Năm 2021 có thể được coi là năm bản lề lịch sử của ngành nghệ thuật. Các nhà sử học có thể nhìn lại và đánh dấu mốc 2021- năm NFTs bùng nổ trên toàn thế giới. Các NFT đang dần mang lại lượng tài sản đáng kinh ngạc cho những người tham gia.
Tháng 1 năm 2021, tổng doanh số từ NFT của 6 nền tảng giao dịch lớn được cryptoart.io theo dõi, lên tới 12 triệu USD. Đến tháng 3 năm 2021, con số này đã tăng lên hơn 200 triệu USD, mức tăng gấp 16 lần trong 2 tháng. Bất ngờ hơn là: NFT vẫn là một mảng rất trẻ trong hệ sinh thái phi tập trung. Bitcoin ra đời vào năm 2009, còn NFT tính ra mới được khai sinh từ 2017.
Tổng quan về thị trường NFT là vậy, còn hôm nay Fiahub sẽ dẫn bạn đi tham quan top 10 marketplace (nền tảng giao dịch) hay có thể gọi là các “khu chợ’’ – NFT hàng đầu hiện nay.
Mảng NFT vẫn còn mới nên các nền tảng vẫn đang thử nghiệm cách trưng bày, buôn bán NFT tốt nhất theo cách của họ. Bảng xếp hạng này chỉ mang tính tham khảo, không phải là bảng xếp hạng chuyên môn, mà chỉ nhắc đến một số nền tảng marketplace lớn nhất và ưu – nhược điểm của từng thị trường. Điểm chung của chúng là đều có lượng người dùng lớn và khối lượng giao dịch đáng kể.
FIahub sẽ chia 10 marketplace ở đây thành 4 loại:
(1) Nền tảng giao dịch mở
(2) Nền tảng giao dịch chọn lọc
(3) Nền tảng giao dịch đồ sưu tầm
(4) Nền tảng giao dịch cho vật phẩm game
Các nền tảng giao dịch mở là nơi bạn có thể tìm thấy bất cứ thứ gì , hải lục không quân, thập cẩm ngũ vị, từ tác phẩm nghệ thuật thị giác đến âm nhạc, đồ sưu tầm, đến các vật phẩm game. Với hình thức, các marketplace NFT này giúp bất kỳ người nào cũng có thể tiếp xúc và tham gia vào thị trường NFT một cách tổng quan nhất. Còn đồ sưu tầm là tập hợp các NFT tương tự nhau, chẳng hạn như CryptoPunks. Đồ sưu tập trên nền tảng CryptoPunks đều được làm theo cùng một phong cách, nhưng chúng có nhiều mặt và màu sắc khác nhau. Còn nền tảng mua bán vật phẩm game sẽ hỗ trợ các tài sản được tạo ra và trao đổi trên các game.
Nội dung bài viết
I. Open Marketplace NFTs – Nền tảng giao dịch mở
1. OpenSea
OpenSea được coi là nền tảng giao dịch NFT đầu tiên và gần như là lớn nhất hiện nay, theo thống kê của DappRadar. Tính trên toàn thị trường, OpenSea có khối lượng giao dịch nhiều nhất trong 30 ngày qua, hoặc tháng 4 năm 2021.
Về giao diện, nền trắng và xanh lam gây dễ chịu, không bị loạn, liên kết cũng dễ tìm thấy và tham gia. Vì có lẽ là nền tảng giao dịch mở lâu đời nhất, giao diện người dùng có tính trực quan một cách đáng ngạc nhiên. OpenSea là một lựa chọn khá tốt cho người mới bắt đầu vì các hướng dẫn đưa ra rất dễ hiểu. Bạn có thể tìm hiểu rất nhiều về cách các marketplace NFT hoạt động bằng cách sử dụng nền tảng này.
Ở đây, việc đúc bộ sưu tập NFT không yêu cầu trả phí gas (phí giao dịch) mà thay vào đó sẽ phải thanh toán phí gas khi bạn bắt đầu bán trên nền tảng. Người mua cũng phải trả phí gas khi mua tác phẩm của bạn.
Tuy nhiên, tiền bản quyền bạn có thể nhận được cho mỗi mặt hàng không cao như một nền tảng như Rarible, chỉ được giới hạn ở mức 10%, trong khi tiền bản quyền của Rarible có thể lên tới 30%. Mặc dù, đó không hẳn là điều xấu vì một nhà đầu tư tiềm năng có thể gặp khó khăn khi bán tác phẩm của bạn nếu tiền bản quyền quá cao.
Ngoài ra, bạn có thể thêm các mặt hàng từ các nền tảng khác như Mintable và Rarible vào OpenSea, làm cho nó thực sự trở thành một “vùng biển rộng lớn” về mặt đó.
2. Rarible
Trong các nền tảng mở, họ có lượng người dùng cao nhất cho đến nay và điều đó hoàn toàn có thể lí giải. Khi nhập URL cho Rarible, người dùng sẽ được tiếp xúc tới hàng loạt gian hàng, vật phẩm ngay lập tức. So sánh với OpenSea, bạn sẽ phải nhấp vào nút khám phá để xem những gì đang được đấu giá. Giao diện người dùng trên Rarible mang phong cách Pop tạo cảm giác trẻ trung và vui nhộn. Chủ đề màu vàng càng làm nổi bật sự tươi vui, nhanh chóng, đông đúc và dễ sử dụng. Phong cách này tạo cảm giác thân thiện và có phần hơi “dễ tính”, xô bồ.
Trên giao diện chính hiển thị những top seller trong ngày và một số tác phẩm NFT tiềm năng được quảng cáo ở trên cùng, giúp người dùng dễ dàng thao tác với các giao dịch ngay lập tức. Sự xô bồ, tấp nập và chủ động này có lẽ là một lý do lớn giúp duy trì lượng người dùng cao như vậy. Hơn nữa thỉnh thoảng còn có thể bắt gặp những người nổi tiếng như Mark Cuban và Lindsey Lohan được đưa vào phiên chợ bất kỳ. Những tương tác mang tính “người” làm cho không gian NFT thoải mái cho người dùng không chuyên. Đó không còn tập trung vào việc đi trước, dẫn đầu công nghệ của nghệ thuật mà hơn thế, chính là sự tương tác có cảm xúc, nhẹ nhàng, ấm áp với cộng đồng nghệ sĩ.
Tuy nhiên, một điểm trừ là việc đúc NFT trên nền tảng này yêu cầu trả trước phí gas. Nếu là người mới trải nghiệm công nghệ này, chi phí có thể là một rào cản lớn. Chỉ chi phí các giao dịch thôi cũng phải lên đến 100 USD ứng với ETH vào những thời điểm bận rộn. Mặt khác, người tạo có thể đặt tiền bản quyền của mình rất cao, lên đến 30%. Nếu bạn tin tưởng rằng giá trị của NFT sẽ vẫn cao ngay cả với tiền bản quyền cao, thì bạn hoàn toàn có thể đúc NFT ở đây.
II. Curated Marketplaces – Nền tảng giao dịch chọn lọc
3. Foundation
Foundation không phải là một nền tảng chọn lọc thông thường. Trên Foundation, cộng đồng bỏ phiếu cho các tác phẩm nghệ thuật được xuất hiện trên ứng dụng, làm cho nó trở nên ngang hàng, công bằng hơn, giống tôn chỉ công nghệ mà NFTs được thành lập. Để đăng ký trở thành nghệ sĩ, bạn phải tạo một tài khoản và thêm tên của mình vào Cột bầu chọn của cộng đồng. Sau đó, số phận của bạn sẽ được quyết định bởi cách cộng đồng bình chọn về tác phẩm của bạn. Nếu bạn muốn bỏ phiếu, sau khi được xác minh là thành viên thành công, bạn đăng nhập, xem danh sách nhà sáng tạo, sau đó ủng hộ cho các nghệ sĩ bạn thích. Foundation nhằm mục đích đưa “quyền lực vào tay những người sáng tạo”. Hiện tại, nền tảng chưa hoàn toàn do người dùng quản lý nhưng đang hướng tới trở thành ngang hàng hoàn toàn khi cộng đồng phát triển. Mặc dù cộng đồng người dung của nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển, song khối lượng giao dịch thực sự đáng kinh ngạc.
Giao diện người dùng có màu đen và mang phong cách tối giản của tương lai. Hình ảnh to, rõ ràng và chuyên nghiệp. Góc trên bên trái có các hình khối màu đen: hình tam giác, hình tròn, hình vuông. Bên dưới mỗi NFT đặt lên để đấu giá là một thanh màu đen, khoảng cách giữa các NFT đấu giá sắp xếp vừa đủ và hợp mắt. Phong cách tối giản, màu đen chủ đạo đã làm cho giao diện nền tảng trở nên hiện đại và chuyên nghiệp.
Một nhược điểm có thể xảy ra một nền tảng hoàn toàn do người dùng quản lý là có thể có một phong cách thống trị, phổ biến nếu tất cả người dùng đều yêu thích một phong cách. Điều này có thể cản trở việc đa dạng hóa vật phẩm trên nền tảng. Hoặc, có người có thể tranh luận rằng việc thống nhất này sẽ giúp Foundation phát triển củng cố một phong cách cụ thể, theo chủ đề.
4. SuperRare
Được thành lập vào năm 2017, là thị trường chọn lọc ngay từ khi bắt đầu, SuperRare hoạt động đúng với tên gọi của nó. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là độc nhất vô nhị, không tồn tại bản sao thứ hai. Do đó: ‘siêu hiếm.’ Nền tảng này được quảng cáo là sự kết hợp giữa Christie’s, trường đấu giá cao cấp nổi tiếng với mạng xã hội Instagram. Theo một cách nào đó, có thể nói việc họ đạt được hào quang này liên quan rất nhiều đến bài xã luận tiếng tăm của họ. Từ đó, chúng ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về các nghệ sĩ, phong cách, sự công nhận và những câu chuyện của họ. Bài xã luận này mang lại sự hiện diện mạnh mẽ, ‘đẳng cấp’ cho nền tảng.
Thay vì lá phiếu của cộng đồng, các nghệ sĩ sẽ phải gửi tác phẩm của họ và đội ngũ SuperRare sẽ quyết định xem chúng có được bán hay không. Điều này làm cho mặt bằng chung chất lượng của tác phẩm thực sự cao. Đặc tính nghê thuật của họ xoay quanh tình yêu với việc sưu tập. SuperRare tin rằng việc sưu tầm là một nghi thức xã hội mà người dùng sẽ háo hức tham gia, và niềm đam mê chung này sẽ thực sự gắn kết cộng đồng. Nền tảng trưng bày sẽ nhận được 15% hoa hồng của lần bán đầu tiên, còn nghệ sĩ nhận 85%. Sau đó, nghệ sĩ gốc nhận được 3% tiền bản quyền.
SuperRare sử dụng giao diện tối giản, chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, giao diện không tinh tế và “sang” bằng Foundation. Cái tên SuperRare nghe cũng không cao cấp bằng Foundation. SuperRare có vẻ hơi thẳng thắn, sỗ sàng, đọc hiểu luôn trong khi từ Foundation mang lại cảm giác trừu tượng, liên tưởng đến một khái niệm rộng lớn hơn. Mặc dù vậy, SuperRare vẫn là một nền tảng tốt với bộ code của Christie’s cùng độ hiếm và danh tiếng của các tác phẩm nghệ thuật. Bài xã luận được đề cập ở trên thực sự hiệu quả trong việc nâng cao thương hiệu của SuperRare.
5. Nifty Gateway
Theo thống kê về top các NFT giá trị cao trên thị trường , Nifty Gateway có doanh thu ấn tượng nhất trong tất cả các nền tảng giao dịch nghệ thuật chọn lọc. Với những tên tuổi lớn như Steve Aoki, Calvin Harris, Grimes và The Weeknd, Nifty Gateway thực sự có những cái tên ấn tượng đấu giá tác phẩm nghệ thuật của họ.
Điều gì khiến Nifty Gateway trở thành một “ông bầu” trong thế giới NFT trong thời gian ngắn như vậy? Đơn giản là, bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Người dùng không phải thiết lập Metamask và thanh toán bằng Ethereum, làm cho việc mua bán trở nên dễ dàng hơn. Nền tảng này sẽ thực hiện công việc đưa các quy trình tập trung sang các quy trình phi tập trung thay bạn. Bằng cách này, Nifty Gateway thu hẹp khoảng cách giữa số đông dân số và thế giới phi tập trung nhỏ bé. Nhiệm vụ và khát khao của họ là mang định nghĩa NFT đến gần hơn 1 tỷ người trên thế giới.
Tuy nhiên, những ai mong muốn về một thế giới phi tập trung thuần túy có thể sẽ không thích ý tưởng về một nền tảng khổng lồ để mua bán các tác phẩm nghệ thuật NFT bằng thẻ tín dụng – một công cụ tài chính tập trung. Điều này khiến cho việc sở hữu một thứ gì đó trên một mạng phi tập trung có cảm giác mâu thuẫn. Và mặc dù nền tảng của họ có một số nghệ sĩ tên tuổi, nhưng nó không mang lại cảm giác “cao cấp”, chỉ với thiết kế đơn giản về khoảng trắng giữa mỗi NFT. Tuy nhiên, Nifty Gateway là một nền tảng đầy cảm hứng và đã góp phần thúc đẩy NFT trở thành một định nghĩa chính thống.
III. Marketplaces for Collectibles – Nền tảng giao dịch đồ sưu tầm
6. CryptoPunks
Chỉ với 10.000 tác phẩm sẵn hàng, CryptoPunks vẫn là một số NFT có giá trị nhất trên thị trường. Được thành lập bởi LarvaLabs, những bức chân dung pixel đơn giản này có giá trị về mặt nguồn gốc của chúng: những NFT đầu tiên xuất hiện trên nền tảng Ethereum. Chỉ có 9 phiên bản “ailen punk” cực quý hiếm. Những NFT này ban đầu được bán với giá dưới 100 USD. Bốn năm sau, chúng có giá trị lên đến hàng triệu USD.
Trang web không hẳn là đa dạng nhất về những gì bạn có thể tìm kiếm, có chủ đề màu hồng tím khá lạ mắt. Mặc dù bạn có thể tìm thấy một số CryptoPunks này trên OpenSea, nhưng tại đây, chúng được trưng bày gọn gàng và ngăn nắp trên larvalabs.com. Quan trọng là, chúng là điểm cách mạng, cách mạng mang tính dấu mốc của lịch sử blockchain, đây xứng đáng là một trong những thị trường hàng đầu trên thế giới.
7. NBA Top Shot
Mặc dù vẫn còn tương đối mới, NBA Top Shot đã là một trong những thị trường NFT thành công nhất về mặt doanh thu hiện tại, với hơn 340.000 người dùng. Theo DappRadar, NBA Top Shot đã kiếm được hơn 180 triệu USD trong tháng qua. Còn tiền bối Cryptopunks chỉ có khối lượng giao dịch nhỉnh hơn chút, khoảng 250 triệu USD. Trong NBA Top shot chỉ ra mắt vào cuối năm 2020, còn CryptoPunks đã xuất hiện từ năm 2017!
Về mặt trực quan, tính thẩm mỹ của nền tảng này cao hơn nhiều so với giao diện sơ khai của CryptoPunk, các bộ sưu tập là các cuộn phim 3D nổi bật của các khoảnh khắc NBA. Dapper Labs đã tạo ra những thiết kế tuyệt đẹp, mang tính cách mạng, thực sự giống như tương lai của ngành sưu tầm NFT. Điều duy nhất là những người theo chủ nghĩa phi tập trung thuần túy, họ không khuyến khích mua NFT bằng tiền tệ fiat. Còn khồn, bố cục và cách trình bày trên giao diện là điều đáng hy vọng và mong đợi từ một trong những môn thể thao có lượng fan lớn nhất thế giới.
8. Ether Cards
Phân chia ranh giới rạch ròi giữa các tác phẩm nghệ thuật và bộ sưu tập thẻ, Ether Cards là 1 nền tảng khá độc đáo. Nền tảng được quản lý bởi nhóm Ether Cards, còn chất lượng của các nghệ sĩ được khẳng định là hàng đầu, không phải bàn cãi. Các nghệ sĩ có thể tùy chỉnh tác phẩm nghệ thuật của họ thành thẻ giao dịch với những nét độc đáo của riêng họ, được ‘game hóa’ theo EtherCards. Thiết kế của trang web khá đẹp và chuyên nghiệp, có thể sánh ngang với bất kỳ nền tảng lớn nào trên thị trường hiện nay.
Mỗi nghệ sĩ đều có tiểu sử rõ ràng, giải thích công việc, câu chuyện về tầm nhìn của họ. Họ cũng nhấn mạnh thêm vào việc thu thập toàn bộ bộ từ một chủ sở hữu. Mỗi thẻ bạn sở hữu sẽ có những đặc tính riêng, gắn liền với mỗi chiếc thể. Bạn có thể mở khóa những đặc tính khác nhau tùy thuộc vào những gì bạn nhận được. Bạn cũng có thể nhận được tiền thưởng nếu bạn sưu tầm đủ toàn bộ bộ thẻ. Mặc dù nền tảng này không dễ tiếp cận với những người chưa quan tâm đến NFT, nhưng đã cung cấp những ý tưởng độc đáo, sáng tạo cho thị trường vô biên của NFT.
IV. Games Marketplaces – Nền tảng giao dịch cho vật phẩm game
9. Axie Infinity
Nếu bạn yêu thích game chiến lược với những sinh vật dễ thương, Axie Infinity chắc chắn sẽ hợp gu bạn. Trong game, bạn có thể tạo ra một đội quái vật, hay còn gọi là Axie, để chiến đấu với những quái vật khác bằng cách sử dụng các thẻ Axie đã thu thập của mình. Bạn thậm chí có thể lai tạo những con quái vật của riêng mình để tạo ra một con Axie mới. Khi đã chơi thành thạo, bạn có thể sử dụng những sinh vật đáng yêu của mình để chiến đấu với những người chơi khác.
Trên nền tảng giao dịch, quái vật Axie, vật phẩm, mảnh đất trong trò chơi đều có thể được đưa ra đấu giá. Sự dễ thương của nền tảng này đang mời gọi những người chơi thường không quan tâm đến thế giới phi tập trung. Thiết kế nút to và chi tiết đáng yêu, hấp dẫn làm cho giao diện rất dễ sử dụng. Với doanh thu cao và lượng người dùng tốt, Axie Infinity đã khẳng định mình là một trò chơi và nền tảng NFT nổi bật.
10. Decentraland
Mặc dù một số người có thể không đồng ý với việc coi Decentraland là một trò chơi, nhưng sự thực thì thế giới thực tế ảo của nó rất giống một trò chơi điện tử sandbox. Trong một trò chơi sandbox như Minecraft, bạn được cung cấp một bộ công cụ và quy tắc để xây dựng thế giới theo trí tưởng tượng của bạn. Ở Decentraland, bạn có thể mua các lô đất NFT kỹ thuật số và xây dựng bất cứ thứ gì bạn muốn trên đó. Một số người chơi đã xây dựng bảo tàng lưu trữ nghệ thuật NFT của họ, đưa trò chơi vào vùng đất hoặc thậm chí tạo nơi mua bán trên đó. Một số người dùng cũng đã kiếm được rất nhiều tiền khi mua đi bán lại các lô đất kỹ thuật số. Nếu bạn không tin thì có thể tìm hiểu thêm, lướt sóng bất động sản kỹ thuật số thực sự đang xảy ra đấy.
Bạn có thể thắc mắc, “làm thế nào mà đất kỹ thuật số lại có thể có giá trị cao như vậy”? Mỗi khi người dùng bị cuốn vào thế giới ảo này, họ sẽ khó lòng kiềm chế bị thu hút và tương tác. Nếu một công ty đang quảng cáo trên đó, bạn có thể vào tòa nhà ảo của họ từ bất kỳ đâu trên thế giới và tương tác. Sẽ có các tính năng mà bạn có thể nhấp vào quảng cáo trên bảng quảng cáo và bạn sẽ được chuyển hướng đến trang web của nhà quảng cáo. Đây được cho là một quảng cáo có tính hấp dẫn hơn so với việc lướt qua một bảng quảng cáo vật lý khổng lồ trong thế giới thực. Giới hạn duy nhất chỉ là sự sáng tạo của con người.
Có thể nói, đây là một nền tảng khá phức tạp, vì vậy nó có thể khó đối với những người không quen với thế giới Sandbox. Tuy nhiên, người dùng sẽ hài lòng vì họ có thể tạo ra thế giới của riêng họ, kiếm được tiền trên đó và khả năng sáng tạo, kiếm lời là vô tận.
Tổng kết
Trên đây là top 10 nền tảng giao dịch NFT lớn nhất theo ETH trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên với số lượng các marketplace – nền tảng mới mọc ra ngày càng nhanh và nhiều, chúng ta có thể sẽ chứng kiển sự thay đổi lớn trong Top 10 tương lai. Kiến thức trên thế giới crypto biến đổi nhanh một cách chóng mặt, cách tốt nhất chỉ có thể là liên tục tìm tòi và học hỏi các tri thức mới, đặc biệt là các công nghệ mới nổi lên trong thời gian gần đây.