Trong bối cảnh Ukraine đang thực hiện huy động tiền cứu trợ trực tuyến và Nga đóng cửa hệ thống tài chính, đề xuất chấp thuận tiền điện tử đã bắt đầu được đề xuất và đưa vào thử nghiệm.
Nhiều năm trước, chúng ta vẫn còn mông lung và chưa thể nhìn rõ được thời điểm mà tiền điện tử có thể được tích hợp vào nền kinh tế chung của toàn cầu. Điều này hoàn toàn có thể thay đổi ngay trong tuần này – khoảng thời gian có thể được coi là bước ngoặt trong cuộc cách mạng tài chính, khi mà các dự thảo về việc chấp thuận tiền điện tử đang dần được chính phủ các nước thông qua.
Lần đầu tiên một sự kiện về việc chính phủ một nước châu Âu gặp khó khăn do chiến tranh diễn ra chưa từng có tiền lệ, khi mà Ukraine triển khai việc huy động vốn và nhận sự đóng góp từ cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới trong bối cảnh đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến với Nga. Điều này vô hình chung đã khẳng định mạnh mẽ tính phi biên giới của tiền điện tử trong việc giao dịch giữa các cá nhân, đồng thời thể hiện được tính chất quan trọng nhất của tiền điện tử – phi tập trung. Điều này lại càng khẳng định rõ khi Ukraine đã huy động được gần 54,7 triệu USD tiền điện tửcứu trợ chỉ trong thời gian ngắn từ các cộng đồng và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) trên thế giới. Trong cùng thời gian đó, động thái nhanh chóng của các nước phương Tây nhằm loại bỏ các ngân hàng của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT) đã cho thấy một bài học kinh nghiệm sương máu về hệ tài chính quốc tế hiện hành, khi mà tiền điện tử nổi lên như một giải pháp tiền tệ thay thế vô cùng tiềm năng và hiệu quả.
Quan trọng hơn hết, chính phủ các nước đã buộc phải tính toán đến việc công nhận giá trị của tiền điện tử và lợi ích của việc chấp nhận loại hình tiền tệ vô cùng đặc biệt này.
Tiền điện tử đã đang và sẽ luôn đại diện cho sự tự do tài chính, không chịu chi phối từ bất cứ bên thứ ba nào. Trong bối cảnh chiến sự leo thang, chúng ta có thể nhìn rõ được các kịch bản mà tiền điện tử có thể đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Cá nhân tôi hy vọng điều đó sẽ giúp các nước không chỉ nhận thấy được tiềm năng của tiền điện tử trong việc thay đổi các mô hình tài chính truyền thống, mà còn cân nhắc với tư duy cởi mở hơn về những thách thức mà tiền điện tử đặt ra đối với các ưu tiên và giả định hiện tại.
Những vấn đề này đã trở thành tâm điểm của sự chú ý với những quyết định từ các sàn giao dịch tiền điện tử như Kraken và Binance, khi họ từ chối yêu cầu vô hiệu hóa tất cả các tài khoản của Nga một cách bừa bãi của người Ukraine. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói với Rachel Maddow rằng bà “thất vọng” về việc một số “cái gọi là sàn giao dịch tiền điện tử” đã “từ chối chặn giao dịch với Nga vì một số triết lý về chủ nghĩa tự do hoặc bất cứ điều gì tương tự”.
Nhìn qua, chúng ta có thể nhận thấy điều này trông có vẻ là hợp lý. Và có lẽ, việc đổ lỗi giữa hai lực lượng tham chiến trong cuộc xung đột này đều có hai mặt của nó. Câu hỏi đặt ra là tại sao không giữ cho dòng tiền của tiền điện tử chảy đến các địa chỉ Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) của Ukraine mà lại chặn địa chỉ của Nga? Điều này có gì không hợp lý?
Vấn đề là đây có lẽ không chỉ dừng lại ở việc phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga hay thu giữ du thuyền của một nhà tài phiệt thân cận của Vladimir Putin theo các lệnh trừng phạt. Việc thực thi yêu cầu của Ukraine sẽ cắt đứt ước mơ cũng như cơ hội của hàng chục triệu công dân bình thường, khi mà nhiều người trong số họ hiện đang coi tiền điện tử là lối thoát tài chính duy nhất của họ vì sự hoảng loạn do các lệnh trừng phạt Nga gây ra đã hút hết tiền mặt của các máy ATM và làm giảm tỷ giá hối đoái của đồng rúp.
Trong số tất cả những người bị chia cắt khỏi chính nguồn tài chính của họ, không có cách nào để xác định ai trong số đó thực sự ủng hộ cuộc chiến của Nga. Theo nhiều lời giải thích, việc bất đồng chính kiến ở Nga còn sâu sắc hơn hàng nghìn linh hồn dũng cảm đã tham gia biểu tình ở Moscow và bị bắt vì những rắc rối có liên quan. Với cách tiếp cận độc lập của chính quyền Nga đối với Bitcoin, có lẽ công bằng khi chính phủ nước này cho rằng những nhân vật thân tín trong nước của Putin không phải là những người dùng quan trọng của tiền điện tử. Trong khi đó, có vô vàn lý do khiến cho chính phủ gần như không thể chấp nhận việc sử dụng tiền điện tử để tránh các lệnh trừng phạt theo như quan điểm của Tổng cố vấn của Hiệp hội Blockchain Jake Chervinsky và những người khác đã chỉ ra. Có một quan điểm về tất cả những điều trên: “Crypto’s raison d’etre” là một kho lưu trữ giá trị và phương tiện trao đổi để mọi người có thể tự do sử dụng mà không bị các bên thứ ba can thiệp. Nếu bị cản trở vì bất cứ lý do gì, ý nghĩa của nó ngay lập tức sẽ bị bóp méo và trở nên vô giá trị.
Bất cứ khi nào người dùng Bitcoin chuyển tiền ra khỏi ví cá nhân sang các sàn giao dịch tập trung như Kraken và Binance nhằm mua hoặc bán tiền pháp định fiat, đồng nghĩa với việc họ sẽ từ bỏ chế độ tự chủ của đặc tính phi tập trung lấy cảm hứng từ sự tự do mà tiền điện tử đã thiết lập trước đó. Tuy nhiên, phần lớn trong số các sàn giao dịch này đều thành công và được tin dùng chính vì đặc tính đó, với cách họ hoạt động đều phù hợp về mặt triết lý, kinh tế và niềm tin của khách hàng. Các quan chức chính phủ nên công nhận điều này và ủng hộ lập trường nguyên tắc mà các sàn giao dịch đang áp dụng đối với chính người dùng của họ.
Thực tế mà nói, sự ủng hộ của riêng cá nhân tôi đối không xuất phát từ “một số triết lý về chủ nghĩa tự do hay bất cứ điều gì tương tự”. Căn cứ vào tính thực tế – trích dẫn bút danh của nhà lãnh đạo tư tưởng Web 3 có tên tài khoản là “6529”: “Không có quyền hiến định nào được phép thay đổi bản chất nếu không có tự do giao dịch.” Việc các chính phủ tuyên bố ủng hộ quyền tự do ngôn luận là điều rất tốt, tuy nhiên nếu họ ngăn cản công dân lấy hoặc gửi tiền để trả, chẳng hạn như máy tính hoặc việc truy cập internet thì điều này đã vi phạm bản chất của tiền điện tử – tính tự do. Tweet của tài khoản có tên “6529” đã được bàn tán vô cùng sôi nổi, được hiểu động thái đáp lại hành động của chính phủ Canada khi họ đưa ra yêu cầu buộc các sàn giao dịch hạn chế thanh toán tiền điện tử cho những người liên quan đến cuộc biểu tình của các tài xế xe tải – một tình huống có vẻ đơn giản khi so với với cuộc khủng hoảng hiện tại mà cả thế giới đang phải đối mặt.
Thật khó để tìm thấy bất kỳ điều gì tích cực trong sự khủng khiếp của cuộc chiến tranh ở Ukraine. Nhưng nếu điều đó có xuất hiện, có lẽ đó chỉ là những hành động “đê hèn” của Nga đã góp phần lấy lại sự nhiệt thành của các nước phương Tây đối với các quyền tự do mà chúng ta – những người dùng tiền điện tử đáng ra được hưởng và một sự thừa nhận rằng chúng ta đang phải đấu tranh để bảo vệ chúng.
Tôi hy vọng quan điểm mới về việc cần thiết thúc đẩy và bảo vệ sự tự do tài chính cũng sẽ xuất hiện kể từ thời điểm này.
Nguồn: CoinDesk – Nhận định của Michael J. Casey