Nhắc đến thị trường Crypto có rất nhiều cách để đầu tư kiếm lợi và một trong các cách mà bạn không thể bỏ qua đó chính là đầu tư Crypto staking. Năm 2018, đầu tư Staking xuất hiện như một xu hướng mới với cách đầu tư không quá phức tạp và đem lại nhiều lợi ích cho người tham gia. Nguồn gốc của cách thức đầu tư này là nhằm giảm sự lạm phát đồng tiền điện tử trên thị trường, làm giả tăng sự khan hiếm của nguồn cung tạo nên giá trị gia tăng cho các đồng mã hoá này. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về Staking là gì? Cách thức hoạt động? Các ưu và nhược điểm của việc đầu tư Crypto Staking là gì? Chúng ta cùng đi sâu vào bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung bài viết
Staking là gì?
Hiểu nôm na về đầu tư Staking bạn có thể hình dung là mình đang mang một số tiền gửi vào ngân hàng và sẽ nhận được số tiền này kèm theo mức lãi suất vào thời gian đáo hạn. Đối với đầu tư Staking được xem như là việc bạn mua một đồng coin nào đó (chẳng hạn như BTC, hay ETH), sau đó giữ chúng trong ví điện tử trong khoảng thời gian nhất định. Và trong khoảng thời gian đó số coin của bạn sẽ không được phép giao dịch cho đến khi đáo hạn bạn sẽ nhận được mức thưởng tương ứng. Việc bạn đặt càng nhiều tiền và khoảng thời gian càng lâu thì mức thưởng mà bạn nhận được cũng sẽ càng lớn.
Staking hoạt động như thế nào?
Như chúng ta đã biết để đào được Bitcoin, thợ mỏ phải bỏ ra nhiều tiền bạc và công sức để đầu tư vào dàn máy đào chuyên dụng. Các máy đào phải được đảm bảo chuyên dùng cho việc khai thác để giải các thuật toán phức tạp để liên kết các khối giao dịch blockchain lại với nhau. Và cuối cùng là nhận về BTC làm phần thưởng cho công sức đã bỏ ra. Tất cả điều trên đi đến khái niệm Proof of Work. Để hiểu rõ hơn về đào Bitcoin bạn có thể tham khảo tại đây
Đối với Staking cũng vậy chúng ta cũng sẽ được làm quen với một thuật ngữ tương tự là Proof of Stake. Khác với Mining (đào) thì những người tham gia vào Staking (đặt cược) sẽ là các nhà xác nhận. Bạn không cần phải bỏ ra số tiền lớn để đầu tư vào dàn máy đào chuyên dụng, hay làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong quá trình khai thác, mà khi stake bạn sẽ đặt cược một số tiền điện tử của mình vào ví điện tử. Khi đó bạn được phép tham gia vào quá trình tạo ra khối mới tức là xác nhận giao dịch. Số tiền cược càng lớn thì phần thưởng của bạn cũng sẽ nhận được càng lớn hay nói cách khác số khối bạn tạo ra được phụ thuộc vào số tiền bạn đặt cược vào ví.
Như đã nói ở đầu bài việc staking ra đời nhằm giải quyết vấn đề lạm phát, để tạo ra sự khan hiếm cho nguồn cùng và cuối cùng là làm tăng giá trị của đồng coin. Việc stake như hành động khóa tiền trong ví làm cho nguồn cung trong lưu thông nhỏ dần. Và từ đó các nhà cái hay chủ dự án có thể tự tin đẩy giá của các đồng coin lên cao.
Cùng tìm hiểu Staking hoạt động như thế nào thông qua thuật ngữ Proof of Stake
Ưu điểm và hạn chế của đầu tư Crypto Staking
Đây được đánh giá sẽ là một xu hướng mới trong năm 2020, vậy điều gì làm chúng trở nên hot đến vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm cũng như nhược điểm của việc đầu tư Crypto Staking trong phần ngay sau đây nhé.
Những ưu điểm cũng như nhược điểm của việc đầu tư Crypto Staking
Ưu Điểm Của Staking
Cắt giảm chi phí đầu tư tốn kém
Một ưu điểm đầu tiên phải kể đến là việc khai thác coin không cần phải thông qua các thiết bị máy móc đặt tiền, tốn kém như GPU cao cấp hay ASIC. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí ban đầu hay chi phí để bảo quản trong quá trình đào.
Khai thác trở nên dễ dàng
Việc khai thác bấy giờ không còn trở nên cầu kỳ như trước, việc chuẩn bị một dàn máy đào xịn sò là không cần nữa. Vì đối với staking bạn có thể dễ dàng mua một lượng đồng coin sau đó giữ chúng trong ví tiền điện tử. Và việc tiếp theo là “trở thành người xác nhận” rồi chờ nhận thưởng mà thôi. Không còn trở ngại nhiều đối tượng tham gia như trước.
Thân thiện với môi trường
Nếu Proof of Work phải tốn rất nhiều năng lượng điện và làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thì đối với Proof of Stake, điều này được giảm đáng kể. Đối với staking bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều năng lượng và cũng không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Không cần lượng kiến thức về kỹ thuật rộng
Một ưu điểm phải kể đến chính là bạn không cần phải trang bị cho mình một lượng kiến thức về kỹ thuật quá rộng để tham gia Staking, bạn không cần phải đối diện với dàn máy đào phức tạp như Proof of Work chính vì thế mà bạn được miễn giảm trong vấn đề khi tham gia Staking nhé.
Lợi ích cao
Lợi ích cao ở đây nghĩa là, khi tham gia đầu tư với hình thức này bạn không chỉ làm tăng giá trị coin của bạn được khóa trong ví mà còn nhận được phần thưởng tương ứng của mình khi xác nhận các giao dịch nữa.
Nhược Điểm Của Staking
Không thể sử dụng tiền được giữ trong ví
Trong thời gian giữ tiền trong ví đồng nghĩa với việc số coin này bị khóa và bạn không thể thực hiện các giao dịch trên số coin này. Giả sử bạn thấy một nguồn đầu tư tiềm năng đi chăng nữa thì bạn vẫn không thể tham gia dẫu đây vẫn là coin thuộc sở hữu của bạn.
Rủi ro khi đồng coin mất giá
Một rủi ro bạn phải đối diện là nếu đồng tiền điện tử mà bạn khóa trong ví bị mất giá bạn cũng sẽ không thể kịp thời bán chúng nếu còn nằm trong thời hạn khóa. Và bạn sẽ đối diện với việc đồng coin của mình bị mất giá.
Đối diện với vấn đề bảo mật
Vì các đồng coin được lưu trữ trong ví điện tử thế nên việc các tin tặc xâm nhập vào hệ thống và đánh cắp thông tin hay đánh cắp tài sản của bạn. Việc sử dụng ví điện tử (thường là ví nóng) bạn sẽ phải cung cấp công khai thông tin của mình và việc bị lộ thông tin cá nhân bởi việc xâm nhập từ tin tặc là không mấy khó khăn.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về Staking và hiểu rõ Staking là gì? Ưu và nhược điểm của đầu tư Crypto Staking
Bài viết này đã một phần nào giúp bạn hiểu được Staking là gì, các lợi ích cũng như hạn chế của việc đầu tư Crypto Staking rồi phải không nào. Mong rằng thông qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn và trả lời cho câu hỏi “Đây có phải là hình thức đầu tư tốt hay không?” nhé. Ngoài ra, nếu muốn mua bán Bitcoin bạn có thể tham khảo tại đây nhé. Chúc bạn tham gia đầu tư thành công và đạt được mức lợi nhuận như mình mong muốn nhé.