Thời gian gần đây, cụm từ “DeFi 2.0” trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi trên thị trường crypto như một hiện tượng. Sự tăng trưởng phi mã của một số Token như SPELL, OHM… liên quan trực tiếp đến thị trường tài chính phi tập trung thế hệ 2.0. Vậy rốt cuộc DeFi 2.0 là gì và những cơ hội nào cho nhà đầu tư để đón đầu những làn sóng khổng lồ của tương lai gần? Hãy cùng Fiahub tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Nội dung bài viết
Thế nào là DeFi 2.0?
Tài chính phi tập trung hay Decentralized Finance (viết tắt là DeFi) là thị trường tài chính mở, tận dụng nguồn lực sức mạnh từ công nghệ Blockchain; từ đó giúp người dùng truy cập dễ dàng vào các ứng dụng tài chính ở bất kỳ đâu, không giới hạn biên giới lãnh thổ và không chịu sự chi phối từ cá nhân, tổ chức công quyền nào.
Tuy nhiên, vì DeFi còn khá non nên không tránh khỏi các hạn chế và DeFi 2.0 là phiên bản nâng cấp của DeFi, giúp khắc phục những điểm yếu, tối ưu các lợi thế của DeFi ở hiện tại; từ đó tạo nên nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai cho các bên tham gia.
Ưu điểm của DeFi 2.0
DeFi 2.0 được bắt đầu nhen nhóm ngay khi những dự án và người dùng nhận ra những hạn chế của DeFi. Sự nâng cấp là cần thiết để đưa ra các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của tài chính phi tập trung trong tương lai.
Yield – Tính thanh khoản
Để xử lý vấn đề thanh khoản và thu hút người dùng, tạo ra dòng tiền mới cho DeFi, điều đơn giản nhất cần làm là tạo ra lợi nhuận. Những dự án với x100 x10 hay những nông trại với lợi nhuận hàng năm lên tới hàng chục nghìn hay các airdrop giá trị cao đều góp phần giúp người dùng mới onboard và tạo nên tính thanh khoản cao cho thị trường.
Scaling Solutions – Khả năng mở rộng
Với những người dùng mới tham dự thị trường DeFi, việc tương tác trên mạng lưới của Ethereum gặp khá nhiều khó khăn vì phí giao dịch đắt đỏ, thời gian lâu khiến giảm chất lượng trải nghiệm trên DeFi.
Tuy nhiên DeFi lại có rất nhiều sức hút và cơ hội lớn. Những hạn chế liên quan đến vấn đề mở rộng Ethereum xử lý bằng cách nào?
Dòng tiền đổ sang Polygon, Solana hay BSC không phải ngẫu nhiên khi các chain này cung cấp cho người dùng những ưu việc về vấn đề mở rộng – nguyên nhân thúc đẩy đợt sóng tăng trưởng tiếp theo.
DAO – Tính tập trung
Lấy ví dụ với Uniswap – dự án đề xuất bán ra khoảng 20 triệu USD Token UNI để gây quỹ DeFi Education Fund với mục đích là lobby các nhà làm luật. Cộng đồng Uniswap gần như không hề biết đến đề xuất này mãi cho đến ngày cuối cùng và kể cả đã có người phản ứng lại thì số lượng phiếu bầu YES đã quá cao, điều này thể hiện mức độ tập trung trong việc quản trị của Uni.
Người dùng đến với DeFi với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, và một mục đích cao hơn nữa là sự tự do và thoát khỏi ràng buộc vào bên thứ ba. Vậy nhưng vẫn có những dự án bị kiểm soát bởi một nhóm nhỏ. Điều này làm lung lay niềm tin của nhiều nhà đầu tư vào DeFi.
Các dự án DeFi 2.0 giải quyết vấn đề này bằng việc lập ra các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) – nơi bất kỳ ai cũng có thể biểu quyết về các vấn đề chung trong phát triển dự án và đã ghi nhận được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian ngắn.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Tốc độ phát triển của DeFi rất nhanh. Vấn đề đặt ra là hầu hết số tài sản này đều chỉ “nằm yên” mà không được tận dụng.
Ví dụ cụ thể, như:
- AMM: đây là cội nguồn thanh khoản của DeFi và thu hút nhiều TVL nhưng hầu hết tài sản không được sử dụng do thiết kế của AMM không thể tập trung thanh khoản.
- Lending: người cho vay hiện nhiều hơn người vay
- Aggregator: sau khi người dùng gửi tài sản vào các Aggregator và nhận lại AgToken thì lại không thể sử dụng số Token này cho việc khác.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác như không cho tài sản vào các pool tối ư hay model farming còn hạn chế…
Các dự án đã bắt đầu tạo ra những sản phẩm mới phù hợp hơn, như OHM (Olympus DAO) hay SPELL (Abracadabra)… khởi động làn sóng tiếp theo mang tên Capital Efficiency.
Những cơ hội mới từ làn sóng DeFi 2.0
Hiệu quả sử dụng tài sản khi scan dự án
Thay vì tập trung vào TVL, người dùng nên tập trung vào việc dự án đó sử dụng số TVL đó như thế nào. Mỗi một model dự án sẽ có cách tối ưu TVL khác nhau và đây là điều không nên bỏ qua.
Những dự án đi đầu cải thiện tính Capital Efficiency
Mỗi dự án có một cách tối ưu tài sản khác nhau, ví dụ:
- UNI – Uniswap v3: AMM tạo ra model giúp tập trung thanh khoản, từ đó tối ưu hiệu quả của việc cung cấp thanh khoản lên nhiều lần
- OHM – Olympus DAO: cơ chế swap LP Token lấy trái phiếu (Bond) và giảm tình trạng farm xả, tạo nguồn thanh khoản bền vững
- SPELL – Abracadabra: các Yield Toke được chấp nhận là tài sản thế chấp và vay stablecoin MIM, mở ra một thị trường vay mới
…
Có rất nhiều cách giúp tối ưu tính Capital Efficiency. Nhà đầu tư cần tìm ra những dự án có tính tập trung vào nhánh này và đo lường hiệu quả của nó.
Tổng kết
Thay vì nhìn vào những chi tiết nhỏ, hãy có cái nhìn tổng thể để chúng ta có thể đưa ra những dự báo chính xác nhất về làn sóng phát triển tiếp của DeFi nói riêng và crypto nói chung.
Mong rằng bài viết đã giúp cho bạn đọc có thêm những góc nhìn chi tiết về DeFi 2.0 và những gì bản thân cần chuẩn bị cho tương lai gần. Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc giải đáp, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog