Serum là một dự án về sàn DEX cho lĩnh vực DeFi. Hơn 2 tỷ đô lượng tiền bị khoá trong các sàn DEX và con số này còn không ngừng tăng lên thì đây được xem như là miếng bánh béo bở cho các chủ sàn. Liệu rằng bản thân Serum có làm nên kỳ tích hay không? Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
Dự án Serum là gì?
Dự án Serum là ý tưởng về một sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung (DEX) cho lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Serum được xây dựng trên blockchain của Solana. Mục đích của Serum được tạo ra để giải quyết các bất cập vẫn còn tồn tại trong thế giới DeFi hiện nay như khả năng mở rộng, chi nhí rẻ hơn và giao dịch nhanh chóng hơn.
Mặc dù được xây dựng trên blockchain của Solana nhưng điểm đặc biệt là Serum lại được thiết kế để có thể tương tác với các blockchain khác như Ethereum hay Bitcoin. Điều này một phần cũng đã tạo nên sự khác biệt của chính dự án này với các sàn DEX khác. Như vậy, tại Serum, bạn có thể giao dịch nhiều loại tiền điện tử khác nhau ngoài mã token ERC-20.
Ngoài ra, Serum được chạy trên một sàn giao dịch không giám sát hỗ trợ giao dịch chuỗi chéo (cross-chain) và không yêu cầu KYC. Đồng thời nó cũng tận dụng những điểm mạnh về tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của Solana. Tất cả những điều này đã tạo nên những khác biệt về ý tưởng một sàn DEX không mới nhưng đầy sáng tạo hiện nay.
Serum giải quyết vấn đề gì?
Dựa trên những gì mà dự án này đã thể hiện, chúng ta có thể thấy Serum đang giải quyết một số vấn đề còn tồn tại như sau:
- Centralized: Đa phần các dự án về DeFi hiện nay đều kết hợp cùng với Oracle tập trung để cung cấp dữ liệu. Nói đâu xa Chainlink (LINK) chính là điển hình cho những dự án dạng này. Oracle tốt nhưng nó lại quá tập trung, đánh mất đi bản chất về một sàn DEX đúng nghĩa.
- Giao dịch chậm & Phí giao dịch cao: Đây luôn là vấn đề nan giải trong thị trường này. Bản chất của blockchain được sinh ra nhằm mục đích tối ưu hoá thời gian và chi phí giao dịch. Nhưng có vẻ những yếu tố này đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được tối ưu cho lắm. Theo Serum thì nó vẫn có thể được tối ưu tốt hơn nữa so với hiện tại.
- Oderbooks: Hiện nay thị trường DeFi sử dụng hệ thống tạo thị trường tự động (AMM- Automated Market Making) cho phép user giao dịch mà không cần đặt lệnh, mọi thứ sẽ tự động. Tuy nhiên, điều này sẽ không có lợi cho user nếu thị trường biến động, họ cần limit order để bảo vệ tài sản).
- Stablecoin: Các stablecoin hiện nay đều gán mình với một đồng tiền pháp định nào đó, ví dụ như USD chẳng hạn. Có thể sẽ khó nhưng vẫn có rủi ro là nếu như đồng tiền pháp định bị loại bỏ thì thế nào? Lúc đó stablecoin lấy gì để duy trì?
- Cross-chain: Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nền tảng nào có thể kết nối các blockchain khác lại với nhau. Đây là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội mở ra cho các nền tảng mới.
Serum giải quyết các vấn đề trên như thế nào?
Lựa chọn Solana thay vì Ethereum là cách mà Serum đã định hình hướng đi cho riêng mình. Với năng lực xử lý dự kiến có thể lên đến 710,000 TPS thì Solana chính là cánh tay đắc lực giúp Serum thực hện các ước mơ của mình. Khi mà bản chất nền tảng đã tốt thì những thứ khác sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Dưới đây là một số thành phần của Serum đưa ra để giải quyết các vấn đề trên:
- SRM token: Đây là một dạng token tiện ích của SRM. Những người sở hữu token này có thể được giảm tới 60% phí. Đồng thời họ có thể dùng nó vào việc staking node nhằm tối ưu hoá hiệu năng của hệ thống.
- Cross-chain swap: Đây thực chất là một giao thức cho phép người dùng có thể trao đổi qua lại các đồng tiền điện tử của mình giữa các blockchain khác nhau.
- Orderbooks: Đây là thể hiệu là một sổ lệnh tự động và phi tập trung. Người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát các lệnh của chính họ. Sổ lệnh và khớp lệnh được thực hiện hoàn toàn tự động.
- Contracts: Các hợp đồng chuỗi chéo này sẽ cho phép dễ dàng mở vị thế trong DeFi dưa trên các tài sản tổng hợp.
- SerumBTC: Tiêu chuẩn token của Serum và chuẩn hoá token dạng ERC – 20 của BTC.
- SerumUSD: Đây là một mô hình tạo ra đồng stablecoin phi tập trung.
Đội ngũ đằng sau dự án Serum
FTX Exchange – một sàn giao dịch tiền điện tử và nền tảng phái sinh là đội nhóm chính đứng đằng sau dự án này. Những người sáng lập của Project Serum cũng đứng sau sàn giao dịch FTX và họ cũng đã hợp tác với những người khổng lồ trong ngành, những người có các dự án thành công bao gồm những người sáng lập Multicoin Capital, TomoChain, Compound và Kyber Network.
Đội ngũ của FTX đều đứng đằng sau Serum. © Serum.
Đồng coin của Serum
SRM chính là token chính thức của dự án Serum. Dưới đây là một số thông tin về token này.
Thông tin cơ bản
Tiêu chí | Mô tả |
Ký hiệu | SRM |
Blockchain | Solana |
Chuẩn token | SPL |
Loại token | Utility token |
Cơ chế đồng thuận | Proof of Stake |
Tổng cung | 10,000,000,000 SRM |
Vốn hoá thị trường | $119,323,993 |
Thông tin trên thu thập tại website CoinGecko ngày 13/9/2020 |
Kế hoạch phân bổ token SRM
Kế hoạch phân bổ token của Serum. © Serum.
Điểm đặc biệt là Serum sẽ không đưa ra toàn bộ token của mình cùng một lúc. Thay vào đó họ sẽ mở khoá dần dần trong vòng thời gian 07 năm. Theo lý giải của Serum thì 07 năm là khoảng thời gian đủ cho một dự án blockchain. Việc khoá token như vậy giúp cho các thành viên của Serum gắn bó quyền lợi của mình vào dự án hơn.
10% của tất cả các token SRM bắt đầu được mở khóa. 90% còn lại đều có lịch mở khóa giống nhau. Chúng bị khóa hoàn toàn trong năm đầu tiên và sau đó mở khóa dần dần trong 6 năm tiếp theo.
Kế hoạch mở khoá token SRM của Serum. © Serum.
Nguồn cung lưu hành ban đầu là 175 triệu token với mục đích nhằm cung cấp tính thanh khoản. Trong đó 50 triệu token đang được luân chuyển, 125 triệu token dự trữ. Và 825 triệu token trong tổng số 10% được mở khoá dành cho các ưu đãi trong hệ sinh thái đối với những người sở hữu đồng SRM như là phần thưởng cho việc staking …
Token SRM được dùng để làm gì?
Những người sở hữu SRM có thể có những đặc quyền sau đây:
- Tham gia vote cho các quyết định quan trọng của chính dự án với token quản trị.
- Phần thưởng cho việc staking: Các node tham gia có nhiệm vụ hỗ trợ xử lý các giao dịch trên cross-chain. Điều kiện để tham gia staking là sở hữu ít nhất 11,000,000 SRM. Serum sẽ dành ra một quỹ làm phần thưởng cho các node. Nó chính nằm trong 825 triệu token mà mình đã nói ở trên.
- Ngoài ra SRM cũng được dùng để trả phí giao dịch trên chuỗi. Những người sở hữu token SRM có thể được giảm lên đến 60% phí giao dịch.
- Dùng làm phần thưởng cho những người nắm giữ token FTT của sàn FTX.
Các cách để kiếm được SRM
Dưới đây là một số cách để kiếm được token SRM:
- Mua trên sàn giao dịch.
- Staking SRM để nhận lại SRM.
- Nắm giữ token FTT để được nhận SRM khi nó ra mắt. Sự kiện này được FTX công bố tháng 6/2020 và đã qua rồi.
Token SRM được lưu trữ ở đâu?
Serum được xây dựng trên Solana nên nó có thể được lưu trữ trên ví do chính Solana phát hành nếu có. Ngoài ra, như thường lệ chúng ta cũng có thể lựa chọn một số ví uy tín và an toàn như: Trust Wallet, NanoX….
Bên cạnh đó, việc lưu trữ tại các ví sàn giao dịch cũng là lựa chọn phù hợp khi bạn là một người thường xuyên giao dịch mua đi bán lại đông tiền này.
Sàn giao dịch hỗ trợ đồng SRM
Các sàn hỗ trợ giao dịch đồng SRM. © CoinGecko.
Có nên đầu tư đồng SRM thời điểm này?
Về bản chất Serum đang khá là bắt kịp với trend về DeFi ở thời điểm hiện tại. Theo DefiPulse, hơn 2 tỷ đô đã bị khoá trong các sàn DEX về DeFi. Thời điểm cao nhất con số này lên hơn 3,6 tỷ đô la. Đây hẳn là một sân chơi vẫn còn khá rộng mở cho những người đến sau như Serum.
Hơn nữa, tất cả các sàn DEX DeFi hiện nay đều đang xây dựng trên Ethereum. Serum hiện là sàn DEX duy nhất sử dụng Solana. Việc xây dựng và tận dụng các lợi thế của Solana có thể giúp Serum rút ngắn khoảng cách với các anh chị đi trước.
Mặc dù lợi thế là như vậy nhưng khi cả Serum và Solana vẫn còn quá non trẻ. Việc Solana có thể đạt được những thành tựu như nó vốn công bố hay không thì vẫn còn phải chờ thời gian. Dẫu sao thì chúng ta vẫn có cái để hi vọng. Do đó còn quá sớm để biết được Serum có thành công hay không. Nhưng mà hướng đi của Serum cũng là một điểm khác biệt so với các dự án khác
Lượng tiền bị khoá trong các sàn DEX. © DeFi Pulse.
Kết luận chung
Cặp đôi Serum – Solana đang là một cặp bài trùng trong thời gian gần đây. Tỷ giá đồng SRM đã tăng hơn 40% trong vòng 1 tháng trở lại đây. Vào thời điểm cao nhất, 1 đồng SRM có giá lên đến $3.62.
Với những gì mà Serum và Solana hợp lại hi vọng nó có thể có những vị thế nhất định trong miếng bánh DeFi vốn dĩ đã có nhiều cạnh tranh như hiện tại. Thị trường DeFi mới chỉ bắt đầu và hẳn Serum sẽ còn nhiều cơ hội.
** Mua các đồng tiền điện tử bằng VNĐ an toàn, uy tín, giá tốt nhất tại Fiahub: Mua Bitcoin; Mua Ethereum; Mua USDT; Mua BNB; Mua ADA; Mua LINK; Mua XRP; Mua SRM; Mua LEND; Mua OGN; Mua UNISWAP