Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan liên bang phối hợp thực hiện việc soạn thảo các quy định về tiền điện tử theo sắc lệnh hành pháp đầu tiên về chủ đề vào chiều nay theo giờ Việt Nam.
Trong đó, các cơ quan liên bang sẽ cần đánh giá cách tiếp cận của họ theo sáu “ưu tiên chính” của sắc lệnh mà ông Biden ban hành về lĩnh vực quản lý tài sản kỹ thuật số.
Nội dung bài viết
Các ý chính:
- Vào chiều nay theo giờ Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành sắc lệnh về chính sách hành pháp đầu tiên trong lĩnh vực tiền điện tử, trong đó chỉ đạo các cơ quan liên bang phối hợp đánh giá và xem xét cách tiếp cận của họ đối với lĩnh vực này.
- Sắc lệnh không đưa ra các vị trí cụ thể mà chính quyền muốn các cơ quan áp đặt các quy định mới đối với lĩnh vực này mà chỉ đưa ra các yêu cầu mang tính chất bao hàm.
- Một phần của sắc lệnh yêu cầu Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đưa ra báo cáo về “tương lai của hệ thống tiền tệ”, bao gồm trường hợp hệ thống tài chính hiện tại có thể không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Cụ thể, theo thông tin trong sắc lệnh mới được ông Biden thông qua có đề cập: “Nỗ lực của toàn chính phủ trong việc điều chỉnh và quản lý ngành công nghiệp tiền điện tử nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, ổn định hệ thống tài chính, bài xích và nghiêm cấm tình trạng sử dụng bất hợp pháp, củng cố vị thế lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính trên toàn cầu và thực hiện quá trình đổi mới có trách nhiệm”.
Vậy sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, cuối cùng đã chính thức có lệnh hành pháp về tiền điện tử được thông qua. Đây là sắc lệnh đầu tiên tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực tài sản kỹ thuật số hiện nay, chỉ đạo các cơ quan liên bang phối hợp và truyền đạt tốt hơn công việc quản lý của họ trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. Tuy vậy, sắc lệnh này lại chỉ phản ánh các yếu tố mang tính vĩ mô , thay vì đề cập cụ thể chính xác về những vị trí mà các cơ quan quản lý sẽ áp dụng quy định mới này.
Tất nhiên đi cùng với tính chất đó, lệnh quản lý mới không đưa ra bất kỳ quy định nào nhằm buộc các công ty tiền điện tử tuân thủ và thực thi.
Một quan chức chính quyền cấp cao đã đưa ra quan điểm trung lập về tài sản kỹ thuật số khi nói với các phóng viên rằng sự phát triển của lĩnh vực tiền điện tử có thể đe dọa hệ thống tài chính của Hoa Kỳ, an ninh quốc gia và sự ổn định của các doanh nghiệp. Nếu không có “sự giám sát nghiêm ngặt và đầy đủ”, việc tội phạm sử dụng tiền điện tử nhằm mục đích rửa tiền hoặc trốn tránh các lệnh trừng phạt sẽ càng ngày gia tăng mà không có cách nào để ngăn cản.
Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm “Mặt khác, tiền điện tử cũng là một loại hình công nghiệp vô cùng tiềm năng khi mang lại cơ hội cho sự đổi mới và tính cạnh tranh, duy trì vị thế hàng đầu về tài chính của Hoa Kỳ. Đổi mới là trọng tâm trong câu chuyện của quốc gia và nền kinh tế của cả nước, đem lại nhiều cơ hội việc làm và đầu tư, hình thành và xây dựng các ngành công nghiệp mới, đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu và vị thế dẫn đầu của đất nước”.
Sắc lệnh hành pháp được ban hành hôm nay vốn ban đầu được cho rằng sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10 năm 2021, trong đó xác định sáu “ưu tiên chính” cho chính quyền Hoa Kỳ bao gồm:
- Bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ
- Bảo vệ sự ổn định tài chính toàn cầu
- Ngăn chặn việc sử dụng tài sản kỹ thuật số bất hợp pháp
- Thúc đẩy “đổi mới nền kinh tế có trách nhiệm”
- Đảm bảo tính toàn diện tài chính
- Duy trì vị thế dẫn đầu của Hoa Kỳ
Hiện tại đang có khoảng 40 triệu người, tương đương 16% tổng dân số Hoa Kỳ tham gia đầu tư và kinh doanh loại hình tiền điện tử.
Bảo vệ nhà đầu tư
Sự biến động của tiền điện tử được một quan chức quản lý trích dẫn như một yếu tố có thể gây tổn hại tới các nhà đầu tư, khi mà ông này đã chỉ ra rằng giá Bitcoin vào đầu đại dịch COVID-19 là khoảng 10.300 đô la. Trong khi đó, thực tế giá Bitcoin đã đạt đỉnh gần 70.000 USD vào tháng 11 năm ngoái, trước khi giảm một lần nữa vào mùa thu năm 2021 và đầu năm 2022, với mức duy trì gần 40.000 USD tại thời điểm viết bài.
Giá Bitcoin đã tăng hơn 3.000 đô la (gần 8%) vào thứ Ba vừa rồi sau khi có thông tin cho rằng Bộ Tài chính đã có những tuyên bố về sắc lệnh quản lý tiền điện tử.
“Tổng thống Joe Biden đã đưa ra cách tiếp cận tổng thể của chính phủ để đánh giá các rủi ro kinh tế vĩ mô và vi mô, đặc biệt là rủi ro đối với từng cá nhân, các nhà đầu tư và doanh nghiệp khi tham gia vào loại hình tài sản kỹ thuật số này”
Quan chức này cho biết thêm, mục tiêu chính của sắc lệnh này là nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Một phần trong nỗ lực này bao gồm sự am hiểu về công nghệ nền tảng của các loại hình tài sản kỹ thuật số. Trong khi đó, phần khác lại bao gồm việc khảo sát và điều tra những điểm yếu trong hệ thống tài chính hiện tại và những lĩnh vực nào hiện không phục vụ số đông người dùng.
“Lệnh hành pháp này công nhận đánh giá của chúng tôi về rủi ro và lợi ích tiềm năng của tài sản kỹ thuật số. Điều này phải bao gồm sự hiểu biết về quy trình hệ thống tài chính hiện tại và tình trạng không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách công bằng, toàn diện và hiệu quả” – Ông nói thêm
Trong tương lai, người tiêu dùng có lẽ sẽ phải đối mặt với một “cơ sở hạ tầng thanh toán lỗi thời”, khi mà hệ thống này có khả năng trở nên chậm chạp hoặc không thể sử dụng được. Quan chức này cho biết điều này đang “đặc biệt chính xác” khi nói về các khoản giao dịch quốc tế xuyên biên giới.
Tương lai của tiền tệ
Theo thông tin ghi nhận, một phần của sắc lệnh trên yêu cầu Bộ Tài chính Hoa Kỳ soạn thảo báo cáo đánh giá “tương lai của hệ thống thanh toán và tiền tệ”
Báo cáo liên ngành sẽ phân tích các tác động của tiền điện tử đối với tình hình tăng trưởng kinh tế, tính toàn diện tài chính, tình hình an ninh quốc gia và “mức độ mà sự đổi mới công nghệ có thể gây ảnh hưởng”. Ngoài ra, báo cáo cũng cần trả lời câu hỏi trước đó về tình hình đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung của các hệ thống tài chính hiện hành.
Trong một tuyên bố ban đầu được công khai (sau đó đã bị thu hồi) vào đêm thứ ba vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết báo cáo sẽ bổ sung những nỗ lực hiện tại của Bộ Tài chính nhằm có thể đưa ra những phân tích kỹ lưỡng về lĩnh vực tiền điện tử.
“Hiện Bộ tài chính đamg phối hợp với nhóm công tác chuyên dụng của Tổng thống về thị trường tài chính, FDIC (Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang) và OCC (Văn phòng Cơ quan Quản lý Tiền tệ) nhằm nghiên cứu một loại tài sản kỹ thuật số mang tính ổn định không biến động về giá – stablecoin, sau đó sẽ thống nhất và đưa ra các khuyến cáo dành cho người tiêu dùng. Bà Yellen cho biết thêm: “Theo thông tin trong sắc lệnh, Kho bạc chính phủ Hoa Kỳ và các đối tác liên ngành sẽ xây dựng các khuyến nghị dựa trên bản đánh giá rủi ro của chính phủ được công bố gần đây. Điều quan trọng nhất là cần xác định chính xác các rủi ro tài chính bất hợp pháp liên quan đến tài sản kỹ thuật số.”
Theo báo cáo của Nhóm công tác chuyên dụng của Tổng thống được công bố vào tháng 11 năm ngoái, các nhà chức trách đã kêu gọi Quốc hội thông qua bộ luật xác định rõ ràng hơn thẩm quyền giám sát của các cơ quan quản lý ngân hàng liên bang đối với stablecoin (loại hình tiền điện tử có giá trị quy đổi 1:1 với tiền pháp định), đồng thời cho biết Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính (FSOC) có khả năng thực thi các hành động đại diện cho pháp luật hiện hành.
Trong tuyên bố của mình, Bà Yellen đã đề cập đến vai trò của FSOC khi cho biết cơ quan này sẽ xem xét bất kỳ rủi ro tiềm ẩn mà tiền điện tử có thể gây ra; đồng thời sẽ đưa ra đánh giá về các biện pháp bảo vệ thích hợp dành cho người tiêu dùng.
Bà đưa ra thêm quan điểm “Do các câu hỏi có nội dung về tài sản kỹ thuật số thường có tính chất xuyên biên giới vô cùng quan trọng, chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác quốc tế của mình nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn mạnh mẽ hơn và duy trì sân chơi tài chính bình đẳng,”
Một quan chức chính quyền cấp cao khác cho biết lệnh hành pháp sẽ quy chuẩn hóa các nỗ lực quản lý của họ trước đây và hiện tại, đồng thời củng cố thêm cho các nỗ lực của Bộ Tài chính với ý kiến đóng góp từ các cố vấn kinh tế và an ninh quốc gia tại Nhà Trắng.
Đồng đô la kỹ thuật số
Lệnh hành pháp cũng sẽ yêu cầu các cơ quan đánh giá việc Hoa Kỳ phát hành một loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương – “Việc phát hành cần được đánh giá kỹ lưỡng và xem xét mục đích thực hiện có vì lợi ích quốc gia hay không.”
Trong khi đó, yêu cầu trên lại có mối liên quan mật thiết với các nỗ lực đang được tiến hành của Cục Dự trữ Liên bang trong việc nghiên cứu và phát hành đồng đô la kỹ thuật số. Về vấn đề này, các chi nhánh của Ngân hàng Trung Ương đã công bố nhiều báo cáo của họ trong những tháng gần đây. Họ đánh giá kĩ càng các câu hỏi về chính sách và công nghệ – điều cần phải được giải đáp trước khi đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương (CBDC) được phát hành công khai tới người dân Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới.
Hiện tại có khoảng hơn 100 quốc gia đang xem xét CBDC, đặc biệt trong việc ứng dụng thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế.
“Nhiều quốc gia trong số này cũng đang hợp tác cùng nhau để có thể đưa ra các tiêu chuẩn chung trong việc thiết kế CBDC và các hệ thống tài chính xuyên biên giới,” quan chức này cho biết thêm. “Với ý nghĩa ưu tiên hệ thống thanh toán nội địa và quốc tế, bao gồm vị trí trung tâm của đồng đô la Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu, EO sẽ đảm bảo rằng chúng tôi có thể tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu.”
Quan chức này cho biết rằng Hoa Kỳ khi còn giữ chức chủ tịch khối kinh tế G7 đã thành lập một nhóm chuyên gia thanh toán kỹ thuật số nhằm đánh giá CBDC, stablecoin và “các vấn đề thanh toán tiền điện tử khác”.
Lệnh quản lý của Biden sẽ yêu cầu Fed hay bất kỳ cơ quan hoặc bộ phận liên quan nào khác trong chính phủ liên bang xem xét và đánh giá những rủi ro có thể gây ra của CBDC bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại.
Các tác động đến hệ thống an ninh quốc gia, nhân quyền và tính toàn diện tài chính là những yếu tố quan trọng khác mà các cơ quan chức năng sẽ cần phải xem xét thật kỹ để trả lời câu hỏi rằng, liệu việc ban hành CBDC có thật sự đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ hay không.
Tính riêng tư của đồng đô la vẫn luôn là một vấn đề quan trọng cần phải đánh giá và xem xét thật kỹ.
An ninh quốc gia và sự hợp tác quốc tế
Lệnh hành pháp từ lâu đã được đồn đoán là được sinh ra nhằm tập trung vào an ninh quốc gia. Theo thông tin ghi nhận, sắc lệnh này đã đề cập đến an ninh quốc gia một số lần, trong khi một quan chức chính quyền cho biết chính quyền đã bắt đầu giải quyết những lo ngại này.
Các đơn của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Cục Điều tra Liên bang (FBI) hiện tại có lẽ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều tra các tội phạm thực hiện bằng hoặc sử dụng tiền điện tử.
Quan chức này cho biết: “Sự thiếu hụt trong việc triển khai các mạng lưới và khuôn khổ quốc tế về chống rửa tiền với tài sản kỹ thuật số là lỗ hổng lớn nhất của các hệ sinh thái này mà bọn tội phạm đang tập trung khai thác”.
Một phần của điều này xuất phát từ thực tế các mạng lưới tiền điện tử không được thiết kế với các công cụ như xác danh tính hoặc khả năng chặn các giao dịch được thực hiện do bản chất phi tập trung của nó – quan chức này cho biết thêm
Điều này là chính xác khi hầu hết các mạng lưới tiền điện tử được thiết kế hạn chế xác minh danh tính người dung và sự quản lý của bên thứ ba do tính chất phi tập trung của nó. Để giải quyết vấn đề này, lệnh hành pháp khẳng định quan điểm trong việc “thể hiện sự tiếp tục” của việc thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ và tài chính ở nước ngoài
“Chúng tôi vẫn cam kết làm việc với các đồng minh trong cộng đồng tài sản kỹ thuật số rộng lớn hơn để định hình tương lai của hệ thống tài sản kỹ thuật số một cách toàn diện, phù hợp với các giá trị dân chủ của chúng tôi và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu”
Tờ thông tin mô tả điều này là “thúc đẩy sự dẫn đầu của Hoa Kỳ về công nghệ và khả năng cạnh tranh kinh tế.”
Thông tin ghi nhận cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ được chỉ đạo để tạo ra một khuôn khổ giải quyết những vấn đề lo ngại này và đảm bảo rằng Hoa Kỳ vẫn là nước đi đầu trong việc sử dụng các công nghệ tài sản kỹ thuật số.
Các cơ quan quản lý khác sẽ có thể tận dụng khuôn khổ này cho các phương pháp tiếp cận chính sách hoặc hoạt động của riêng họ đối với tiền điện tử.