Crypto đang dần dần trở nên phổ biến hơn với tất cả mọi người. Có lẽ trong một tương lai không xa, Crypto có thể tiến đến thay thế tiền tệ truyền thống mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Chắc hẳn các bạn khi tìm hiểu về thế giới Crypto đều nghe nhiều đến khái niệm token hay coin rồi đúng không? Bản chât của hai khái niệm này là gì, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
Hiểu đúng về token
Ngoài khái niệm token chúng ta sẽ còn bắt gặp thêm nhiều khái niệm “lạ” khác nữa. Tuy nhiên trong bài này mình sẽ giới hạn để tìm hiểu sâu hơn về hai khái niệm token & coin nhé.
Coin là gì?
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng khái niệm coin là gì trước nhé. Bạn biết Bitcoin (BTC) đúng không. Nó được gọi là một đồng coin kỹ thuật số. Ethereum (ETH) cũng tương tự, người ta gọi nó coin. Nhưng Chainlink (LINK) thì người ta lại gọi nó là token. Vậy có điểm gì chung giữa các đồng coin này.
Ở trường hợp của Bitcoin, nó là một đồng coin gần như đầu tiên trên thế giới. Nó được xây dựng trên chính nền tảng blockchain Bitcoin và lúc này Satoshi đã phát hành ra đồng Bitcoin. Còn với Ethereum, nó được ra đời sau Bitcoin. Nhưng thay vì “sống ký sinh” trên blockchain Bitcoin thì nó tạo ra riêng cho mình một blockchain mới với tên gọi là blockchain Ethereum. Trường hợp của Chainlink, như Fiahub cũng đã có bài viết khá chi tiết về nó rồi, nếu đọc các bạn sẽ thấy nó được xây dựng trên blockchain của Ethereum.
Như vậy chúng ta có thể thấy khái niệm coin dùng để ám chỉ những loại tiền điện tử có blockchain riêng của nó (Bitcoin hay Ethereum). Nghĩa là nó dùng blockchain riêng, có thể là phát triển hay nâng cấp từ một blockchain nào đó nhưng miễn là nó không phụ thuộc vào một blockchain nào cả. Như vậy thì nó có thể tự tạo “luật chơi” riêng cho mình mà không cần phải tuân theo luật chơi của blockchain đó.
Token là gì?
Đến đây thì chắc các bạn cũng đã hiểu token là gì rồi đúng không. Theo như trường hợp của Chainlink và phân tích ở trên thì token là một dạng tiền điện tử dùng chung blockchain với một loại tiền điện tử khác. Hiểu nôm na là một dạng như chung móng nhà nhưng bên trên thì khác nhau về hình thức và công năng sử dụng vậy.
Các loại token thường gặp
Platform tokens
Đây là dạng token sử dụng cơ sở hạ tầng blockchain để cung cấp các ứng dụng phi tập trung (hay còn gọi là dApps) cho các mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: Tether (USDT) được phân loại là stablecoin. Đơn giản vì nó được neo cùng với đồng tiền Đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1. Nhưng nó cũng có thể được phân loại là platform token vì nó được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum được sử dụng rộng rãi.
Do việc tận dụng cơ sở hạ tầng blockchain của bên khác nên nó được hưởng lợi từ các chuỗi khối mà chúng xây dựng như việc có được bảo mật nâng cao và khả năng hỗ trợ hoạt động giao dịch.
Security tokens
Security token có thể đại diện cho quyền lợi về tài sản của nhà đầu tư (NĐT). Lấy ví dụ các NĐT trên nền tảng Meridio có thể giao dịch bằng các tokens đại diện cho cổ phần bất động sản và thanh toán bằng đồng DAI. Trong khi Fluidity Factora cho phép mọi người đầu tư vào bất động sản ở Brooklyn, New York bằng cách thanh toán bằng đồng DAI.
Trong trường hợp token thể hiện quyền sở hữu đối với tài sản ngoài chuỗi, chẳng hạn như bất động sản, thiết bị, hóa đơn phải trả hoặc doanh nghiệp, tương tự như cổ phiếu, giá trị của security token được liên kết trực tiếp với giá trị của tài sản. Điều này đồng nghĩa với việc tài sản càng có giá trị thì token càng có giá trị.
Transactional tokens
Transactional tokens được sử dụng để giao dịch. Nói cách khác chúng đóng vai trò như một dạng đồng tiền đơn vị và được trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ. Các token dạng này thường hoạt động giống như các loại tiền tệ truyền thống.
Ví dụ với các loại tiền điện tử phi tập trung, chẳng hạn như BTC, USDT và DAI, người dùng có thể thực hiện giao dịch mà không cần trung gian truyền thống hoặc Chính phủ. Ngoài chức năng như một loại tiền tệ, Dai cung cấp hiệu suất giao dịch cho các mạng khác. Lấy ví dụ POA Network đã tạo ra xDai, một transactional token giống Dai sống trên một sidechain, cho phép thực hiện các giao dịch nhanh chóng, không tốn kém.
Utility tokens
Utility tokens được tích hợp vào một giao thức hiện có trên blockchain và được sử dụng để truy cập các dịch vụ của giao thức đó. Chúng không được tạo ra để đầu tư trực tiếp như security tokens. Nhưng có thể được sử dụng để thanh toán các dịch vụ trong hệ sinh thái cụ thể của chúng.
Mối quan hệ giữa nền tảng và utility token là cộng sinh. Nền tảng thì cung cấp bảo mật cho utility token trong khi token lại cung cấp hoạt động mạng cần thiết để tăng cường nền kinh tế của nền tảng.
Governance tokens
Khi các giao thức phi tập trung liên tục phát triển, nhu cầu tinh chỉnh các quy trình ra quyết định xung quanh chúng là rất quan trọng. Quản trị theo chuỗi cho phép tất cả các bên liên quan cộng tác, tranh luận và bỏ phiếu về cách quản lý hệ thống.
Các governance tokens cung cấp năng lượng cho các hệ thống bỏ phiếu dựa trên blockchain. Vì chúng thường được sử dụng để báo hiệu sự ủng hộ cho các thay đổi được đề xuất và bỏ phiếu cho các đề xuất mới. Giả dụ trong Giao thức Maker, mã thông báo quản trị là MKR.
Kết luận
Trên đây là một số điểm phân biệt chủ yếu giữa token và coin mình đưa ra để mọi người hiểu rõ hơn. Hi vọng với những kiến thức này phần nào sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách thức vận hành của tiền điện tử ngày nay.
Ngoài ra nếu như bạn có nhu cầu giao dịch mua/bán tiền điện tử, bạn có thể để tham gia giao dịch tại Fiahub. Đây là một trang giúp bạn mua bán BTC một cách nhanh chóng và vô cùng an toàn nhé.
Mua các loại tiền điện tử một cách nhanh chóng trên sàn Fiahub, đăng kí để mua ngay tại đây nhé Mua Bitcoin; Mua Ethereum; Mua USDT; Mua BNB; Mua ADA; Mua LINK; Mua XRP; Mua SRM; Mua LEND; Mua OGN.