Vào hôm qua, The Wall Street Journal đã tung ra một bản báo cáo chỉ ra những hành vi bất hợp pháp mà Bitfinex và Tether (công ty đứng sau phát hành stablecoin USDT) đã âm thầm thực hiện vào năm 2018. Tiếp tục dấy lên làn sóng tranh cãi xung quanh vấn đề pháp lý của Tether kể từ khi nó được ra mắt vào 2014.
Vào 2018, Tether đã đánh mất độ uy tín khi New York cấm dự án hoạt động trong tiểu bang này. Văn phòng Tổng chưởng lý bang New York đã điều tra công ty vào năm 2018 vì đã cho các nhà đầu tư vay tiền và cung cấp chứng khoán chưa qua đăng ký. Các vấn đề này tiếp sau đó đã đặt Tether và công ty anh em là Bitfinex rơi vào tình thế khó khăn vì họ không thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nữa. Các công ty bị cáo buộc lách luật bằng cách làm giả tài liệu để được hỗ trợ và thậm chí còn tạo ra công ty vỏ bọc để gây nhầm lẫn cho các ngân hàng.
Nội dung bài viết
Bị phát hiện thông qua email
Trong khi điều tra các vấn đề xung quanh Tether và Bitfinex vào năm 2018, Wall Street Journal đã truy cập được một số email được gửi qua lại trong quá trình làm việc với ngân hàng. Trong báo cáo của WSJ , các công ty đã cố gắng che giấu danh tính của họ bằng cách sử dụng các cá nhân hoặc công ty ma để đánh lừa bộ phận kiểm định của các ngân hàng.
Những hành vi này khiến họ gặp nhiều vấn đề hơn với các cơ quan quản lý khi mọi chuyện bị bại lộ, và khối tài sản trị giá hàng triệu đô la cũng đã bị tịch thu.
Lùm xùm của Tether và Bitfinex trong 2018
Tether Holding LTD là công ty đứng sau USDT, stablecoin hàng đầu thị trường với giá trị vốn hoá hơn 70 tỷ đô la.
Là stablecoin truyền thống được neo giá theo đồng đô la Mỹ, Tether phải có một lượng USD dự trữ tương đương với lượng USDT đang lưu hành.
Những vấn đề của Tether bắt đầu xuất hiện khi chính phủ Hoa Kỳ phát hiện rằng họ đã nói dối về nguồn USD dự trữ. Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) đã điều tra stablecoin USDT và phát hiện ra những tuyên bố sai sự thật.
Cụ thể, từ năm 2016 đến 2018, Tether chỉ nắm giữ 27,6% tổng cung lưu hành bằng USD tương đương. Thay vào đó, dự trữ của Tether phụ thuộc vào các bên thứ ba và các tổ chức không được kiểm soát thông qua giá trị hợp đồng và khoản vay,…. trong đó có liên quan tới cả công ty anh em là Bitfinex.
Bitfinex theo cách nào đó có thể xem như người đứng sau tạo ra Tether Holding, sàn giao dịch tiền điện tử từng một thời đứng trong top đầu này cũng có không ít điều tiếng như bị hack hàng loạt, cáo buộc thao túng giá Bitcoin,… Đặc biệt vào 2016 sàn giao dịch đã phải đóng khoản tiền phạt 75000 đô la cho CFTC vì hành vi cung cấp dịch vụ không có trong danh mục đăng ký.
Bước sang 2017, ngân hàng top đầu Hoa Kỳ – Wells Fargo đã từ chối xử lý giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của Bitfinex tại bốn ngân hàng Đài Loan khác nhau, khiến cho công ty này thiếu hụt thanh khoản tạm thời trong quá trình xử lý rút USD. Một loạt vụ kiện nổ ra và hai bên cũng đã quyết định chấm dứt hợp tác, Noble Bank International (NBI) là đối tác ngân hàng được lựa chọn để thay thế, tuy nhiên nó cũng chỉ kéo dài thêm được 1 năm.
Vào 2018, sau khi chấm dứt hợp tác cùng NBI, Bitfinex tiếp tục gặp vấn đề nghiêm trọng với các mối quan hệ ngân hàng của mình. Đến năm 2019, Tổng chưởng lý New York Letitia James đã cáo buộc Bitfinex sử dụng Tether để bù đắp khoản lỗ 850 triệu đô la.
Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain