Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Tokenomics là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong một dự án đầu tư?
Nội dung bài viết
Khái niệm
Tokenomics là thuật ngữ được ghép lại bởi hai từ là Token (tiền mã hoá) và Economics (Kinh tế học); vì vậy có thể xem đây như mô hình nền kinh tế của tiền mã hoá, cách nó được xây dựng và áp dụng Token vào cách thức hoạt động của dự án ra sao.
Vai trò của Tokenomics
Token là tài sản chủ yếu được giao dịch trên sàn. Với mỗi dự án nhất định sẽ có những đối tượng sau tham gia vào thị trường: nhà phát triển, market maker, quỹ đầu tư lớn và nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Vậy ai sẽ là người vẫn hành “ván cờ” này. Đó chính là Market Maker, nhà phát triển và những quỹ đầu tư lớn. Token là cách thức để họ điều hành một dự án bất kỳ. Tokenomics sẽ là lời giải thích về cách vận hành này. Và bạn buộc phải nắm vững được nó để có thể sinh lời từ thị trường.
Kết cấu của Token và Tokenomics
Nguồn cung Coin/Token (Token Supply)
Hai khái niệm được sử dụng thường xuyên là Total Supply và Circulating Supply, ngoài ra là khái niệm Max Supply. Cụ thể:
- Total Supply là tổng cung hay tổng lượng Coin/Token đang được lưu thông và đang bị khoá, trừ đi lượng Coin/Token đã bị đốt cháy. Con số này ban đầu được thiết kế bởi đội ngũ phát triển dự án, phù hợp nhất với mô hình vận hành.
Các dạng của Total Supply:
- Tổng cung cố định là lượng Coin/Token ban đầu được định sẵn và không thể thay đổi. Ví dụ: tổng cung ban đầu của Bitcoin là 21 triệu BTC, của Unswap là 1 tỷ UNI…
- Tổng cung không cố định là lượng Coin/Token có thể thay đổi, tuỳ vào hoạt động mà dự án đưa ra, có thể chia thành các nhóm như:
– Tổng cung tăng dần do quá trình đào phát sinh thêm. Ví dụ: số ETH trên thị trường phụ thuộc vào hiệu suất của mạng lưới Ethereum hoạt động như thế nào, người dùng mint được CAKE khi farm trên Pancakeswap…
– Tổng cung giảm dần do bị đốt cháy. Ví dụ: Binance Coiin có tổng cung ban đầu khoảng 200 triệu BNB nhưng sau đó chỉ còn 100 triệu BNB do bị đốt.
– Tổng cung liên tục thay đổi theo cơ chế Issue-Burn. Đa phần nằm ở các Stablecoin như Algorithmic Stablecoin như AMPL, FEI… hoặc Crypto-backed Stablecoin như VAI, DAI… hay Centralized Stablecoin như USDC, USDT…
2. Cung lưu thông (Circulating Supply) là lượng Coin/Token đang được lưu thông trên thị trường.
3. Cung tối đa (Max Supply) là tổng lượng Coin/ Token tối đa sẽ tồn tại, gồm cả những Token sẽ được khai thác hay có sẵn trong tương lai.
4. Ví dụ về các loại Token Supply
- ETH: không có tổng cung tối đa (Max Supply), sẽ được mint thêm khi nhu cầu sử dụng mạng lưới tăng. Sau khi được mint, ETH sẽ được đưa vào lưu thông mà không bị khoá bởi tổ chức nào. Khi đó, cung lưu thông (Circulating Supply) và tổng cung (Total Supply) bằng nhau.
- NEAR: tổng cung tối đa(Max Supply) và lượng Token được thiết kế ban đầu (Total Supply) bằng nhau, được mở khoá dần cho tới khi đạt 1 tỷ NEAR (Circulating Supply).
Market Cap và Fully Diluted Valuation
- Market Cap là vốn hoá thị trường của dự án, với tổng lượng Token lưu thông trong thị trường tại thời điểm đó. Công thức tính là:
Market Cap = Circulating Supply * Token Price
- Fully Diluted Valuation (FDV) là vốn hoá dự án, được tính bằng tổng số lượng Token đang lưu thông (cả Token chưa được mở khoá của dự án). Từ đó, chúng ta có công thức tính là:
FDV = Total Supply * Token Price
- Vì sao vốn hoá thị trường ảnh hưởng tới tiềm năng tăng trưởng giá cả hơn?
Giá của Token hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài việc phân tích cơ bản còn phụ thuộc vào tổng cung ban đầu của đồng đó. Thử ví dụ để hiểu rõ nhé!
- Dự án phát hành 10,000,000 A Token thì mỗi A Token có giá 1 USD
- Dự án phát hành 10,000,000,000 A Token thì mỗi A Token chỉ còn 0,001 USD.
Lượng Token được phát hành dao động theo chữ số hàng nghìn và tỷ nên ảnh hưởng của nó lên sự tăng trưởng giá của Token hơn những yếu tố khác.
Ví dụ: cả hai dự án Aave và Compound đều tiềm năng, có phân tích cơ bản ngang nhau ở mặt Lending. Nhưng Compound lợi thế hơn Aave về Market Cap. Khi đó, mỗi COMP sẽ cao hơn AAVE, nhưng COMP lại có tiềm lực tăng trưởng mạnh vì bản thân nó chưa đạt mức “trần”. Nếu Compound đạt Market Cap giống Aave thì mỗi COMP có thể đạt giá trị gấp nhiều lần hiện tại.
Token Governance
Có 3 loại Token cơ bản:
- Decentralized Token: Coin/Token phi tập trung, cơ chế quản trị do cộng đồng quyết định, không chịu áp lực từ tổ chức nào. Ví dụ: BTC, ETH…
- Centralized Token: Token/Coin tập trung, do một tổ chức đứng đầu quyết định, tác động lên dự án do họ đại diện; đa phần là các dự án Full-backed Stablecoin như USDT, Houbi, FTX…
- Ngoài ra là một số dự án ban đầu là Centralized sau đó là phân quyền cho cộng đồng quản trị, ví dụ BNB.
Token Allocation
Nắm được tỷ lệ phân bổ Token/Coin nhà đầu tư sẽ hiểu được những nhóm liên quan đến dự án và sự tác động lên dự án. Một Token/Coin sẽ được phân chia cho Team (đội ngũ phát triển); Foundation Reserve (quỹ dự trữ dự án); Liquidity Mining (phần thưởng cho người dùng cung cấp thanh khoản); Sale/Private Sale/Public Sale (các đợt mở bán huy động vốn); Airdrop (phần thưởng) và một số phần bổ khác cho Marketing, Đối tác…
Token Release
Một dự án được phân bổ ra thị trường với kế hoạch cụ thể. Điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị của Token và nguồn lực của việc tích trữ. Một số dự án lựa chọn phân bổ theo lịch trình có sẵn với giai đoạn 1 năm, 3-5 năm, trên 10 năm… và một số dự án phân bổ theo hiệu suất, nhu cầu sử dụng để ổn định giá của Token khỏi lạm phát.
Kết luận
Hy vọng bài viết đã đưa ra những phân tích cụ thể cho các nhà đầu tư về cấu tạo và vai trò của Tokenomics trên thị trường crypto. Việc nắm rõ cách thức hoạt động, ứng dụng và vận hành của Tokenomics sẽ giúp chúng ta có những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả.
Cuối cùng, Fiahub cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên, mọi thắc mắc cần giải đáp về thị trường crypto vui lòng liên hệ đội ngũ Support của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog