Theo một báo cáo thống kê, trong 3 năm qua, tổng số khu vực pháp lý ban hành các lệnh cấm tuyệt đối tiền điện tử hoặc hạn chế sử dụng tiền điện tử tăng lên gấp 2 lần. Và đặc biệt theo thời gian, xu hướng này này càng tăng.
Nội dung bài viết
Các khu vực pháp lý cấm tiền điện tử
Có thể thấy, năm 2021 là một năm với nhiều điều tốt đẹp diễn ra trong thị trường tiền điện tử, hiệu suất thị trường. Nhưng thực tế, số lượng các quốc gia từ chối tiền điện tử lại tăng gấp đôi so với năm 2018.
Cụ thể, trong báo cao Thư viện Quốc Hội Mỹ (LOC) cho biết trên thế giới hiện có 9 khu vực pháp lý có các chính sách ban hành cấm triệt để việc sử dụng tiền điện tử, bao gồm: Iraq, Ai Cập, Oman, Algeria, Bangladesh, Qatar, Maroc, Tunisia và Trung Quốc. Và 42 khu vực có chính sách cấm ngầm. Trong đó, sự kiện Trung Quốc siết chặt các chính sách về tiền điện tử đối với người dân trong nước được quan tâm rất nhiều. Thậm chí, sự kiện này còn khiến giá Bitcoin và các Altcoin lao đao trong một thời gian.
Cấm triệt để ở đây là không cho phép bất kỳ giao dịch hoặc cá nhân nắm tiền điện tử trong tài khoản hay bất cứ nơi đâu và việc giao dịch, giữ tiền điện tử được coi là một hành vi phạm tội.
Nguyên nhân dẫn đến các chính sách cấm tiền điện tử ở một số quốc gia
Đối với những nước khác, tiền điện tử được coi là một hình thức thanh toán giúp người dân và doanh nghiệp tối ưu toàn bộ quá trình mua bán, trao đổi dưới sự bảo mật. Thì ngược lại, nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm tiền điện tử lại có những suy nghĩ trái chiều. Cụ thể nguyên nhân dẫn đến việc không cho phép người dân sử dụng tiền điện tử như:
- Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhà nước vẫn chưa có chính sách quản lý và cơ quan trung ương về tiền tệ. Vậy nên, một số nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro lớn khi đầu tư và bù lỗ.
- Thụy Điển kêu gọi cấm khai thác tiền điện tử vào tháng 11 vì lý do nhu cầu điện năng và ô nhiễm năng lượng điện, ô nhiễm môi trường.
- Đối với chính phủ Ấn Độ, họ cho rằng tiền điện tử sẽ được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, quốc gia này lại không cấm hoàn toàn về tiền điện tử, trong khi đó, nhà nước đang cố gắng nghiên cứu loại tiền tệ kỹ thuật số của riêng mình.
- Nhà nước Ai Cập tin rằng tiền điện tử có thể gây hại cho an ninh quốc gia và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước nhà.
- Bangladesh đã ban hành chính sách không hỗ trợ tiền điện tử từ năm 2017. Không những vậy, Ngân hàng Trung ương nước này còn liên tục đưa ra nhiều cảnh báo về Bitcoin. Đối với nước này, việc sử dụng tiền điện tử sẽ đi đôi với tội danh rửa tiền.
- Ngoài ra, hầu hết các quốc gia đều quan ngại rằng, việc sử dụng tiền điện tử là một hoạt động khai thác mang nhiều rủi ro tài chính, là hoạt động rửa tiền, huy động vốn bất hợp pháp, lừa đảo dạng đa cấp… chính tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến người dân, tiền điện tử. Mở đường cho những hoạt động phi pháp diễn ra sôi nổi. Và đặc biệt, Ngân hàng Trung ương không thể kiểm soát chặt chẽ được những hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
Trong khi nhiều quốc gia cấm tiền điện tử, thì cũng ngày càng nhiều quốc gia chấp nhận, tham gia thị trường này. Mỗi quốc gia có một chiến lược và suy nghĩ khác nhau. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn chờ xem tương lai của tiền điện tử sẽ đi đến đâu.
Đây là bài viết của Fiahub – Sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam.