Silicon Valley Bank đang đối mặt với tình trạng rút tiền đột ngột và khủng hoảng vốn. Đây là vụ phá sản lớn nhất của một ngân hàng Mỹ kể từ sau vụ Washington Mutual năm 2008.
Trong bài viết này, Fiahub sẽ trình bày ngắn gọn về hành trình sụp đổ của Silicon Valley Bank để bạn đọc tiện theo dõi nhé.
Nội dung bài viết
Silicon Valley Bank (SVB) là gì?
Được thành lập vào năm 1983, trước khi sụp đổ thì Silicon Valley Bank chuyên cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các công ty khởi nghiệp công nghệ. Nó cung cấp tài chính cho gần một nửa số công ty chăm sóc sức khỏe và công nghệ được hỗ trợ bởi các quỹ tại Hoa Kỳ. Mặc dù tương đối ít được biết đến bên ngoài Thung lũng Silicon, nhưng SVB nằm trong số 20 ngân hàng thương mại hàng đầu của Mỹ, với tổng tài sản trị giá 209 tỷ USD vào cuối năm ngoái, theo FDIC.
Tại sao nó thất bại?
Đầu tiên là việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) bắt đầu tăng lãi suất một năm trước để kiềm chế lạm phát. FED đã hành động mạnh mẽ và chi phí đi vay cao hơn đã làm giảm đà tăng của các cổ phiếu công nghệ vốn đã mang lại lợi ích cho SVB.
Lãi suất cao hơn cũng làm xói mòn giá trị của trái phiếu dài hạn mà SVB và các ngân hàng khác đã có được trong thời kỳ lãi suất cực thấp, gần như bằng không. Danh mục đầu tư trái phiếu trị giá 21 tỷ USD của SVB có lợi tức trung bình là 1.79% — lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm hiện tại là khoảng 3.9%.
Đồng thời, vốn đầu tư mạo hiểm bắt đầu cạn kiệt, buộc các công ty khởi nghiệp phải rút vốn do SVB nắm giữ. Vì vậy, ngân hàng đang ngồi trên núi lỗ trái phiếu trong khi tốc độ rút tiền của khách hàng ngày càng tăng.
Sự hoảng loạn bén rễ…
Vào thứ 4, SVB thông báo họ đã bán lỗ một loạt chứng khoán và họ cũng sẽ bán 2.25 tỷ USD cổ phiếu mới để củng cố bảng cân đối kế toán. Điều đó đã gây ra sự hoảng loạn giữa các công ty đầu tư mạo hiểm quan trọng, những người được cho là đã khuyên các công ty rút tiền khỏi ngân hàng.
Cổ phiếu của ngân hàng này bắt đầu lao dốc vào sáng thứ 5 và đến chiều, nó đã kéo cổ phiếu của các ngân hàng khác lao dốc theo khi các nhà đầu tư bắt đầu lo sợ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 sẽ lặp lại.
Đến sáng thứ 6, giao dịch cổ phiếu SVB bị tạm dừng và họ đã từ bỏ nỗ lực huy động vốn nhanh chóng hoặc tìm người mua. Các cơ quan quản lý của California đã can thiệp, đóng cửa ngân hàng và đặt nó dưới sự quản lý của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang.
Nỗi sợ lây lan lắng xuống
Bất chấp sự hoảng loạn ban đầu ở Phố Wall, các nhà phân tích cho biết sự sụp đổ của Silicon Valley Bank khó có thể gây ra hiệu ứng domino đã siết chặt ngành ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính. Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody cho biết: “Hệ thống này được vốn hóa tốt và có tính thanh khoản tốt như trước đây. “Các ngân hàng hiện đang gặp rắc rối quá nhỏ để có thể trở thành mối đe dọa có ý nghĩa đối với hệ thống rộng lớn hơn.”
Theo FDIC, không muộn hơn sáng thứ Hai, tất cả những người gửi tiền được bảo hiểm sẽ có toàn quyền truy cập vào tiền gửi được bảo hiểm của họ. Nó sẽ trả cho những người gửi tiền không được bảo hiểm một khoản “cổ tức tạm ứng trong tuần tới”.
Tiền điện tử gặp hạn
Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank cũng đã tác động không nhỏ đến một số công ty tiền điện tử, trong đó có Circle (USDC). Giá trị của tiền điện tử lớn thứ năm thế giới, USD Coin (USDC), đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại vào thứ 7 sau khi Circle, công ty Hoa Kỳ đứng sau đồng tiền này, tiết lộ rằng 3.3 tỷ USD dự trữ hỗ trợ nó được giữ tại Silicon Valley Ban.
USDC là một stablecoin – tiền điện tử được thiết kế để duy trì giá trị ổn định – giá trị của USDC được neo với đồng đô la. Nhưng đồng tiền này đã phá vỡ tỷ lệ 1:1 và giảm xuống mức thấp nhất là 0.87 USD vào sáng thứ 7.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.