Nội dung bài viết
Giá Bitcoin hôm nay 12/4 bị giảm gần 5%, xuống ngưỡng 5.000 USD, điều này đến tự hệ quả của việc đẩy giá ảo trong vài ngày qua
Giá Bitcoin hôm nay 12/4 đang giao dịch quanh mức 5.021 USD/BTC, giảm 233,05 USD so với hôm qua. Mở cửa phiên giao dịch, Bitcoin được niêm yết ở mức 5.225 USD/BTC. Giá giao dịch cao nhất trong ngày là 5.450 USD/BTC và giá thấp nhất là 4.954 USD/BTC. Giá trị vốn hoá thị trường của Bitcoin là 88,58 tỷ USD và số tiền cung ứng là 17,64 triệu đồng.
Top 10 đồng tiền ảo hôm nay biến động nhẹ. Cụ thể, Ethereum giảm 8,80% xuống 164,29 USD. Ripple giảm 7,16% xuống 0,3357 USD.
Eos giảm 9,97% xuống 5,32 USD, Litecoin giảm 10,87% và Bitcoin Cash giảm 10,35%. Hiện tại, đồng Litecoin và Bitcoin cash có giá lần lượt 78,48 USD và 271,08 USD. Stellar giảm 8,90% so với 24 giờ qua, ghi nhận mức giá 0,115662 USD.
Với việc thị trường tiền ảo giảm mạnh, vốn hóa thị trường tiền ảo đang duy trì ở mức 170,95 tỷ USD.
Bitcoin vẫn cần một cú hích lớn trong bảy ngày qua, sau đợt tăng đầu tiên vào ngày 1/4, giá Bitcoin đã tiếp tục tăng lên trên mức 5.200 USD; tuy nhiên đã sụt giảm xuống 5.000 USD ở thời điểm hiện tại.
Rất có thể, nguyên nhân giúp Bitcoin tăng từ 4.200 USD lên 4.800 USD chỉ trong vòng vài phút, đến từ 3 yếu tố sau: Động thái thanh lý hợp đồng bán khống của nhà giao dịch, với giá trị 500 triệu USD trên các sàn giao dịch lớn, một người nào đó đã mua 20.000 BTC hoặc 100 triệu USD vào thời điểm đó, thiếu kháng cự trên 4.200 USD.
Trong ngắn hạn, nếu khối lượng của thị trường kỳ hạn Bitcoin được duy trì, khả năng cao chúng sẽ là chất xúc tác cho đợt tăng giá Bitcoin tiếp theo.
Hơn nữa, cách đây không lâu, Chicago Mercantile Exchange (CME) cũng đã báo cáo, có khoảng 22.542 hợp đồng tương lai Bitcoin được giao dịch vào ngày 4/4, trị giá 546 triệu USD.
Phần lớn khối lượng giao dịch trong ngày hôm đó đến vào giờ châu Á, với khoảng 12.634 hợp đồng. Tuy các hợp đồng được xử lý trong giờ châu Á, không nhất thiết phải đến từ người mua ở châu Á. Nhưng, điều này cũng phần nào thể hiện, rất có khả năng người mua đến từ hai thị trường tiền ảo lớn ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại sao thị trường kỳ hạn lại quan trọng vào thời điểm này? Trước đây, thị trường kỳ hạn thường bị nhiều người xem nhẹ và cho rằng, chúng đang quá phụ thuộc vào thị trường giao dịch tiền mã hóa.
Nhưng, quan điểm này hoàn toàn sai lầm.
Theo Bitwise, có hơn 95% khối lượng Bitcoin bị thổi phồng hoặc làm giả. Điều này khiến thị trường kỳ hạn phải chịu trách nhiệm cho khoảng 35% khối lượng giao dịch Bitcoin toàn cầu.