Là một người quan tâm tới thị trường tiền điện tử, hay đặc biệt đối với các dự án coin ICO, thì 2 thuật ngữ Testnet và Mainnet sẽ không còn quá xa lạ với bạn. Tuy quen thuộc là thế nhưng để có thể hiểu được một cách cặn kẽ về chúng là một điều không hề đơn giản. Và dường như nó được dành cho các nhà phát triển. Thế nhưng, trong bài viết này mình sẽ giúp tìm hiểu một cách sơ lược nhất về Testnet và Mainnet, cũng như tầm quan trọng của nó là gì nhé.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về định nghĩa của thuật ngữ Testnet
Testnet hay mạng thử nghiệm, được biết là một phiên bản Blockchain được dành cho các nhà phát triển, với mục đích thử nghiệm những tính năng mới nhưng không có tác động làm ảnh hưởng tới Blockchain Bitcoin. Hiểu một cách cụ thể hơn thì khi các nhà phát triển có ý định muốn giới thiệu ra công chúng một đồng coin nào đó với những thay đổi về tính năng so với Blockchain Bitcoin, thì họ cần phải đảm bảo rằng phiên bản này đã được kiểm tra một cách kỹ lưỡng trước khi được đưa vào hoạt động chính thức. Và điều này được thực hiện vô cùng dễ dàng và tiện lợi trên Testnet, bởi lẽ nó chính là một phiên bản thay thế của Blockchain Bitcoin.
Hầu như tất cả các đồng coin nào cũng cần có một Testnet để thực hiện thử nghiệm các tính năng mới trước khi đi vào chính thức cả. Chẳng hạn như việc thực hiện các giao dịch trên mạng để đảm bảo rằng mọi thứ đều được hoạt động như cái mà họ mong đợi.
Phiên bản Blockchain để thử nghiệm tính năng mới của các đồng coin
Tìm hiểu về định nghĩa của thuật ngữ Mainnet
Mainnet hay mạng chính thức, được biết là một phiên bản Blockchain chính thức, sau khi những developer đã thử nghiệm thành công testnet. Có nghĩa là khi một đồng coin bất kỳ nào đó phát hành Mainnet tức là đồng coin đó đã có Blockchain riêng của mình mà không có bất kỳ sự phụ thuộc nào vào Blockchain Bitcoin, Blockchain Ethereum hay Blockchain của một coin nào khác. Song, nó còn có nền tảng ví riêng và cả việc có thể giao dịch gửi hay nhận token. Bên cạnh đó bất cứ ai cũng hoàn toàn có thể phát hành ra một token mới và dựa trên Blockchain riêng này.
Tương tự như testnet hay các framework mã nguồn mở, thì các mainnet có thể sẽ được thay đổi khi các team dự án và cộng đồng tiền điện tử đưa ra quyết định cập nhật, sửa đổi chúng.
Tầm quan trọng của Testnet và Mainnet đối với một dự án Coin ICO
Tầm quan trọng của testnet và mainnet đối với một dự án Coin ICO là một phần khá quan trọng trong bài viết này. Bạn biết đấy, hiện nay ICO được xem là một lĩnh vực đầu tư đang rất hot trong thị trường tiền điện tử. Và có khá nhiều người sau khi mua và nắm giữ token của các dự án ICO rồi thì không biết cách theo dõi tiến triển như thế nào, để có thể đưa ra quyết định đối với việc có nên giữ đồng coin lâu dài, hay bán chúng đi. Trong đó thì Testnet và Mainnet chính là 2 yếu tố vô cùng quan trọng đối với một dự án ICO, cho thấy rằng dự án có thực sự thành công trong tương lai hay không.
Điều đầu tiên mà bạn cần xem đối với một dự án ICO bất kỳ chính là Whitepaper hay còn gọi là sách trắng của dự án. Trong bản whitepaper này, cái mà bạn cần để ý đến chính là phần RoadMap hay lộ trình phát triển, trong đấy sẽ thể hiện thời gian thử nghiệm Testnet cũng như thời gian phát hành Mainnet.
Testnet và mainnet khá quan trọng đối với một dự án ICO
Nếu như dự án này thử nghiệm Testnet một cách thành công và sau đó phát hành Mainnet, thì có thể chắc chắn rằng khả năng giá của đồng coin này sẽ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ trong tương lai. Lúc này, bạn có thể đặt nhiều sự tin tưởng của mình vào đội ngũ phát triển, cũng như tiềm năng tiềm tàng của nó trong tương. Nhưng ngược lại, nếu như Testnet thất bị bại, thì bạn cần phải xem xét một cách cẩn thận lại về việc có nên tiếp tục giữ đồng coin này nữa hay không. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng có thể chờ thêm một thời gian nữa, để đội ngũ phát triển có thời gian thực hiện lại Testnet một lần nữa, và nếu như kết quả vẫn thất bại như vậy thì chắc hẳn bạn không nên giữ token này nữa.
Chính vì thế, trước khi bắt đầu tham gia đầu tư vào dự án ICO nào đó thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ về đội ngũ phát triển của dự án đó. Cụ thể là xem họ có khả năng để xây dựng dự án này hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét thêm các tiêu chí đánh giá một dự án ICO khác nữa để được một kết quả chính xác hơn nhé.
Liệu rằng có nên đầu tư vào một dự án mà không có Mainnet hay không
Tuy rằng, việc có một bản phát hành chính vào thời điểm ICO được xem là điều vô cùng lý tưởng đối với tất cả các dự án. Nhưng trong thực tế có thấy rằng, có rất nhiều dự án không có Mainnet, hay thậm chí là không có một bản testnet đã được chuẩn bị sẵn vào thời điểm ICO.
Bởi lẽ, dựa vào các yếu tố tiềm năng phát triển, khái niệm kỹ thuật hay các yếu tố khác như có một đội ngũ mạnh phía sau và có những quan hệ đối tác tốt đã giúp hàng tấn các dự án blockchain có thể huy động được đủ vốn mong muốn. Bên cạnh đó, thường thì các nhóm sẽ chi ra rất nhiều tiền có được từ việc kêu gọi ICO để sử dụng cho việc xây dựng các phiên bản testnet và mainnet.
Mainnet cho thấy được những sự tiến bộ rõ ràng về mặt kỹ thuật theo lộ trình mà các dự án đề ra, theo quan điểm của một nhà đầu tư. Hay thậm chí, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư lại không muốn đầu tư vào một dự án ngay cả khi nó chưa khởi động mainnet. Mà điều quan trọng ở đây chính là phải nhận ra được phiên bản mainnet đó thật sự có thể có tác động tích cực hay tiêu cực gì đối với các giá trị của tiền điện tử hay không. Bên cạnh đó, có nhiều nhà đầu tư vẫn lựa chọn mua tiền điện tử của các dự án trước khi qua mainnet. Bởi vì, theo họ một khởi động thành công đôi khi đã đủ để có khiến cho coin tăng đáng kể về giá trị rồi.
Có nhiều dự án chưa hoàn thành testnet tại thời điểm ICO
Tổng kết
Bạn có thể thấy đấy, testnet và mainnet là 2 yếu tố vô cùng quan trọng. Nhưng không phải trong thực tế thì dự án nào cũng trải qua cả 2 vào thời điểm ICO cả. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu được sơ lược về định nghĩa của 2 thuật ngữ Testnet và Mainnet là gì nhé.
*** Nhanh tay tạo tài khoản và tham gia giao dịch tại Fiahub để nhận nhiều ưu đãi tại sàn nhé, đây là một sàn uy tín và chất lượng với các dịch vụ được đảm bảo như: mua Bitcoin, mua BTC, bán Bitcoin, bán BTC; mua Ethereum, mua ETH, bán Ethereum, bán ETH; mua USDT, bán USDT; mua Ripple, mua XRP, bán Ripple, bán XRP.