Một vài tin tức cho rằng chiến tranh biên giới giữa Nga và Ukraine có thể xảy ra dẫn đến các tài sản biến động như tiền điện tử và chứng khoán giảm.
Xem thêm: Nóng: Nga công nhận tiền điện tử là tiền tệ
Thị trường dường như đang bị rung chuyển nhẹ theo chiều hướng tiêu cực ngày hôm nay bởi tin tức xung quanh mối đe dọa về một cuộc xâm lược có thể xảy ra của Nga đối với Ukraine. Cụ thể hơn, thị trường tiền điện tử và chứng khoán đã bị ảnh hưởng ngày hôm nay, có thể liên quan đến những lo ngại xung quanh việc Nga định vị hơn 100,000 quân ở biên giới Ukraine.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo tin tức này là chính xác. Các quan chức Mỹ cũng chỉ tin rằng một cuộc xâm lược của Nga sắp xảy ra mà thôi. Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan hôm nay cho biết rằng họ đang ở trong một thế mà chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính quyền Tổng thống Biden đã nhiều lần kêu gọi người Mỹ rời Ukraine trong tuần này.
Theo CoinGecko, tại thời điểm viết bài, thị trường tiền điện tử giảm khoảng 3.1% về tổng vốn hóa thị trường trong bối cảnh lo ngại bởi tin tức này. Trong đó, hàng loạt các đồng coin chứng kiến mức giảm đáng kể trong 24 giờ qua như Bitcoin (BTC) giảm 2.6%; Ethereum (ETH) 5.2%; Binance coin (BNB) 4.1; Solana (SOL) 9.3% hay Polkadot (DOT) 9.2%,…
Không chỉ riêng thị trường tiền điện tử, các chỉ số thị trường chứng khoán cũng giảm trong ngày hôm nay. Trong đó, theo CNBC, chỉ số NASDAQ giảm 2.78%; S&P 500 giảm 1.9%,… Đáng chú ý ở đây là trái ngược lại với động thái của tiền điện tử và chứng khoán, thị trường lại chứng kiến sự tăng giá của đô la Mỹ, dầu mỏ (mức tăng từ 1% – 4.02%) và các tài sản kim loại quý như vàng, bạc, Platinum (mức tăng từ 1% – 2.11%).
Có vẻ như, động thái giảm giá của thị trường lần này còn có sức sát thương lớn hơn cả so với khi Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt lên 7.5% (cao hơn 0.2%) so với dự báo. So với các loại tài sản biến động khác, kim loại quý như vàng vẫn là một loại tài sản an toàn tính đến thời điểm hiện tại. Vốn hóa của các kim loại quý như vàng (11,818 tỷ USD), bạc (1.328 tỷ USD) đủ lớn để có thể hạn chế được các đợt gây biến động giá trên thị trường. Và khi có biến động xảy ra, tâm lý tìm kiếm các tài sản an toàn hơn đã khiến kim loại quý trở thành điểm đến của các nhà đầu tư.
Xét về riêng Bitcoin, mặc dù nó được đánh giá là một loại tài sản lưu trữ giá trị nhưng trong ngắn hạn, Bitcoin vẫn chịu những tác động nhất định từ thị trường. Vốn hóa Bitcoin hiện đang dừng lại ở mức 800 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với các kim loại quý kể trên. Tuy nhiên, giá Bitcoin hiện tại đang dao động quanh mức 42,170 USD, chưa chạm đến mức từ 41,000 USD – 41,500 USD. Nếu mức đó bị mất, giá có thể tụt xuống mức 38,500 USD trong thời gian tới.
Một điểm đáng chú ý khác là vốn hóa thị trường của Bitcoin so với tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã tăng trên 40% (hiện tại là 43.23%). So với altcoin, Bitcoin vẫn được đánh giá là tài sản ít rủi ro hơn. Trong thị trường downtrend vào năm 2018, Bitcoin dominance đã tăng từ mức 35% lên 72%. Và trong năm qua, tỷ lệ này đã giảm 30% khi các altcoin tăng giá so với Bitcoin. Và hiện tại, tỷ lệ này đang dần tăng lên trong thời điểm thị trường ảm đạm như vừa qua.
Xem thêm tin tức về Nga tại đây.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.