Giao thức The Graph (GRT) đã tung ra một quỹ hệ sinh thái trị giá 205 triệu USD để thu hút các nhà phát triển mới đến với nền tảng của nó.
Nội dung bài viết
205 triệu USD để phát triển hệ sinh thái The Graph
Quỹ hệ sinh thai này được tài trợ bởi Digital Currency Group, Multicoin Capital, Reciprocal Ventures, Gumi Cryptos Capital, NCG và HashKey. Trong đó, Digital Currency Group (DCG) đã ủy quyền cho The Graph quản lý quỹ này đồng thời sẽ hỗ trợ thêm cho sự phát triển của hệ sinh thái về hai khía cạnh là tài chính phi tập trung (DeFi) và metaverse. Mục đích đã nêu của quỹ là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển của các dự án quan trọng trong hệ sinh thái của The Graph.
Graph Foundation đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho mạng lưới các nhà phát triển trên nền tảng mình trong thời gian qua. Lấy ví dụ, vào tháng 12/2021 vừa rồi, quỹ này đã công bố khoản tài trợ trị giá 60 triệu USD cho Semiotic AI nhằm mở rộng năng lực nghiên cứu và phát triển của mạng xung quanh trí tuệ nhân tạo. Cũng trong tháng 12, nền tảng API mã nguồn mở The Guild đã nhận được 48 triệu USD để giúp cải tiến các tính năng đồ thị của The Graph.
Giao thức The Graph ra mắt mainnet vào tháng 12/2020 và hiện đang được sử dụng bởi các giao thức DeFi hàng đầu và các blockchain lấy EVM làm trung tâm. Xét về biến động giá đồng GRT của The Graph, tính từ thời điểm đạt đỉnh hồi tháng 2/2021 đến nay, GRT vẫn chưa quay lại đỉnh cũ. Theo CoinGecko, giá GRT hiện tại đã giảm 84% với với mức đỉnh trước đó. Khi xu hướng Web 3.0 đang lên ngôi, bằng việc đóng một vai trò thiết yếu trong thế giới này, hi vọng những động thái tới đây có thể sẽ là động lực để GRT quay lại mức đỉnh lần 2.
Cuộc đua phát triển của các hệ sinh thái trong 2022
Năm 2021 đã là một năm chứng kiến sự tăng trưởng kỷ lục của các quỹ hệ sinh thái trên toàn cầu. Một vài ví dụ điển hình như Binance (1 tỷ USD), Near protocol ra mắt quỹ trị giá 800 triệu USD cho các giao thức DeFi. Hay như Avalanche, Oasis Foundation đều mở ra các quỹ của riêng mình trị giá lần lượt là 200 triệu USD và 160 triệu USD.
Tiếp nối sự thành công của năm 2021, 2 tháng đầu tiên của năm 2022 đã cho thấy dòng tiền đáng kể từ các tổ chức đổ vào thị trường này. Dẫn đầu trong số đó phải kể đến “tấm gương” của giải pháp sidechain cho Ethereum, Polygon, với khoản đầu tư lên đến 450 triệu USD và 109 triệu USD đầu tư cho ví tiền điện tử Phantom của Solana.
Có vẻ như các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn quan tâm đến việc hỗ trợ các quỹ tăng trưởng tập trung vào các ứng dụng phi tập trung trên thị trường, bất chấp xu hướng ảm đạm của toàn thị trường trong thời gian qua. Điều này phần nào giúp xua tan đi những giả thuyết về việc thị trường đã đi vào xu hướng downtrend tương tự như hồi cuối năm 2017, đầu 2018.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.