Thời gian vừa qua, cộng động crypto chứng kiến sự bùng nổ và phát triển của nhiều hệ sinh thái như Solana, Fanton, BSC… Mỗi hệ sinh thái để có những ưu nhược điểm riêng. Hầu hết Blockchain hiện tại đều có một thiết kế riêng biệt và không thể tương tác qua lại với nhau. Để giải quyết vấn đề này, Cross-chain Bridge xuất hiện.
Vậy Cross-chain Bridge là gì? Những lợi ích mà nó đem lại cho các Blockchain hiện tại ra sao? Hãy cùng Fiahub tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung bài viết
Thế nào là Cross-chain Bridge?
Cầu nối Cross-chain hay Cross-chain Bridge là phương thức luân chuyển các tài sản crypto, dữ liệu, token từ Blockchain này sang Blockchain khác; bao gồm các layer 1, layer 2, sidechain hay childchain. Hiểu đơn giản, Cross-chain Bridge giúp các hệ sinh thái giao thương, tối ưu hóa dòng tiền của mọi nền tảng.
Khi các Blockchain như Bitcoin, Ethereum, Cosmos, Solana… luôn có tính riêng tư và bảo mật cao, người dùng có thể xác minh giao dịch của mình trên chuỗi. Nhưng bản chất riêng rẽ của Blockchain khiến cơ hội phát triển dòng tiền trong crypto bị hạn chế.
Các dự án Cross-chain Bridge không ngừng phát triển về số lượng, minh chứng rằng người dùng cần luân chuyển lượng tài sản rất lớn.
Cross-chain Bridge hoạt động như thế nào?
Hầu hết các Cross-chain hiện nay đều áp dụng chung một mô hình, đó là lock-mint-burn. Nguyên lý hoạt động gồm có:
- Người dùng nạp token ở chain A vào Bridge
- Khi Bridge nhận được tài sản sẽ mint bản wrapped của token này trên chain B cho địa chỉ ví mong muốn
- Khi cần rút tài sản, người dùng sẽ gửi lại số wrapped token vào bridge.
- Số token đó sẽ bị đốt và Bridge sẽ mở khóa token cho người dùng ở chain A.
Đây là một nguyên lý đơn giản, nhưng phát triển trên từng Bridge sẽ có thiết kế khác nhau; từng loại hình Cross-chain Bridge sẽ có ưu nhược điểm nhất định.
Các loại Cross-chain Bridge
Nhìn chung, Cross-chain Bridge có thể chia thành 2 loại chính là Centralized Cross-chain Bridge và Decentralized Cross-chain Bridge.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng loại một nhé!
Centralized Cross-chain Bridge
Mô hình này yêu cầu người dùng phải tin tưởng vào các bên thứ ba; đóng vai trò như người môi giới giữa các chain. Bên thứ ba sẽ nhận tài sản từ người dùng từ chain này và mint wrapped token ở chain khác.
Ví dụ: người dùng deposit BTC vào BitGo, hệ thống sẽ mint ra wBTC chuẩn ERC20 và người dùng có thể sử dụng trên các ứng dụng dApps của Ethereum. Tương tự, bạn muốn chuyển token BSC thì chọn deposit tài sản lên sàn Binance.
- Ưu điểm: tiện lợi, nhanh gọn và đơn giản; phù hợp với người dùng mới
- Nhược điểm: phụ thuộc vào bên thứ ba và bên thứ ba toàn quyền sử dụng tài sản của người gửi.
Mặc dùng khả năng scam tài sản của người dùng khá thấp; vì đa phần đều là các sàn danh tiếng, nguy cơ mất uy tín sẽ thiệt hại hơn những thứ mà họ có thể nhận được nếu gian lận; tuy nhiên rõ ràng thì Centralized Bridge vẫn còn nhiều vấn đề. Rất khó để track được lượng tài sản mà người dùng nạp rút vào sàn và nghi vấn đặt ra là liệu các bên thứ ba có issue nhiều wrapped token hơn so với lượng tài sản nạp vào không.
Decentralized Cross-chain Bridge
Ngược lại với Centralized Cross-chain Bridge, mô hình này không yêu cầu người dùng đặt niềm tin vào bên thứ ba.
Hiểu đơn giản, Decentralized Cross-chain Bridge là một pool chứa các tài sản được quản lý bởi một số lượng validators. Số lượng validators tỉ lệ thuận với độ phi tập trung của mô hình. Người dùng sẽ deposit tài sản từ chain này vào pool; sau đó các validators sẽ các minh giao dịch. Pool sẽ tiến hành mint wrapped token ở các chain khác tương ứng.
- Ưu điểm: tính minh bạch cao vì mọi thứ được xác thực on-chain
- Nhược điểm: độ an toàn không đảm bảo khi các mô hình bridge còn khá mới. Pool chứa tài sản của Decentralized Cross-chain Bridge sẽ là miếng mồi ngon cho các vụ tấn công (ví dụ như vụ tấn công thiệt hại tới 611 triệu USD của Poly Network).
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai mô hình Cross-chain Bridge này chính là cách validator được incentive ra sao; để bảo đảm tính chính xác cho bridge. Nói cách khác: làm thế nào để các validator làm việc đúng và ngăn chặn các hành vi xấu trong việc xác minh giao dịch.
Hiện nay, có 3 loại Decentralized nổi bật, gồm có:
- Somewhat Centralized Bridge: mô hình này giúp ngăn chặn các hành vi xấu bằng cách định danh validators từ trước thông qua xác thực tài khoản và có mối quan hệ ngoài đời. Cơ chế kiểm soát min và burn wrapped tokens dựa trên sự đồng thuận đa số. Tuy nhiên nguy cơ Rug-Pull dự án vẫn có thể xảy ra.
- Decentralized Bridge: phát triển trên mạng lưới Proof of Stake, cho phép bất kỳ ai cũng có thể trở thành validator. Những mô hình này áp dụng cơ chế staking & slashing; giúp validators nhận được incentive khi xác minh giao dịch; đương nhiên số tài sản của họ khi stake sẽ mất đi nếu gian lận.
- Untrusted Bridge: các bridge được kết nối trực tiếp với chain và tương thích với mạng lưới. Bridge được xem như một phần của mạng lưới và thừa hưởng tính bảo mật từ Blockchain. Đây cũng là loại Bridge có tính bảo mật cao nhất; nhưng rất khó mở rộng và phát triển sang chain khác.
Tổng kết
Có thể nói, Cross-chain Bridge rất tiềm năng và khá mới mẻ trong thị trường crypto, đồng thời nó cũng là xu hướng tất yếu. Một kỷ nguyên mới sẽ mở ra cho thị trường tiền kỹ thuật số khi bệ phóng Cross-chain Bridge không ngừng hoàn thiện.
Đương nhiên, ở thời điểm hiện tại, Cross-chain Bridge vẫn còn rất nhiều hạn chế nhưng trong tương lai, đây là nền tảng không thể thiếu và đồng thời là mỏ vàng cho các nhà đầu tư.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về Cross-chain Bridge. Đừng bỏ qua những bài viết thú vị tiếp theo trên website của Fiahub. Mọi thắc mắc liên quan đến thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog