Social graph là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong thị trường gấu như hiện nay. Nhiều người cho rằng social graph sẽ mang đến những sự đột phá về ý tưởng. Nhưng nhiều người khác lại rằng điều này rất viển vông. Vậy chính xác social graph là gì và chúng ta hãy cùng so sánh social graph trên web 3 và web 2.0 để biết được công nghệ này phát triển như thế nào?
Nội dung bài viết
Social graph là gì?
Social graph (mối quan hệ xã hội) còn được hiểu là mạng xã hội phi tập trung. Đây là một mạng lưới tập trung các người dùng muốn làm chủ mối quan hệ cả mình. Nó thể hiện sự liên kết giữa các cá nhân, hội nhóm, tổ chức trong một mạng xã hội lại với nha. Khi ai đó tạo ra một tài khoản trên phương tiện truyền thông này, họ sẽ có quyền đăng nội dung, chia sẻ nội dung hoặc kết bạn với những người dùng khác. Và các hành động liên tiếp được thực hiện, chính người dùng sẽ tạo ra một mạng lưới mạng xã hội kết nối các dữ liệu với nhau.
Bên cạnh đó, social graph còn được hiểu là công cụ dùng để nghiên cứu hành vi người dùng. Mỗi một social đều khắc họa chân thực chân dùng của người dùng. Một tổ chức có càng nhiều thành vine, thì dữ liệu người dùng sẽ càng nhiều.
Theo các thống kê, thì hiện nay có đến 4 tỉ người sử dụng mạng xã hội môi ngày. Và con số này được dự báo ngày càng tăng và độ tuổi sử dụng cũng sẽ được mở rộng hơn (trẻ có, người lớn tuổi có).
Social graph được hiểu là các mối quan hệ xã hội
Lợi ích từ social graph là gì?
Hiện nay, mạng xã hội phi tập trung xuất hiện và phát triển rất nhiều như: Facebook, Tiktok, Twitter, … Bất kỳ hành động nào của bạn trên mạng xã hội từ lúc truy cập đến khi kết thúc đều được ghi lại. Mỗi nền tảng sẽ có một cách lưu trữ khác nhau và nó rất cụ thể, chi tiết. Hành vi này sẽ mang lại các lợi ích nhất định như:
Lợi ích đối với nền tảng truyền thông xã hội
Nếu nền tảng truyền thông xã hội càng biết nhiều về thông tin cá nhân, người dùng, họ sẽ biết cách cải thiện để tăng độ trải nghiệm của người dùng. Điều này dẫn đến người dùng sẽ liên tục sử dụng ứng dụng, và mục đích chính của hành động này đối với các nhà sản xuất chính là kiếm tiền. Trong một số trường hợp (số ít), các nền tảng truyền thông có thể bán đi thông tin người dùng cho bên thứ 3. Và điều này cũng xảy ra một cuộc tranh luận nảy lửa. Cụ thể như Facebook đã thu được 50,25 đô la mỗi năm trên mỗi người dùng vào năm 2022.
Lợi ích đối với người dùng
Tuy phải trả giá vì cung cấp thông tin của mình cho nền tảng, nhưng thay vào đó, người dùng cũng nhận được rất nhiều lợi ích như: trải nghiệm, tăng mối quan hệ, cập nhật thông tin, nhận được trải nghiệm cá nhân hóa, …
Người dùng có nhiều quyền lợi khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội
Lợi ích cho bên thứ 3
Bên thứ 3 có thể là các công ty kinh doanh các mặt hàng, ngân hàng, doanh nghiệp, … Các bên thứ 3 đã tận dụng các thông tin từ social graph người dùng để có thể quảng cáo, hiểu được hành vi người dùng. Họ sẽ tìm cách dựa trên những thông tin của người dùng để có thể sản xuất ra những sản phẩm đúng yêu cầu, đưa ra các chiến lược nhắm đúng tâm lý, đối tượng khách hàng, tìm ra các quảng cáo thú vị, thu hút, …. Hơn nữa, họ cũng có thể kết hợp với nền tảng truyền thông để quảng cáo mình đến người dùng đang có nhu cầu một cách chính xác.
So sánh web3 social và web 2.0 social
Nội dung | Web 2.0 social graph | Web3 social graph |
Lưu trữ dữ liệu | Lưu trữ tập trung | Lưu trữ phi tập trung và phân tán |
Quyền riêng tư của người dùng | Cung cấp ít quyền riêng tư cho người dùng | Cung cấp tối đa quyền riêng tư cho người dùng |
Kiểm soát dữ liệu | Dữ liệu được kiểm soát bởi nền tảng truyền thông xã hội | Dữ liệu được kiểm soát bởi chính người dùng |
Quyền sở hữu dữ liệu | Nền tảng truyền thông xã hội sở hữu dữ liệu người dùng | Người dùng sở hữu dữ liệu của họ |
Tính minh bạch | Không tồn tại tính minh bạch | Minh bạch |
Kiếm tiền | Các nền tảng truyền thông xã hội có thể kiếm tiền bằng các bán thông tin người dùng | Người dùng có quyền kiến tiền hoặc không kiếm tiền từ dữ liệu của họ |
Lỗ hổng dữ liệu | Có nhiều nguy cơ rò rỉ dữ liệu và đe dọa đến bảo mật | Tính bảo mật cao, ít nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân |
Những thay đổi của web3 social graph là gì?
Sau bảng so sánh trên, có thể thấy rằng web3 đã có những cải thiện đáng kể và đặc biệt quan tâm rất lớn đến việc người dùng có quyền sử dụng dữ liệu của mình. Bên cạnh đó, web3 còn mang lại nhiều lợi ích như:
- Phi tập trung: Social graph web3 được phân cấp và phân phối giữa nhiều nút trên chuỗi khối.
- Tự chủ: Mặt dù tất cả social graph đều có thể sử dụng nền tảng, nhưng quyền kiểm soát và sở hữu dữ liệu lại nằm trong tay người dùng. Họ có thể quyết định làm gì với thông tin của họ.
- Quyền riêng tư: các Social trên web3 có quyền riêng tư và tự chủ cho người dùng.
- Chia sẻ P2P: Người dùng là chủ sở hữu dữ liệu có thể chia sẻ biểu đồ xã hội trực tiếp với bất kỳ ai mà họ thích.
- Tính di động của dữ liệu: Với web3, tất cả các social graph nào cũng có thể di chuyển nhanh chóng trên các nền tảng chuỗi khối mà không cần xây dựng lại dữ liệu của mình (đồng nhất).
- Tự do lựa chọn: Web3 social graph cấp quyền tự do để người dùng thoải mái sử dụng các ứng dụng, cộng đồng và chính sách.
Với web3 social graph, bảo mật thông tin người dùng tốt hơn
Có thể thấy, mạng xã hội hiện tại chi phối và thu hút rất nhiều người dùng. Điều này có nghĩa, trong tương lai những mối quan hệ xã hội sẽ ngày càng nhiều. Với một tương lai như vậy, web3 social graph với các tính năng được chia sẻ trên là một điều hết sức cần thiết, ngăn cản việc khai thác đơn phương từ các ông hoàng mạng xã hội hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng cũng nên đặc biệt lưu ý chỉ cung cấp những thông tin có thể cung cấp. Bởi lẽ tất cả đều có rủi ro.
Trên đây là bài viết về social graph của Fiahub. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy truy cập thường xuyên vào trang web hoặc nếu có nhu cầu mua tiền điện tử bằng VND nhanh chóng, hãy vào ngay sàn fiahub.com và thực hiện giao dịch với các quyền lợi độc quyền.