Ngày 30/11/2021 vừa qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ông Jerome Powell đã cho biết, rất có thể ngân hàng trung ương sẽ đẩy mạnh việc chấm dứt những nỗ lực trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang gặp nhiều áp lực trong vấn đề lạm phát tăng mạnh.
Cụ thể, ở phiên điều trần trước Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện vừa qua, ông Powell bày tỏ quan điểm rằng lạm phát hiện tại không còn được xem như “cao tạm thời” và FED sẽ xem xét việc tiếp tục đẩy mạnh chương trình mua trái phiếu trong hai tuần tới ở cuộc họp gần nhất. FED cũng có tuyên bố đầu tháng 11 rằng mình đã công bố lịch trình cụ thể trong việc giảm mua 15 tỷ USD mỗi tháng trái phiếu.
Sau khi Covid trở thành đại dịch nghiêm trọng trên toàn cầu vào năm ngoái, FED đã triển khai chương trình nới lỏng định lượng (QE) – theo đó là mỗi tháng sẽ mua vào 120 tỷ USD trái phiếu, trong đó gồm trái phiếu bảo đảm bằng nợ bất động sản và trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
Tháng 12 này, ông Powell cũng hy vọng sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận tại cuộc họp. Theo đó, việc giảm mua trái phiếu ban đầu sẽ bám sát lịch trình kết thúc vào khoảng tháng 6/2022. Khi quyết định này được thông qua, đồng nghĩa việc dừng mua trái phiếu sẽ chấm dứt vào mùa xuân và FED sẽ mở đường cho việc nâng mức lãi suất bất kỳ lúc nào sao đó.
Thị trường crypto đã chứng kiến một bán bán tháo đáng kể trong nhiều năm qua, thậm chí giá trị Bitcoin đã bốc hơi hơn 10,000 USD chỉ sau vài ngày sau khi tuyên bố được đưa ra. Không chỉ thị trường tiền kỹ thuật số, chứng khoán Mỹ cũng chứng kiến những đợt bán tháo nghiêm trọng khi ông Powell đưa ra mức cảnh báo lạm phát có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài và hạn chế các biện pháp kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Thị trường vốn đang vô cùng nhạy cảm trước thông tin về biến thể mới của đại dịch là Omicron – mặc dù các dấu hiệu ban đầu cho thấy biến thể này có triệu chứng nhẹ hơn so với các chúng trước đây – lại càng thêm lo ngại trước thông báo này từ FED. Giải thích của ông Powell về sự thay đổi này bằng từ “tạm thời”, ám chỉ sự tăng giá chỉ trong thời gian ngắn và không để tình trạng lạm phát kéo dài quá cao. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận sự “tạm thời” này không còn phù hợp do sự khan hiếm về lao động và hàng hoá, điều này cần thêm nhiều thời gian để giải quyết.
Trưa ngày 4/11, Bitcoin bốc hơi khoảng 10,000 USD chỉ sao một giờ, thậm chí có lúc chạm đáy 43,400 USD. Vốn hoá của đồng BITC cũng giảm 1 triệu tỷ USD. Trong 2 tháng qua, đây là lần rớt xuống mức thấp nhất – tuy nhiên vẫn cao hơn 150% so với hồi đầu năm. Đây có thể xem là đợt test giá “không còn quá xa lạ” của đồng tiền số hàng đầu này.
Đà lao dốc của Bitcoin cũng khiến Ethereum cũng rớt 1,100 USD trong 24 giờ. Các chuyên gia cho rằng Bitcoin đang bước vào một đợt điều chỉnh mới, thậm chí có thể giảm giá sâu hơn và thiết lập ATH mới trong thời gian tới.
Chuyên gia tài chính hàng đầu tại Hoa Kỳ, Edward Moya chia sẻ: “Giới đầu tư muốn chờ đợi những động thái tiếp theo của FED trong việc giải quyết lạm phát tăng cao và những thay đổi về tính pháp lý. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất, BTC và ETH sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng không mấy khả quan.”
Có thể giá Bitcoin sẽ còn tiếp tục biến động trong thời gian tới vì những thông tin từ biến thể mới Omicron. Nhìn vào lịch sử, giá Bitcoin tăng mạnh khi đại dịch bùng phát. Ngân hàng trung ương thế giới vào cuộc một lần nữa, Bitcoin sẽ lại được hưởng lợi.
Trong tuần qua, Bitcoin vẫn đang dao động quanh mốc 48,000 USD – 51,000 USD. Hãy cùng chờ xem những thay đổi của thị trường giai đoạn cuối năm 2021.
Còn bạn, dự đoán của bạn về giá trị BItcoin những tháng cuối năm này là gì? Chia sẻ với Fiahub nhé!
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog