Bùng nổ trong nửa cuối năm 2021, Game Blockchain/NFT (GameFi) đã tạo nên làn sóng đầu tư vô cùng mạnh mẽ lên tới hàng tỉ đô la đến từ các nhà đầu tư lớn nhỏ trên khắp thế giới. Khu vực châu Á được coi là lá cờ đầu của GameFi kể từ khi làn sóng game NFT như Axie Infinity nổi lên, mỗi ngày có tới hàng chục dự án mới được ra mắt và được phát hành token lần đầu tiên (IDO). Tuy vậy, với quy định quản lý vô cùng chặt chẽ, liệu các bên quản lý cũng như chính phủ các nước trong khu vực sẽ có hành động nào tới châu Á – thị trường vô cùng quan trọng đối với GameFi nói riêng và thị trường tiền điện tử (Crypto) nói chung?
Ở đa số các nước, thị trường crypto nói chung chưa được công nhận, do đó việc góc nhìn tiêu cực của các bên liên quan về GameFi hay Crypto là điều dễ hiểu. Tuy vậy, ngoại trừ các điều khoản đã tồn tại trước đây, các bộ luật được ban hành gần đây để giải quyết vấn đề tài chính phi tập trung (DeFi) đều không đề cập đến vấn đề này.
Vào đầu tháng 2 năm nay, CoinDesk thống kê và chỉ ra rằng các quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc đã có bộ luật tồn tại 15 năm về việc chuyển đổi tiền ảo sử dụng trong game (token in-game) thành tiền pháp định (fiat currency). Trò chơi nổi tiếng nhất liên quan tới bộ luật này là Sea Talk – 1 game được phát hành trên thị trường Hàn Quốc cho phép người chơi giao dịch token in-game như phần thưởng cho mỗi lần giành chiến thắng. Điều này đã giáng một đòn mạnh tới kinh tế Hàn Quốc và khiến chính phủ nước này phải ban hành các điều luật nhằm giải quyết cụ thể vấn đề này.
Điều 28 trong Bộ luật khuyến khích ngành công nghiệp trò chơi của Hàn Quốc – Chơi game được coi là một ngành công nghiệp thực sự, đồng nghĩa với việc chúng sẽ có bộ luật quy định riêng – Nghiêm cấm các hành vi đầu cơ, cờ bạc và quà tặng miễn phí, trong khi đó, Điều 32 của bộ luật này lại cấm chuyển đổi token in-game thành tiền mặt
Ở Trung Quốc, có những luật tương tự như vậy về sách báo. Cơ sở hình thành của chúng được thực hiện vào giữa những năm 2000, khi những đồng xu QQ của Tencent (Tencent’s QQ coins) trở nên phổ biến khi người chơi được tự do chuyển đổi sang đồng nhân dân tệ. Điều này vô hình chung đã ảnh hưởng trực tiếp khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng. Chính vì lí do đó, vào năm 2017, PBOC – Cổng thông tin tài chính chức khoán Trung Quốc đã ra sắc lệnh cấm hoàn toàn loại hình giao dịch tiền điện tử trên đất nước này
Trong khi đó, các chuyên gia Nhật Bản lại đưa ra nhận định rằng GameFi nói chung nên được coi là một hình thức đánh bạc (gambling).
Đó là quy định và góc nhìn của cơ quan quản lý các nước. Ngoài ra có một số ý kiến cho rằng việc các nhà đầu tư bơm hàng tỷ đô la vào lĩnh vực này chỉ mang tính khảo sát và thử nghiệm. Với góc nhìn của người chơi hoặc là người theo dõi, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn ra được rằng châu Á là thị trường gaming quan trọng nhất thế giới với gần một tỷ người chơi, từ nền tảng off-chain như Liên minh huyền thoại, Star-craft cho đến thị trường game crypto như Axie Infinity hay hàng loạt các game NFT khác.
Tựu chung, liệu chúng ta có thể nhìn nhận rằng việc hàng tỉ đô la được đầu tư chỉ nhằm để thu hút số lượng người chơi khổng lồ ở mảnh đất gaming màu mỡ này?
Câu trả lời có lẽ là không, điều GameFi hướng đến không phải ở game hay gamer, mà nó nằm ở chữ Fi- Finance: lợi nhuận mà các nhà đầu tư có thể thu về
Axie Infinity, với sự nâng đỡ mạnh mẽ của các quỹ đầu tư (VCs), hiện tại có khoảng 106.000 người dùng đang hoạt động hàng ngày, chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển như Philippines. Ở mặt khác, theo dữ liệu thống kê từ Steam, một số trò chơi phổ biến nhất trên nền tảng này như Counter-Strike: Global Offensive có lượng người dùng active trong khoảng 500.000 người, cao nhất có thể lên đến khoảng một triệu người dùng hoạt động hàng tuần.
Chúng ta cùng thử làm một bài kiểm tra và suy nghĩ xem liệu rằng có bao nhiêu người bạn chơi game của mình đang chơi một trò chơi blockchain vào lúc này (chỉ tính những người thực sự đang chơi thôi nhé)
Khi nhìn vào Axie Infinity, liệu rằng có bao nhiêu người trong số những người dùng Axie Infinity này thực sự là game thủ? Câu trả lời có lẽ là rất ít khi Axie không được biết đến với gameplay hay đồ họa chất lượng – thay vào đó chỉ là một loạt các hành động click chuột vô nghĩa. Các trò chơi blockchain khác gần như tương tự, khi nội dung chính chỉ tập trung vào việc tương tác với các hợp đồng thông minh để thu về các token in-game sau đó chuyên đổi sang tiền mặt theo như mô hình kinh tế mà game đã xây dựng.
Game blockchain chủ yếu dựa vào yếu tố tài chính để thu hút các nhà đầu tư, hoặc nếu không thay đổi và tìm được lối thoát cho việc lạm phát token in-game, hoặc không thay đổi hướng đi như tập trung về gameplay để thu hút thêm người chơi, ngày suy tàn của đế chế Game Blockchain có lẽ sẽ ngày một tới gần. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ xu hướng downtrend của GameFi từ cuối năm 2021 tới nay, và luận định của mình càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ.
Việc duy trì cấu trúc kinh tế của trò chơi là việc nan giải nhất trong các Game Blockchain hiện nay – yếu tố tiên quyết cho sự sống còn của trò chơi khi tất cả người chơi tham gia đều muốn giành chiến thắng, nếu vậy thì ai sẽ là người thua? Hiện tại thu nhập những người chơi của Axie do ảnh hưởng của việc lạm phát SLP (token trả thưởng trong Axie Infinity) còn thấp hơn mức thu nhập nhân viên Jollibee. Do đó, “Ngân hàng tập trung” Axie thực sự đang gặp bài toán kinh tế khó khăn trong bối cảnh sức hút của GameFi đã không còn mạnh mẽ như trước. Thật may là không có khoảng thời gian chờ nào được đặt ra từ phía Axie (họ vẫn đang duy trì được với bối cảnh hiện tại, nhưng không biết là sẽ đến được bao giờ khi tuổi thọ của các Game Blockchain khác chỉ rơi vào 1-4 tháng)
Về góc nhìn của các quỹ đầu tư, việc tham gia vào thị trường Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành một bài toán khó khăn và mạo hiểm. Những trò chơi này khó có thể trở nên phổ biến ở các thị trường lớn của Châu Á vì lo ngại các nhà chức trách sẽ đàn áp bằng cách sử dụng các bộ luật mà họ ban hành trước đó. Do đó, các quỹ đầu tư cần phải đi chậm lại để có cái nhìn rõ ràng và an toàn hơn với các dự án GameFi mà họ tham gia để tránh việc đêm dài lắm mộng.
Đôi khi chúng ta chỉ muốn trở về thời kì “farm” vàng ở trong trò chơi WoW (World of Warcaft), thời kỳ mà Trung Quốc còn cung cấp vàng kỹ thuật số cho người chơi ở phương Tây bằng cách “cày” các nhiệm vụ đơn giản trong trò chơi (bạn có biết rằng Steve Bannon đã từng điều hành một Thế giới ngoại hối vàng Warcraft?). Bình mới rượu nhưng rượu cũng không còn cũ, do đó vấn đề hướng phát triển tiếp theo của thế hệ Game Blockchain đang thực sự là một bài toán hóc búa mà phía phát triển cũng như các quỹ đầu tư đang chưa tìm được phương án giải quyết phù hợp. Giá như chúng ta có thẻ áp dụng phương thức “cày tiền” như thời WoW trước đây, tuy vậy World of Warcraft lại không có cơ chế các mã thông báo (token) – điều quan trọng bậc nhất trong việc thu hút các quỹ đầu tư bỏ tiền tham gia vào các dự án Game Blockchain hiện tại.