA200 và MA200 như một hỗ trợ động
- Nếu xu hướng giá giảm trong dài hạn, giá sẽ vận động dưới đường MA200 và MA200 đóng vai trò như một kháng cự động.
MA200 có tác dụng loại bỏ những biến động ngắn hạn tốt và phản ánh xu hướng dài hạn rất chính xác; từ đó tạo nên hỗ trợ và kháng cự động khó phá vỡ.
Những giao dịch cụ thể gồm:
- Lệnh mua: khi giá nằm trên MA200 và Stochastic đi vào vùng quá bán
- Lệnh bán: khi giá nằm dưới đường MA200 và Stochastic đi vào vùng quá mua
Kết hợp với các chỉ báo khác
Nhà giao dịch có thể ứng dụng Stochastic với các chỉ báo khác như RSI hay Trendline.
Lệnh BUY:
- Thị trường trong xu hướng giá tăng, vẽ đường Trendline và chờ khi giá pullback chạm Trendline
- Khi giá chạm Trendline, bạn quan sát Stochastic có xuất hiện quá mua/bán không. Nếu có thì đây chính là điểm vào lệnh.
- Chốt lời ở ngưỡng kháng cự phía trên và dừng lỗ ở dưới đường Trendline
Lệnh SELL:
- Thị trường đang trong xu hướng giá giảm, bạn sẽ vẽ Trendline và đợi giá pullback chạm Trendline. Quan sát đường Stochastic ở ở vùng quá mua/bán hay không.
- Nếu đang ở vùng quá mua thì đặt điểm vào lệnh ngay. Điểm chốt lời là vùng hỗ trợ dưới Trendline và cắt lỗ ở trên đường Trendline.
Đừng quên ứng dụng thêm mô hình nến đảo chiều để đem lại kết quả tốt nhất.
5. Tổng kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chỉ báo Stochastic và cách ứng dụng nó trong giao dịch tiền điện tử rồi. Cảm ơn sự đón đọc và theo dõi của bạn đọc. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho các trader một công cụ hữu ích khi giao dịch crypto. Tuy nhiên, hãy kết hợp thêm một vài chỉ báo khác để mang lại hiệu quả giao dịch tốt nhất nhé!
Sau cùng, Fiahub chúc các bạn giao dịch thành công và sinh lời trên thị trường tiền số. Đừng quên, mọi thắc mắc và tư vấn, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog