Là một trong những mô hình giá nổi tiếng, mô hình nến cái cốc (Cup) và tay cầm (Handle) được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu. Đây là mô hình giá hiếm khi xuất hiện, nhưng bất kỳ khi nào nó xảy ra cũng đều mang đến một khoản lợi nhuận tương đối cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, trong bài viết này, Fiahub muốn giới thiệu đến bạn mô hình hiệu quả này.
Nội dung bài viết
Khi nào mô hình này xảy ra?
Mô hình nến cái cốc (Cup) và tay cầm (Handle) được biết đến nhờ sự giới thiệu của William L.Jiler vào những năm 1960. Ban đầu mô hình này có tên gọi là Saucer with platform và sau này được phổ biến với cái tên Cup and Handle.
Thành phần
Mô hình này gồm 2 phần:
- Phần cốc (Cup): giá trị của đồng coin sau chuỗi giảm giá đã bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy và đi lên sau khi tạo thành chiếc cốc (đôi khi chúng ta sẽ có cảm giác nó giống với chữ V hoặc chữ U)
- Phần tay cầm (Handle): sau khi giá của đồng coin tăng lên đến vùng đỉnh của chiếc cốc, lúc này các nhà đầu tư sẽ bắt đầu bán ra để thu lại lợi nhuận hoặc hoà vốn. Giá trị của coin sẽ tạo thành một vùng điều chỉnh. Lúc này, khi nguồn cung cạn dần, phe mua thắng thế, giá trị của đồng coin sẽ vượt ra khỏi vùng tay cầm và mô hình cốc tay cầm được hoàn thành.
Đặc trưng của mô hình
Mô hình giá cốc và tay cầm có một số những đặc điểm như sau:
- Cần có một đợt tăng giá ít nhất khoảng 30% trước khi khu vực bên trái chiếc cốc được hình thành. Đây có thể xem là dấu hiệu quan trọng nhưng nhiều nhà đầu tư thường bỏ qua. Mô hình cái cốc và tay cầm là dạng mô hình tiếp diễn xu hướng điển hình, vì vật cần có một đợt tăng giá trước đó (có thể là 30%, 50%, 100%…)
- Mô hình thường hình thành trong thời gian trung và dài hạn (3 đến 6 tháng)
- Tỷ lệ điều chỉnh giá từ phần đỉnh cốc đến đáy cốc rơi vào khoảng 15% đến 30%, thậm chí tới 40%-50%; nếu vượt qua ngưỡng 50% thường sẽ là mô hình thất bại.
- Hình dáng đáy cốc chữ U sẽ có độ tin cậy cao hơn với chữ V
- Phần đỉnh cốc bên trái và bên phải không cần thiết phải bằng nhau
- Phần tay cầm:
– Sẽ có giai đoạn khoảng 1 – 2 tuần diễn ra một đợt điều chỉnh giá, từ đó loại bỏ bớt phần nào các nhà đầu tư “dè dặt” trước khi diễn ra đợt tăng giá sắp tới
– Sẽ tốt hơn nếu volume của phần tay cầm bên phải nhỏ, thanh khoản cạn kiệt. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng người bán thấp. Khi đó giá được điều chỉnh với khối lượng nhỏ mang đến chỉ báo đáng tin cậy hơn.
– Sẽ có trường hợp phần tay cầm không xuất hiện. Giá trị của coin tăng mà không hề có giai đoạn điều chỉnh nào. Tuy nhiên, mẫu hình này có tỷ lệ thành công thấp hơn.
– Phần tay cầm của mô hình thường nằm trên đường MA200 và nằm ở nửa trên của chiếc cốc. Khi không thỏa mãn hai điều này thì mô hình có tỷ lệ thất bại khá cao.
– Phần điều chỉnh tay cầm rơi vào khoảng 10% đến 15% được tính từ đỉnh tay cầm, ngoại trừ khi phần cốc lớn.
– Khi khối lượng tăng 40% hoặc 50% so với trung bình của các phiên trước đó, khả năng đó chính là điểm break out.
Lưu ý khi giao dịch với mô hình cái cốc (Cup) và tay cầm (Handle)
- Mua vào: bạn có thể tiến hành đặt lệnh mua coin khi vượt khỏi đỉnh của phần tay cầm. Khi giá coin tăng trên 5% từ đỉnh tay cầm, nhà đầu tư không nên mua đuổi.
- Mức giá mục tiêu: mô hình này có khả năng tăng giá mạnh, nhà đầu tư rất khó để dự đoán đỉnh của mô hình. Bạn nên cân nhắc bán ra ở các thời điểm sau để thu được lợi nhuận:
– Khi đạt lợi nhuận kỳ vọng, bán ra từng phần
– Tại các phiên tăng giá mạnh, bán ra từng phần
– Khi có dấu hiệu đạt đỉnh
- Cắt lỗ: không có mô hình nào chắc chắn sẽ thành công 100% nên bạn hãy đặt ra nguyên tắc cắt lỗ phù hợp với khả năng “chịu đựng” của bản thân, có thể là 5% hoặc 7% so với giá mua vào.
Tổng kết
Trên đây là những đặc điểm và thông tin cụ thể về mô hình nến cái cốc (Cup) và tay cầm (Handle). Có thể nói, đây là mô hình thường diễn ra trong một diễn biến thị trường tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn và nhà đầu tư có thể tham khảo áp dụng trong quá trình giao dịch của mình, từ đó giúp tối ưu lợi nhuận đáng kể.
Fiahub cảm ơn sẽ theo dõi và đón đọc của các bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công với mô hình này và đừng quên chia sẻ các quan điểm đầu tư của bạn với chúng tôi.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog