Đang trên đà chạm ngưỡng khi mới vừa mở bán ngày 20/10 chỉ với 0,0007 USD. Với con sốt toàn cầu của bộ phim Squid Game của Hàn Quốc, giá của SQUID tính đến ngày 1/11 đã chạm ngưỡng 3.000 USD. Thì chỉ sau 5 phút chạm ngưỡng, giá đồng tiền này đã chạm đáy 0,0008 USD, giảm hơn 3 triệu lần. Điều này khiến toàn bộ nhà đầu tư trở nên sốc nặng và không biết xử lý như thế nào với đợt “vỡ hụi” bất ngờ này.
Nội dung bài viết
Mất 99,99% chỉ trong 5 phút
Mức giá của SQUID tăng chóng mặt và đột ngột chỉ trong ngày 1/11. Cụ thể, lúc 13h, giá SQUID đang ở mức 38 USD. Theo cập nhật, mỗi giờ sẽ tăng lên vài lần cho đến 16h, mức giá đã đạt 523 USD.
Nhưng chỉ sau 35 phút, mức giá đã tăng hơn 75 lần, chạm đỉnh hơn 2.800 USD chỉ trong 3 giờ. Đây là sự tăng trưởng kỷ lục chưa từng có trong thị trường tiền điện tử nói chung và tiền mã hóa nói riêng.
Điều này khiến tất cả nhà đầu tư và những ai muốn tìm hiểu về crypto cảm thấy bất ngờ. Riêng đối với các nhà đầu tư SQUID, tuy giá lên cao chóng mặt khiến nhiều người vui cực kỳ. Nhưng lúc này, họ không thể nào bán được với mức giá cao đó do cơ chế “chống xả hàng” do chính các nhà phát triển thiết lập ngay từ đầu.
Tin vui đến chưa được bao lâu. Chỉ sau 5 phút, SQUID đã xuất hiện dấu hiệu suy giảm và sập mạnh. Từ đỉnh hơn 2.800 USD, giá đồng tiền này lao dốc chỉ khoảng 0.0008 USD. Gần như quay lại giá khởi bán. Lúc này, nhà nắm giữ SQUID gần như mất đi tất cả.
Chiêu trò của nhà phát triển SQUID
Nguyên nhân được báo cáo khi mức giá giảm từ nhà phát triển SQUID chính là: họ đang phải đối mặt với một vụ hack nghiêm trọng tại tài khoản Twitter và hợp đồng thông minh của công ty. Trước sự cố này, đội ngũ phát triển không thể nào chống lại được vụ hack và cảm thấy chán nản, từ bỏ dự án, mặc phó cho giá cả thị trường trôi nổi như thế nào.
Có thể thấy, đây là hành động thiếu trách nhiệm của nhà phát triển khi đã có quá nhiều nhà đầu tư mua SQUID với mức giá cao. Và khi rớt giá, họ hoàn toàn mất trắng.
Tuy nhiên, nếu quan sát và đánh giá kỹ, đây hoàn toàn là chiêu trò lừa gạt sự hăng hái của nhà đầu tư từ SQUID. Cụ thể, đây là một trường hợp điển hình của “Rug Pull”, một chiêu trò khi nhà phát triển kiến lợi nhuận từ việc thổi phồng giá đồng coin do mình tạo ra. SQUID đã nhờ một người có tầm ảnh hưởng và lượng theo dõi lớn trên các trang mạng đăng và cho “thiên hạ” biết rằng mình đã có 18.000 SQUID. Với tin tức này, SQUID được bán ra rất nhiều và mức giá ngày càng tăng lên thông qua độ hot của coin. Sau đó, những người phát triển sẽ bỏ dự án một cách đột ngột khi trong tay đã giữ tiền của nhà đầu tư.
Đây là hành vi lừa đảo rất phổ biến trong tiền điện tử, nhất là đối với thế giới Defi. Tuy nhiên, thực tế khi SQUID được ra mắt, đã có rất nhiều người nghi ngờ lớn đối với meme coin này. Thậm chí nhiều người còn đưa ra bình luận, nhận xét về những rủi ro mà đồng coi này mang lại. Tuy nhiên, lại ít ai nghe theo sự khuyên nhũ này.
Trên đây là cập nhật tin tức của Fiahub – Sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam.