Nội dung bài viết
Tổng quan về mạng lưới Polygon
1. Polygon (MATIC) là gì?
Polygon, trước đây được gọi là Matic network. Đây là một giải pháp mở rộng quy mô nhằm cung cấp nhiều công cụ để cải thiện tốc độ và giảm chi phí cũng như sự phức tạp của các giao dịch trên mạng lưới blockchain của Ethereum.Vấn đề mà Polygon giải quyết vốn vẫn là một đề bài nan giải của mạng Ethereum từ trước đến nay.
Trong vai trò của một mạng blockchain hỗ trợ tính năng hợp đồng thông minh đầu tiên trên thị trường, Ethereum đã và đang thu hút được nhiều những ứng dụng phi tập trung (Dapp) liên quan đến metaverse, gaming hay các dịch vụ tài chính… Tuy nhiên, mặt trái của tốc độ phát triển này đã khiến Ethereum gần như không hoặc khó có thể sử dụng được đối với đại bộ phận người dùng. Khả năng mở rộng và phí giao dịch tăng cao đột biến khiến mạng lưới trở nên đắt đỏ và khó dùng hơn bao giờ hết.
Ý tưởng ban đầu của Polygon là phát triển mình thành một mạng lớp 2 (Layer 2) của Ethereum. Hiểu đơn giản là nó được sinh ra không phải là để cạnh tranh trực tiếp với Ethereum. Nó cũng không có ý định sẽ tìm cách thay đổi lớp blockchain ban đầu này. Thay vào đó, nó sẽ xử lý các giao dịch trên mạng chính Polygon trước khi ghi chúng trên blockchain Ethereum. Polygon muốn giúp Ethereum mở rộng quy mô, bảo mật, hiệu quả, tính hữu dụng và tìm cách thúc đẩy các nhà phát triển đưa các sản phẩm hấp dẫn ra thị trường nhanh hơn.
Sau khi đổi thương hiệu từ Matic network sang Polygon, họ vẫn giữ lại tiền điện tử MATIC (đồng tiền kỹ thuật số làm nền tảng cho mạng lưới). MATIC được sử dụng làm đơn vị thanh toán giữa những người tham gia tương tác trong mạng. Chi tiết về đồng MATIC, Fiahub sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết hơn ở phần sau.
2. Ai đã tạo ra mạng Polygon?
Polygon được tạo ra ở Ấn Độ vào năm 2017 bởi một số nhà phát triển của Ethereum là Jaynti Kanani, Sandeep Nailwal, Anurag Arjun và Mihailo Bjelic. Mạng Matic hoạt động vào năm 2020 và đã thu hút một số tên tuổi hàng đầu trong thế giới tài chính phi tập trung (DeFi) như Decentraland và MakerDAO. Mạng Matic được đổi tên thành Polygon vào tháng 2/2021.
Trong đợt chào bán đầu tiên (ICO) vào tháng 4/2019, đội ngũ phát triển của Polygon đã huy động được số tiền tương đương 5.6 triệu USD bằng đồng ETH với việc bán 1.9 tỷ đồng MATIC trong khoảng thời gian 20 ngày.
3. Mạng Polygon hoạt động như thế nào?
Polygon là một nền tảng đa cấp với mục đích mở rộng quy mô Ethereum nhờ vào rất nhiều sidechain. Các sidechain này đều nhằm mục đích tách rời với nền tảng chính một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hiểu một cách đơn giản thì sidechain là các blockchain duy nhất được liên kết trực tiếp với chuỗi Ethereum chính. Nó giúp mạng lại hiệu quả trong việc hỗ trợ nhiều giao thức DeFi có sẵn trong mạng Ethereum. Như vậy, Polygon có thể được so sánh tương tự với các mạng khác như Polkadot, Cosmos và Avalanche.
Nếu xét về kiến trúc của mạng Poygon, cốt lõi của mạng là bộ công cụ phát triển phần mềm Polygon (SDK). Nó được sử dụng để xây dựng các ứng dụng phi tập trung tương thích với Ethereum dưới dạng các sidechain và kết nối chúng với blockchain chính của nó.
Các sidechain này có thể được xây dựng bằng một trong ba phương pháp khả năng mở rộng xây dựng sau đây:
- Một là Plasma Chain. Đây là việc gói các giao dịch thành các khối, được chia thành một lần gửi duy nhất trên chuỗi khối Ethereum. Hiểu đơn giản là thay vì mỗi giao dịch hoàn tất sẽ được cập nhật lên mạng Ethereum thì phương pháp này sẽ tập hợp nhiều giao dịch lại và gửi một lần để ghi lên mạng Ethereum.
- Hai là zk-Rollup. Đây là việc cho phép gộp nhiều lần chuyển vào một giao dịch duy nhất.
- Ba là Optimistic Rollup. Hình thức này tương tự như Plasma Chain, nhưng với khả năng mở rộng quy mô hợp đồng thông minh Ethereum.
Chuỗi chính của Polygon là một sidechain Proof of Stake (PoS). Trong đó những người tham gia mạng có thể stake đồng MATIC để xác thực giao dịch và bỏ phiếu về việc nâng cấp mạng.
- Validator hay người xác thực: Là những người xác minh các giao dịch mới và thêm chúng vào chuỗi khối. Đổi lại, họ có thể nhận được một khoản cắt giảm phí và MATIC mới được tạo. Trở thành người xác nhận là một cam kết yêu cầu chạy một node (hoặc máy tính) toàn thời gian và stake MATIC. Nếu bạn mắc lỗi hoặc hành động ác ý (hoặc ngay cả khi kết nối internet của bạn bị trục trặc), bạn có thể mất một số MATIC đã stake trước đó. Điều này nhằm mạng lại một mạng lưới an toàn và hoạt động thông suốt toàn thời gian.
- Delegator hay người ủy quyền: Trên thực tế, không phải ai cũng có điều kiện để trở thành một validator (nhất là khi quy định để vận hành node trở nên ngặt nghèo hơn). Thay vì thế, người dùng sở hữu MATIC có thể đóng góp MATIC của họ một cách gián tiếp thông qua một trình xác thực đáng tin cậy. Bằng hình thức này, người sở hữu MATIC vẫn có thể nhận phần thưởng dựa trên số tiền của mình đóng góp mà không cần phải bận tâm đến việc duy trì node. Tuy nhiên, vì là uỷ quyền tiền của mình cho một người khác vậy nên hình thức này cũng có những rủi ro nhất định.
4. Cách để sử dụng mạng Polygon như thế nào?
Mạng Polygon cho phép bạn thực hiện nhiều điều tương tự mà mạng Ethereum chính cho phép, nhưng với mức phí thường là thấp hơn rất nhiều lần. Để thử mạng Polygon, bạn cần gửi một số tiền điện tử đến một ví tiền điện tử tương thích. Sau đó, bạn có thể bắc cầu một số tiền điện tử của mình với mạng Polygon. Bạn cũng sẽ cần một số lượng MATIC nhất định để thực hiện các giao dịch này.
Phí thấp và giao dịch gần như tức thì làm cho mạng Polygon trở thành một cách tuyệt vời để có được một số trải nghiệm trong thế giới thực khi dùng thử các giao thức DeFi.
5. Polygon so với Ethereum: Sự khác biệt là gì?
Ở phần trên chúng ta đã nói nhiều đến việc Polygon là một mạng mở rộng cho Ethereum. Trong phần này, Fiahub sẽ đưa ra một vài so sánh để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai mạng lưới này.
- Mạng Polygon với kiến trúc tiện dụng của nó cho phép tốc độ xử lý nhanh hơn khi so sánh với chuỗi Ethereum.
- Chi phí giao dịch cũng thấp hơn vì nó sử dụng hệ thống xác thực Proof of Stake trái ngược với quy trình xác thực Proof of Work được sử dụng bởi blockchain Ethereum. Tuy nhiên, Ethereum cũng đang trong quá trình chuyển đổi sang PoS (dự kiến vào Q2/2022) nên điều này có thể sẽ tạo ra những thay đổi nhất định.
- Polygon có thể đạt tốc độ lên đến 10,000 giao dịch mỗi giây (TPS). Đây là tốc độ nhanh chóng mặt khi so sánh với 30 TPS của Ethereum. Lợi thế này là một trong những điểm thu hút lớn nhất của Polygon.
6. Đội ngũ phát triển
- Jaynti Kanani là Co-founder của dự án. Anh là người đóng góp cốt lõi cho việc triển khai Plasma MVP đầu tiên. Anh cũng đã viết triển khai node đầu tiên của giao thức Walletconnect gốc, đã đóng góp cho Web 3.0 và các công cụ hệ sinh thái nhà phát triển như sol-trace. Anh từng là nhà khoa học dữ liệu trước đây với Housing.com.
- Sandeep Nailwal là Co-founder thứ hai của dự án. Anh là cựu CTO (Thương mại điện tử) của Welspun Group. Trước đây, anh đã điều hành một công ty sản phẩm & dịch vụ blockchain, làm việc với nhiều khách hàng khác nhau để thiết kế và triển khai các kiến trúc ứng dụng phi tập trung của họ. Anh cũng từng là một cựu cố vấn Công nghệ của Deloitte và đến từ một trường B hàng đầu ở Ấn Độ.
- Anurag Arjun là Co-founder thứ ba của dự án. Trước đây anh là AVP (Quản lý sản phẩm) với IRIS Business, công ty hàng đầu về các sản phẩm phần mềm cho các Cơ quan quản lý trên toàn cầu. Anh ấy cũng là một doanh nhân và đã rời bỏ công ty trước đây của mình tên là Dexter Consultancy.
- Mihailo Bjelic là Co-founder thứ 4 của Polygon. Anh là một kỹ sư về hệ thống công nghệ thông tin.
Ngoài ra, dự án này cũng nhận được sự hỗ trợ của một số người nổi tiếng trong ngành như Hudson Jameson của Ethereum Foundation hay Pete Kim của Coinbase…
7. Hệ sinh thái hiện tại của Polygon
Trên thực tế, có nhiều dự án hàng đầu trên mạng Ethereum như Sushiswap, Curve, 1inch… đã được chuyển sang Polygon. Không những thế, một số dự án cũng được phát triển trực tiếp trên mạng lưới này. Điều này phần nào khiến nó trở nên phổ biến hơn như hiện tại. Theo dữ liệu từ DefiLlama, tổng giá trị tiền bị khoá (TVL) trên Polygon hiện đạt mức 5.55 tỷ USD. Dưới đây là một số dự án nổi bật trong hệ sinh thái của Polygon hiện nay.
- Quickswap: QuickSwap là một sàn DEX được xây dựng trên Polygon, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch nhanh và rẻ với trên hơn 100 cặp giao dịch. QuickSwap ban đầu được đưa ra từ giao thức UnisWap và được cung cấp bởi mã thông báo nhanh. Quickswap đã nhanh chóng trở thành dự án phát triển nổi bật nhất theo số lượng người dùng, với hơn 225,000 người dùng trong 30 ngày qua và hơn 4.5 tỷ USD trong khối lượng giao dịch. Tại thời điểm viết, có hơn 1 tỷ USD thanh khoản trên nền tảng, khiến nó trở thành một trong những DEX thanh khoản nhất trên thị trường mặc dù chỉ ra mắt vào tháng 3/2021.
- Polycat Finance: Polycat Finance là một yield aggregator và DEX tự mô tả là “một bộ tổng hợp năng suất lai định hướng giá trị một giá trị đối với đa giác”. Polycat Finance được cung cấp bởi token FISH (một token theo chuẩn ERC-20 với nguồn cung cấp tối đa 3 triệu FISH). FISH cũng đóng vai trò là mã thông báo quản trị trên Polycat và chủ sở hữu cá nhận được một tỷ lệ phí giao dịch trên nền tảng. Polycat Finance cũng có một cơ chế độc đáo để hỗ trợ các dự án giai đoạn đầu cho phép họ quyên tiền thông qua IFO. Người dùng có thể kiếm được FISH của họ và nhận các mã thông báo mới một khi FISH của pool.
- Aavegotchi: Aavegotchi là một hình thức chơi game NFT trên blockchain Ethereum tuân thủ tiêu chuẩn ERC-721. Vũ trụ Aavegotchi được cung cấp bởi đồng GHST, cho phép người dùng nâng cấp mã thông báo của họ và kiếm được lợi nhuận thông qua AAVE. Aavegotchi đã chuyển mã của họ khỏi Ethereum mainnet đến Polygon vào tháng 3/2021.
- Polymarket: Polymarket là một thị trường thông tin phi tập trung được xây dựng trên Polygon đã hoạt động vào tháng 6/2020. Polymarket cho phép người dùng giao dịch hợp đồng nhị phân trên vô số sự kiện trong thế giới thực, từ các cuộc bầu cử đến các trường hợp của người nổi tiếng. Trên nền tảng, người dùng có thể đề xuất các thị trường cho một sự kiện cụ thể và những người dùng khác có thể thực hiện các đặt cược nhị phân vào kết quả của sự kiện.
- 0xUniverse: 0xUniverse là một trò chơi dựa trên Polygon, nơi người dùng có thể xây dựng tàu vũ trụ và khám phá một vũ trụ rộng lớn. 0xUniverse cũng liên quan đến NFT qua Planet NFT. Để bắt đầu chơi trò chơi, trước tiên bạn cần hành tinh của riêng mình và tàu vũ trụ. Tàu vũ trụ có thể được xây dựng sau khi tích lũy “kiến thức” trên hành tinh gia đình của bạn. Các hành tinh có thể được mua trên các trang web như Opensea, nơi các hành tinh rẻ nhất có thể được mua chỉ với 0.0009 ETH tại thời điểm viết.
Đồng MATIC của mạng lưới Polygon
1. Thông tin chung
- Ký hiệu: MATIC.
- Tổng cung: 10,000,000,000 MATIC.
- Tổng cung đang lưu hành: 6,872,890,164 MATIC.
- Mạng lưới: Polygon.
(Dữ liệu được cập nhật theo CoinGecko ngày 1/1/2022).
2. Kế hoạch phân bổ token MATIC
- Private sale chiếm 3.8% tổng nguồn cung. Trong đó bao gồm, Seed round: Vòng này áp dụng tỷ lệ 1 MATIC = 0.00079 USD và huy động được tổng cộng 165,000 USD, bán 2.09% tổng nguồn cung. Những người ủng hộ sớm: Vòng này áp dụng tỷ lệ 1 MATIC = 0.00263 USD và huy động được tổng cộng 450,000 USD, bán 1.71% tổng nguồn cung.
- Bán Launchpad chiếm 19% tổng nguồn cung. Nó được tiến hành vào tháng 4/2019 để huy động tổng số tiền BNB trị giá ~ 5,000,000 USD ở mức ~ 0.00263 USD cho mỗi mã thông báo, cho 19% tổng nguồn cung.
- Team chiếm 16% tổng nguồn cung.
- Advisor chiếm 4% tổng nguồn cung.
- Network operation chiếm 12% tổng nguồn cung.
- Foundation chiếm 21.86% tổng nguồn cung.
- Ecosystem chiếm 23.33% tổng nguồn cung.
3. Kế hoạch mở khoá token MATIC
Biểu đồ dưới đây đại diện cho số lượng và bảng phân tích của tất cả các mã thông báo MATIC dự định phát hành và đưa vào lưu hành hàng tháng.
4. Ví lưu trữ và sàn giao dịch đồng MATIC
- Sàn giao dịch: Hiện tại, người dùng có thể giao dịch mua/bán đồng MATIC trên một số sàn DEX như Uniswap v2, v3 hay Binance DEX. Ngoài ra, hàng loạt các sàn CEX khác cũng đang hỗ trợ giao dịch đồng coin này như Binance, Huobi Global…
- Ví lưu trữ: Người dùng có thể lưu trữ đồng MATIC trên một số các ví nóng như ví của các sàn CEX kể trên. Hoặc thông qua các ví di động như MetaMask hay Trust Wallet. Ngoài ra, để an toàn, người dùng có thể cân nhắc đến một số loại ví lạnh phổ biến trên thị trường hiện nay như Ledger hay Trezor…
Có nên đầu tư vào đồng MATIC và mạng Polygon?
Theo dữ liệu thống kê từ CoinGecko, đồng MATIC đã tăng hơn 14,219% trong một năm qua. Việc tăng giá phần lớn đến từ sức nóng của thị trường tiền điện tử nói chung đi kèm với các xu hướng mới xuất hiện như DeFi, NFT hay GameFi… đã khiến mạng Ethereum trở nên quá tải. Nhu cầu tìm kiếm một mạng thay thế có thể giải quyết được vấn đề này đã khiến những giải pháp như Polygon được thúc đẩy hơn bao giờ hết.
Một số diễn biến khác đã dẫn đến việc tăng giá trong vài tháng qua bao gồm thông báo về tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) vào tháng 8/2021. Theo nhóm Polygon, hệ thống sẽ được sử dụng để hình thành các ủy ban thảo luận giữa các dự án phi tập trung như Sushi, QuickSwap và Aave. Mục tiêu chính là bắt đầu đối thoại để mở rộng phạm vi tiếp cận chung của họ.
Vào ngày 28/10, đồng MATIC đã trải qua một đợt tăng đột biến khác sau khi Polygon chia sẻ bản cập nhật về đợt tăng trưởng mới nhất của nó. Theo dữ liệu do công ty trình bày, số lượng địa chỉ hoạt động trên chuỗi của nó đã tăng vọt lên tới 83.14% địa chỉ trên mạng Ethereum. Tin tức tích cực đã kích hoạt xu hướng tăng giá 27% trong vòng 48 giờ.
Sau đó, vào ngày 1/12/2021, tỷ giá đồng MATIC đã tăng từ 1.74 USD lên 2.26 USD trong vòng 72 giờ sau khi IDEX công bố ra mắt v3 của mình trên mạng Polygon. Động thái này làm tăng niềm tin của nhà đầu tư vào cả tương lai của dự án cũng như mạng Polygon.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.