Các giao thức blockchain Layer 2 (Lớp 2 – L2) được xây dựng trên các blockchain cơ sở (Layer 1) như Ethereum. Nó tồn tại để giải quyết vấn đề mở rộng mạng lưới nhằm hướng đến việc thực hiện các giao dịch nhanh hơn đồng thời với đó là giảm phí giao dịch.
Nội dung bài viết
Tổng quan về các giao thức blockchain L2
Tính đến thời điểm mình viết bài này, tổng cộng có khoảng 19 dự án L2 chính (theo như trong biểu đồ dưới đây). Các dự án này bắt đầu cho thấy sự bùng nổ thực sự bắt đầu vào tháng 9/2021. Trong đó, TVL của các dự án tăng từ 820 triệu USD (vào ngày 9/9/2021) lên 3.59 tỷ USD (vào ngày 16/9/2021), tương đương mức tăng trưởng 338% trong một tuần.
Mặc dù khó có thể để chúng ta dự đoán được giao thức L2 nào sẽ nổi bật trong năm 2022 tuy nhiên, nếu dựa vào sự thay đổi tăng trưởng TVL, hệ sinh thái phong phú… thì chúng ta cũng có thể đưa ra một số dự đoán tương lai cho vấn đề này. Theo các số liệu hiện có, Arbitrum và Boba Network là những dự án đặc biệt mạnh, trong khi zkSync và OMG Network có tiềm năng lớn nếu họ có thể đạt được những điều trên.
1. So sánh mạng lưới blockchain lớp 2
Theo Footprint Analytics, mạng blockchain L2 có tổng TVL là 3.7 tỷ USD vào ngày 30/12, với thị phần lớn nhất của TVL là Arbitrum với 2.4 tỷ USD, tiếp theo là Boba network với 400 triệu USD, Optimism là 420 triệu USD, Metis Andromeda với 300 triệu USD và các giao thức nhỏ hơn của zkSync và OMG Network (68 triệu USD và 3 triệu USD).
Ngoài ra, trong số các mạng này, bốn mạng sử dụng công nghệ mở rộng Optimistic Rollup. Trong khi các mạng khác sử dụng công nghệ mở rộng ZK Rollup và Plasma tương ứng. Ưu điểm và nhược điểm của ba công nghệ này như sau.
- Optimistic Rollup giúp nén dữ liệu giao dịch trên chuỗi, nhưng xác thực không hiệu quả.
- ZK Rollup có tính phi tập trung cao nhưng khó phát triển.
- Plasma bảo vệ tài sản, nhưng thông tin không có sẵn là một rào cản.
2. Các giao thức L2 xác thực giao dịch như thế nào?
- Arbitrum: Sử dụng bằng chứng gian lận để đảm bảo trạng thái là chính xác.
- Boba network và Optimism: Đang phát triển.
- Metis Andromeda: Không có xác thực.
- OMG network: Chỉ sử dụng bằng chứng gian lận ở giai đoạn thoát (exit stage).
- zkSync: Sử dụng zero-knowledge proof để đảm bảo trạng thái mới của mọi bản cập nhật được tạo ra bằng cách áp dụng chính xác tập hợp các giao dịch người dùng hợp lệ cho trạng thái trước đó.
Ngoại trừ OMG, năm mạng blockchain khác ghi lại tất cả dữ liệu giao dịch trên chuỗi.
3. Các giải pháp L2 tiết kiệm được bao nhiêu phí giao dịch so với Ethereum?
Chi phí sử dụng Ethereum cao hơn từ 4 đến 20 lần so với các giải pháp L2. Phí chuyển tiền trên zkSync có giá thấp nhất là 0.44 USD và của Arbitrum One là khoảng 2 USD. Vào ngày 30/12, phí chuyển tiền có dao động nhưng hiện ở mức thấp nhất là 0.25 USD. Mức phí này thấp hơn đáng kể so với phí chuyển tiền trên mạng chính Ethereum. Tại thời điểm viết bài, mức phí này là 5.23 USD, thời kỳ cao điểm nó dao động trong khoảng từ 60 USD – 70 USD.
4. Có bao nhiêu giao thức trên các giải pháp L2?
Mạng chính Arbitrum được ra mắt vào ngày 14/10/2020 và đã thu hút được các dự án lớn bao gồm Curve, Sushiswap, Abracadabra và giao thức chuỗi chéo (cross-chain) Multichain. Kết quả là, hệ sinh thái trên chuỗi đang phát triển, cho phép Arbitrum chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách dự án L2 với TVL là 2.4 tỷ USD.
Hệ sinh thái Optimism hiện có 15 Dapp và hệ sinh thái Synthetix đang nắm giữ phần lớn TVL trên giao thức này. Đây là một lợi thế nhỏ so với các blockchain như Avalanche, Solana và Arbitrum.
Hệ sinh thái Boba network hiện có 3 Dapp. Số tiền lớn nhất ở Boba được tính bằng dự án DEX Oolongswap, hoạt động như trung tâm thanh khoản của Boba. Nó nhằm mục đích cung cấp trải nghiệm giao dịch tốt nhất, phí rẻ nhất và trượt giá thấp nhất ở Boba.
Các blockchain khác như Metis Andromeda, OMG network và zkSync tất cả hiện có từ 1 – 3 Dapp.
Kết luận
Sự tắc nghẽn và phí gas cao khiến Ethereum không thể sử dụng được đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là những người dùng nhỏ lẻ. Để giải quyết những vấn đề này, các dự án và chuỗi khối L2 đã xuất hiện để giảm bớt những thách thức của Ethereum, dẫn đến việc nó thu hút được một lượng lớn người dùng.
Nắm bắt được vấn đề này, các giải pháp L2 cũng cho thấy một sự phát triển thần tốc trong thời gian qua. Lúc này, để đánh giá một dự án lớp 2 tiềm năng, người dùng có thể căn cứ dựa trên một số yếu tố sau đây.
- Thứ nhất, TVL của giao thức đó biến động như thế nào? Tốt hơn hết là nó nên duy trì xu hướng tăng và không có biến động mạnh.
- Thứ hai, các giải pháp L2 này có khả năng giải quyết các vấn đề cho người dùng và các dự án. Đồng thời, nó cũng có nhiều khả năng thu hút các dự án mới để làm phong phú thêm hệ sinh thái của nó.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.