Solana đang là một dự án tiền điện tử khá “hot” trong thời gian gần đây. Tính từ thời điểm tháng 5/2020 đến nay tỷ giá đồng SOL đã tăng từ $0.5 lên $3.6 (7 lần) trong thời gian 3 tháng ngắn ngủi. Chúng ta hãy cùng xem dự án này là gì nhé.
Nội dung bài viết
Dự án Solana là gì?
Solana được giới blockchain biết đến như là một dự án mã nguồn mở. Nó hướng đến triển khai một blockchain dạng mới mới, có hiệu suất cao.
Theo một số thông tin từ chính dự án Solana thì trên lý thuyết cơ sở dữ liệu tập trung có khả năng xử lý lên đến 710,000 giao dịch mỗi giây trên mạng gigabit tiêu chuẩn. Con số này có khả năng đạt được trong điều kiện các giao dịch không quá 176 byte.
Để có thể đạt được đến con số nay Solana tiết lộ họ đã thực hiện được bằng cách tận dụng một cơ chế vốn dĩ đã tồn tại lâu đời ở bên trong nhân Bitcoin. Cơ chế đó gọi là nLocktime.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Solana mới chỉ dừng lại với khả năng xử lý hơn 50.000 giao dịch mỗi giây. Nhưng cũng chỉ như này thôi cũng khiến Solana gây ấn tượng mạnh với nhiều nhà đầu tư (NĐT) tiền điện tử rồi.
Những đặc điểm nổi bật của dự án Solana
Để đạt được khả năng xử lý giao dịch như hiện tại Solana đã phải áp dụng tới 8 cải tiến khác nhau. Với những cải tiến này hướng đến việc hỗ trợ người dùng tập trung vào việc mở rộng quy mô kinh doanh thay vì chỉ cố gắng tập trung vào việc mở rộng hạ tầng.
Một điểm thú vị nữa là với việc áp dụng 8 cải tiến này, hệ thống của Solana có thể đạt được giới hạn như hiện tại mà không cần sử dụng đến cơ chế “sharding” như ETH 2.0.
Cụ thể 8 cải tiến đó là gì, chúng ta cùng xem nhé.
8 cải tiến có trên Solana. © Solana.
PoH (Proof of History)
Nếu như trước giờ đa phần chúng ta đều thấy là cơ chế PoW (Bitcoin) hay PoS (ETH 2.0) thì đến Solana lại sử dụng thuật toán đồng thuận PoH. Với PoH, bạn có thể tạo một bản ghi lịch sử chứng minh rằng một sự kiện đã xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong một khung thời gian nhất định.
PoH Timestamps. © Solana.
Hiểu một cách đơn giản thì hệ thống sẽ thêm các bản ghi trong lịch sử của các giao dịch. Mục đích để chứng minh rằng những giao dịch này trên thực tế đã xảy ra rồi và đây là bằng chứng sau đó mới thêm nó vào sổ cái. Để làm được điều mà chúng ta tạm gọi là mới mẻ này thì Solana sử dụng một tính năng được gọi là Verifiable Delay Function.
Tower BFT
Tương tự như TRON 4.0, Solana cũng sử dụng PBFT để xác nhận khối một cách nhanh chóng. Tuy nhiên có một điểm khác cơ bản là Solana sử dụng PoH như là một dạng đồng hồ mạng. Điều này giúp cho hệ thống đạt được sự đồng thuận của blockchain mà không phải chịu độ trễ của giao dịch.
Trước khi trạng thái cuối cùng của sổ cái phân tán được hoàn thiện, người dùng sẽ bỏ phiếu để xem phiên bản nào trong số các phiên bản của sổ cái là chính xác. Lúc này phiếu bầu đó sẽ bị khóa lại để tránh việc người đùng bỏ phiếu lần hai trên một phiên bản tương lai của blockchain.
Turbine
Để giúp cho việc truyền tải dữ liệu đến các node được dễ dàng thì Solana sử dụng cơ chế chia nhỏ để trị. Nó chia dữ liệu ra thành các gói nhỏ hơn tiện cho việc truyền dữ liệu. Cũng chính nhờ điều này giúp giải quyết triệt để vấn đề về băng thông và giúp cho giao dịch nhanh hơn.
Turbine chính là giải pháp giúp Solana làm việc đó. Nó là một giải pháp được nghiên cứu từ Bittorrent. Turbine được tối ưu hóa để truyền trực tuyến và truyền dữ liệu chỉ bằng UDP. Đồng thời nó thực hiện một đường dẫn ngẫu nhiên cho mỗi gói thông qua mạng khi các block producer (nhà sản xuất khối) truyền dữ liệu của họ. Các block producer này chia các gói dữ liệu lớn thành gói có nhỏ hơn với kích thước 64 KB sau đó truyền mỗi gói đến các validator (trình xác nhận) khác nhau.
Gulf Stream
Để đạt được con số hơn 50,000 giao dịch mỗi giây thì Solana đã giảm bớt đi quy trình xác nhận khối. Gulf Stream được xem như là thành phần trung gian ở giữa tham gia vào quá trình giảm bớt này. Nó bắt và chuyển tiếp giao dịch trước khi tập khối tiếp theo chờ xác nhận.
Sealevel
Solana đang xây dựng một thời gian chạy (runtime) có thể xử lý đồng thời hàng chục ngàn hợp đồng song song cùng lúc. Để làm đươc điều đó nó sử dụng nhiều lõi (core) nhất có thể cho các trình xác thực (validator).
Pipeline
Một tập hợp các khối chứa thông tin giao dịch nhanh chóng được xác thực và sao chép trên tất cả các node bên trong mạng. Solana thực hiện điều này bằng cách gán một luồng dữ liệu đầu vào vào các phần cứng khác nhau chịu trách nhiệm cho từng phần cứng đó.
Cloudbreak
Solana đạt được khả năng mở rộng mà không có rủi ro về sharding. Nó làm điều đó bằng cách tổ chức một cơ sở dữ liệu đồng thời đọc và ghi đầu vào giao dịch. Cloudbreak thiết lập một cấu trúc dữ liệu nơi mà các giao dịch được xử lý trong một phần mềm sử dụng mọi phần cứng chịu trách nhiệm lập chỉ mục (index) dữ liệu.
Archivers
Mạng của Solana cho phép mọi node sao chép thông tin từ chuỗi khối dựa theo không gian có sẵn trên phần cứng của chúng. Người lưu trữ tải xuống dữ liệu tương ứng của họ từ trình xác thực và dùng dữ liệu này để có thể truy cập được vào mạng.
Đội ngũ sáng lập của Solana
Đội ngũ của Solana đều là những thành phần “có máu mặt” trong giới công nghệ hiện nay. Cụ thể:
- Anatoly Yakovenko hiện đang là CEO của Solana. Ông đã phụ trách việc phát triển hệ điều hành tại Qualcomm, hệ thống phân tán tại Mesosphere và nén tại Dropbox. Ông nắm giữ 2 bằng sáng chế cho các giao thức Hệ điều hành hiệu suất cao. Đồng thời ông cũng là nhà phát triển cốt cán cho BREW, thứ giúp cung cấp năng lượng cho mọi điện thoại nắp gập CDMA (thiết bị hơn 100m) và dẫn đầu sự phát triển của công nghệ giúp Project Tango (VR/AR) khả thi trên điện thoại Qualcomm.
- Greg là kiến trúc sư chính của Solana. Greg đã khám phá toàn cảnh của các hệ thống nhúng. Anh ấy đã tạo cầu nối RPC hai chiều giữa C và Lua cho hệ điều hành BREW, giúp khởi chạy chương trình phụ trợ ARM cho chuỗi công cụ trình biên dịch LLVM và xuất bản nhiều dự án mã nguồn mở bao gồm trình tối ưu hóa LLVM phát trực tuyến trong Haskell, công cụ phân tích giấy phép bằng Python và một khuôn khổ web phản ứng trong TypeScript.
- Ngoài hai cái tên này ra còn nhiều nhân tố cộn cán khác như Raj Gokal (COO): Nhà đầu tư mạo hiểm tại General Catalyst. Hay Eric Williams (Chief Scientist): Cựu Giám đốc dữ liệu và đồng sáng lập tại Motion. Hi vọng với những đội ngũ mạnh như này khiến cho Solana ngày càng thành công hơn.
CEO và Kiến trúc sư chính của Solana. © Solana.
Đồng coin của Solana (SOL)
Thông tin cơ bản
Bảng thông tin cơ bản về đồng SOL của Solana.
Tiêu chí | Mô tả |
Ký hiệu | SOL |
Blockchain | Solana |
Thuật toán đồng thuận | PoS |
Vốn hoá thị trường | $122,137,009 |
Tổng nguồn cung hiện tại | 488,621,800 SOL |
Tổng nguồn cung dự kiến | 500,000,000 SOL |
Thứ hạng | #92 |
Mức giá | $3.82 |
Thông tin được cập nhật tới ngày 27/8/2020 tại Coinmarketcap |
Kế hoạch phân bổ token
Việc phân phối nguồn cung cấp token như sau:
- Seed Sale: Chiếm 16.23% tổng nguồn cung.
- Founding Sale: Chiếm 12.92% tổng nguồn cung.
- Validator Sale: Chiếm 5.18% tổng nguồn cung.
- Strategic Sale: Chiếm 1.88% tổng nguồn cung.
- CoinList Auction Sale: Chiếm 1.64% tổng nguồn cung.
- Team: Chiếm 12.79% tổng nguồn cung.
- Foundation: Chiếm 10.46% tổng nguồn cung.
- Community: Chiếm 38.89% tổng nguồn cung.
Solana đã gọi vốn thành công được 25.55 triệu đô sau 5 vòng gọi vốn. Dưới đây là chi tiết số tiền kêu gọi được ở từng vòng và thời gian tương ứng.
Các lần ICO của Solana.
Khi mainnet Solana đi vào hoạt động, tất cả các token từ lạm phát sẽ được phân phối cho chủ sở hữu dưới hình thức ủy quyền và phần thưởng staking.
Kế hoạch phát hành token của Solana.
Biến động giá đồng SOL
Biến động giá của đồng SOL.
Cách để sở hữu đồng SOL
Bạn có thể mua đồng SOL thông qua các đợt phát hành token của chính Solana. Hoặc tiến hành mua nó trên các sàn giao dịch tiền điện tử hỗ trợ niêm yết đồng tiền này.
Ngoài ra còn một cách nữa là bạn có thể thực hiện staking nó. Đây đơn giản chỉ là một hình thức sở hữu đồng SOL sau đó giữ để hưởng lợi nhuận mà thôi. Nó giống với mô hình gửi và nhận lãi tiền gửi hàng tháng tại các ngân hàng hiện nay.
Ví lưu trữ đồng SOL
Về việc lưu trữ, bản thân đồng SOL có thể được lưu trữ trên ví của các sàn giao dịch như Binance. Hoặc bạn cũng có thể lưu trữ tập trung cùng nhiều đồng tiền khác trong ví Trust Wallet.
Ngoài ra, nếu để an tâm hơn thì bạn có thể sử dụng các ví lạnh có trên thị trường như Ledger Live hay Ledger Nano S.
Chi tiết về việc hướng dẫn sử dụng ví lưu trữ đồng SOL bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://docs.solana.com/wallet-guide.
Sàn giao dịch đồng SOL
Danh sách các sàn giao dịch niêm yết đồng SOL.
Hiện tai Binance đang là sàn có lượng giao dịch đồng SOL nhiều nhất trong số các sàn mà nó niêm yết hiện nay. Bạn có thể thực hiện giao dịch với các cặp SOL/USDT; SOL/BTC; SOL/BUSD; SOL/BNB.
Có nên đầu tư vào đồng SOL thời điểm này hay không?
Chúng ta sẽ cùng nhìn lại những cơ hội cũng như thách thức mà Solana đang phải đối mặt như thế nào nhé.
Điểm mạnh
Bản thân các giải pháp khác hiện nay như ETH 2.0 hay TRON 4.0 đang phải chật vật với việc tìm cách mở rộng hệ thống. ETH 2.0 dự kiến ra mắt có thể tăng tốc độ giao dịch lê 2,000 – 3,000 TPS ở giai đoạn đầu. Sau đó tăng dần lên mức 100,000 TPS cho giai đoạn tiếp theo. May mắn thay là Solana đã giải quyết được việc này.
Đội ngũ của Solana toàn các thành phần “có máu mặt” hiện nay. Tuy nhiên việc những người giỏi cùng làm việc với nhau sẽ có những xung đột. Và có vẻ như Solana đã giải quyết rất tốt việc này.
Solana đã xây dựng cho mình một hệ sinh thái tương đối lớn. Bản thân Serum (SRM) cũng đã xây dựng ứng dụng trên blockchain của Solana.
Điểm yếu
Điểm yếu duy nhất mà Solana gặp phải đó là dường như họ đang có quá nhiều thứ phải làm thì phải. Việc tăng TPS từ 50,000 giao dịch trên giây lên hơn 700,000 giao dịch trên giây có lẽ sẽ đòi hỏi đội ngũ của Solana cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa so với thời điểm hiện tại.
Kết luận
Solana có vẻ đang đi đúng hướng, nó giải quyết được các vấn đề của blockchain hiện tại. Đồng thời nó ra mắt đúng vào thời điểm làn sóng DeFi đang nổi lên. Điều này cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Solana.
Kết luận chung
Solana ra mắt đúng thời điểm DeFi đang nở rộ, nhà nhà nhắc đến DeFi. Bản thân đây chính là một trong những tiềm năng lớn thúc đẩy Solana phát triển.
Về cơ bản Solana đang gần như có mọi thứ cần thiết để phục vụ cho việc phát triển của nó. Tuy nhiên việc nó có đi đúng hướng với những gì mà team đã vạch ra hay không thì chúng ta sẽ cần phải chờ đợi thêm. Đôi khi nhiều yếu tố thuận lợi quá chưa chắc đã là một điều hay cho một dự án về công nghệ như thế này.
** Mua các đồng tiền điện tử bằng VNĐ an toàn, uy tín, giá tốt nhất tại Fiahub: Mua Bitcoin; Mua Ethereum; Mua USDT; Mua BNB; Mua ADA; Mua LINK; Mua XRP; Mua SRM; Mua LEND; Mua OGN.