Trong những năm gần đây, Ethereum đang cố gắng chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake. Việc chuyển đổi này không chỉ mang đến cho Ethereum và nhiều loại tiền điện tử khác những lợi ích nhất định.
Vậy nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều về ưu nhược điểm của cả hai thuật toán đồng thuận này. Nếu bạn là một người mới gia nhập thị trường blockchain, hãy cùng Fiahub tìm hiểu về phương pháp đồng thuật này và những điểm khác nhau giữa Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW).
Nội dung bài viết
Proof of Stake là gì?
Proof of Stake hay PoS là bằng chứng ký gửi hay bằng chứng cổ phần. Khái niệm Proof of Stake (PoS) chỉ ra rằng một người dùng có thể khai thác hoặc xác nhận các giao dịch khối theo số lượng tiền mà người đó đang nắm giữ. Nói cách khác, càng nhiều token hay coin thuộc sở hữu của một người khai thác thì bạn càng có nhiều sức mạnh khai thác.
Proof of Stake lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2011 tại một diễn đàn Bitcointalk. Đến năm 2012, đồng tiền điện tử đầu tiên sử dụng cơ chế Proof of Stake là Peercoin. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều đồng coin sử dụng thuật toán Proof of Stake được ra đời và sử dụng rộng rãi.
Có thể nói, Proof of Stake được xem như một giải pháp thay thế cho cơ chế Proof of Work vốn đòi hỏi rất nhiều tài nguyên trong việc thực hiện các xử lý trước đó, dù nó khá hiệu quả.
Cách thức hoạt động của Proof of Stake
Trước khi đi vào tìm hiểu Proof of Stake (PoS) hoạt động như thế nào, bạn cần nắm được một vài thuật ngữ liên quan như:
- Người tham gia (Node): từ để chỉ tổ chức/ những người đăng ký tham gia giao dịch, đóng block của một đồng coin và giúp hệ thống ổn định.
- Người kiểm định (Validator): một node được blockchain được chọn tuỳ ý hoặc dựa trên thời gian nắm giữ tài sản để kiểm định và đóng block.
- Kiểm định hoặc xác nhận khối (Forge hoặc Mint): đây là cụm từ dùng để chỉ hoạt động kiểm định và đóng block của người kiểm định. Nó dùng để phân biệt với đào (mine) trong POW.
- Đặt cọc (Stake): với PoS, người tham gia muốn trở thành người kiểm định phải đặt cọc một lượng coin nhất định để đủ điều kiện tham gia.
- Khoá và mở khoá (Lock và Unlock): số coin được người tham gia đặt cọc sẽ được mạng lưới khoá. Trong thời gian trở thành người kiểm định, số coin đặt cọc này không thể giao dịch hay di chuyển. Nếu không làm người kiểm định nữa thì coin mới được mở khoá.
Proof of Stake (PoS) yêu cầu những người tham gia phải đóng góp một lượng coin để xác nhận đồng thuận cho block. Khi xác nhận thành công (unlock), phần thưởng của mỗi block sẽ xuất hiện và sau đó được chia cho những người đóng góp. Người tham gia sẽ nhận theo mức mà họ đã đóng góp trước đó. Ví dụ: góp 2000 USD, lãi suất 10% thì sẽ nhận được 200 USD.
Thuật toán của Proof of Stake không chỉ dừng lại ở việc bỏ coin vào và nhận lại, mà còn có những quy tắc nhất định. Để nhận được lãi một cách cao nhất và chiếm được block nhanh chóng, bạn cần phải cạnh tranh với nhiều staker khác.
Ưu – nhược điểm của Proof of Stake là gì?
Ưu điểm
- Tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với thuật toán Proof of Work, vì không đòi hỏi phần cứng hay lắp đặt quá nhiều.
- Sinh lời dễ dàng với lãi suất ổn định.
- Bảo mật cao vì việc tấn công 51% trong cá nhân hay tổ chức nhất định kiểm soát lượng phần trăm và cố gắng sử dụng với mục đích xấu là không thể. Sự mạo hiểm này sẽ phải đánh đổi bằng toàn bộ số tiền đặt cọc nếu bại lộ. Khi các nút kiểm duyệt có tình gian lận, họ gần như bị mất và trừ đi lượng lớn tài sản đang có.
- Độ linh hoạt cao khi lựa chọn nút để xử lý khối tiếp theo vắng mặt, hệ thống tự động chọn ra một nút dự trữ khác có sẵn để ngăn việc xử lý treo.
Nhược điểm
- Lãi suất không chính xác tuyệt đối, đôi khi không đạt được mức ban đầu đã ước tính.
- Có thể bị lỗ nếu tỷ giá stake thấp hơn tỷ lệ trượt giá của coin.
- Nếu bạn lựa chọn nền tảng staking không uy tín hoặc coin rác, có thể dính sacm hoặc lừa đảo.
- PoS dựa trên cổ phần tương ứng của người nắm giữ. Do đó người nắm giữ token lớn có ROI tốt hơn là người có ưu thế, đe dọa quá trình xác thực phi tập trung của mạng.
Proof of Stake có an toàn không?
Rất khó để tấn công vào hệ thống của Proof of Work, vì nó đòi hỏi chi phí năng lượng tính toán quá lớn, thậm chí còn tốn kém hơn nhiều so với số lợi đem lại. Với Proof of Stake cũng không hề dễ dàng. Khi tấn công thất bại và bị phát giác, anh ta sẽ bị phạt toàn bộ số tiền cược.
Để thực hiện tấn công 51%, kẻ tấn công phải có hơn 50% tổng số coin của hệ thống. Điều này gần như là không thể!
Kết luận
Proof of Stake (PoS) sở hữu nhiều ưu điểm hơn hẳn PoW nên trong tương lai nó sẽ trở thành xu thế của thị trường Cryptocurrency. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được những hiểu biết cơ bản và cần có về thuật toán đồng thuận này. Chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo trên blog của Fiahub.
Fiahub luôn sẵn sàng support 24/7 các vấn đề liên quan đến nạp rút và mua bán coin trên sàn giao dịch.