Polygon gần đây được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là sự phát triển về công nghệ. Vậy nhưng bạn có biết Polygon là Commit Chain thay vì Sidechain đơn thuần. Hãy cùng Fiahub làm rõ chủ đề này nhé.
Nội dung bài viết
Sidechain là gì?
Bản chất của Sidechain là một blockchain riêng biệt; và nó là một trong những giải pháp về việc mở rộng quy mô của blockchain layer 1 ví dụ như Bitcoin hay Ethereum. Sidechain luôn chạy đồng hành song song hoặc bên cạnh chuỗi chính.
Về cơ bản, Sidechain sử dụng cơ chế đồng thuận riêng, thường ở dạng Proof of Stake, Delegated Proof of Stake hoặc Proof of Author. Thoạt đầu, những giải pháp mở rộng như sidechain, rollups và Plasma sẽ được phân ra thành giải pháp cho layer 2 vì chúng được xây dựng trên layer 1.
Chú ý: Sidechain sẽ cho phép người dùng gửi token của mình từ chuỗi chính và nhận chúng trên chính Sidechain. Khi tiền được chuyển qua sidechain, bạn có thể sử dụng trong hệ sinh thái của sidechain này. Đồng nghĩa, người dùng có thể rút token của mình từ một sidechain trở về chuỗi chính. Quá trình này được gọi là chốt 2 chiều 2-way-peg hoặc cầu nối 2 chiều 2-way bridge.
Sự khác biệt của Commit Chain và Sidechain chính là những tính năng bổ sung dựa trên lớp bảo mật chính của Ethereum.
Commit Chain
Permissionless Validators
Một số Sidechain sử dụng cơ chế đồng thuận giới hạn lượng người tham gia xác minh trạng thái của chuỗi khối.
Ví dụ: với DPoS thì gồm 21 người xác nhận giao dịch có thể xác định trạng thái của chuỗi khối. Với PoA thì người khởi xướng sẽ có thể chọn những cơ quan có thẩm quyền tiến hành chạy chuỗi. Nhờ đó giao dịch được tiến hành chính xác hơn.
Bản thân là một Commit Chain, Polygon PoS Chain có thể cho bất kỳ ai cũng trở thành người xác minh và xác thực trạng thái của blockchain, hay tự kiểm tra các giao dịch có được tiến hành chính xác hay không.
Người xác nhận giao dịch trên Polygon PoS Chain cần phải stake token MATIC của mình và chạy đủ một node. Token MATIC phải được stake trên blockchain Ethereum; nếu người xác minh không trung thực thì họ sẽ mất số tiền stake ban đầu.
Bên cạnh đó, Polygon PoS Chain cũng có 2 phần cốt lõi là Heimdall Chain và Bor Chain.
Heimdall và Bor
Heimdall hoạt động cùng với hợp đồng Stake Manager và triển khai trên Ethereum để phối hợp cập nhật hoặc lựa chọn các nhà xác minh.
Hoạt động stake sẽ tiến hành trên hợp đồng thông minh của Ethereum và không dựa vào nhà xác minh; mà dựa trên kế thừa bảo mật của Ethereum Blockchain. Khi có nhiều nhà xác minh hợp lại khiến tổn thất xảy ra, cộng đồng vẫn có thể tố cáo và loại bỏ họ. Heimdall cũng chịu trách nhiệm kiểm tra các nhà xác minh.
Bor Block Producer hay nhà sản xuất khối Bor của PoS Chain có trách nhiệm tổng hợp giao dịch vào các khối. Các tập hợp con này của nhà xác minh được xáo trộn định kỳ bởi Heimdall. Các nhà sản xuất khối Bor được chọn để xác nhận khối gọi là Span. Quá trình lựa chọn sẽ được kích hoạt lại sau chu kỳ này.
Ví dụ:
- Có 3 nhà xác minh trong pool: A, B và C
- A sẽ stake 100 token MATIC, còn B và C sẽ stake mỗi người 40 token MATIC
- Nhà xác minh sẽ cung cấp các slot dựa trên số tiền mà mỗi người stak, 20 token cho một slot. A sẽ nhận được 5 slot; B và C mỗi người 2 slot.
- Các trình tự xác thực đều được cung cấp các slot này là A-A-A-A-A-B-B-C-C
- Xáo trộn các slot dựa trên khối lịch sử của Ethereum.
- Khi các vị trí được xáo trộn, thứ tự của slot sẽ thay đổi thành A-B-A-A-C-B-A-A-C
- Tùy theo số lượng nhà sản xuất được các nhà xác minh quản lý thì trình xác thực định xác định từ trên xuống; khi muốn chọn 5 nhà sản xuất thì sẽ có A-B-A-A-C
- Do đó các nhà sản xuất sẽ thiết lập A:3-B:1-C:1
- Khi sử dụng bộ nhà xác minh và thuật toán lựa chọn người đề xuất tendermint thì họ quyết định chọn một nhà sản xuất cho mỗi lần chạy nước rút trên Bor.
Áp dụng mô hình này nên ai cũng có thể tham gia miễn là stake token MATIC và không ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch, vì các nhà xác minh đều sẽ xác nhận khối mọi lúc.
Checkpointing là gì?
Heimdall Layer cho phép tập hợp những khối do Bor sản xuất thành một Merkle duy nhất và xuất bản nó lên chuỗi Ethereum định kỳ. Quá trình này được thực hiện toàn bộ, gọi là checkpointing. Checkpoint rất quan trọng vì chúng giúp tạo ra kết quả sau cùng trên chuỗi Ethereum.
Checkpoint cũng giúp cho Polygon PoS Chain tách khỏi nguyên lý mà Tendermint hoạt động. Những thay đổi của người xác định được Heimdall xử lý và đồng bộ với trạng thái hợp đồng của Polygon trên chuỗi chính Ethereum.
Hợp đồng Polygon PoS Chain triển khai trên chuỗi chính được xem là quyết định chính xác nhất và từ đó xác thực sẽ được thực hiện qua truy vấn hợp đồng trên chuỗi chính Ethereum; Checkpoint cũng cung cấp PoB trong việc rút token.
Two-way Ethereum Bridge
Two-way Ethereum là cầu nối hai chiều, dựa trên một nhóm nhỏ Authorities – người không stake và cũng không phải người xác minh của sidechain. Cầu nối này vận hành bởi một số người PoA và một mối quan tâm bảo mật lớn.
Polygon là dạng Commit Chain cung cấp 2 cách riêng biệt trong di chuyển tài sản giữa Polygon và Ethereum:
– Plasma Bridge: mang đến sự bảo đảm an ninh gia tăng thông qua cơ chế thoát Plasma. Mặc dù vậy, thời gian rút tiền 7 ngày sẽ liên quan đến mọi lần thoát/ rút tiền do những hạn chế nhất định trong kiến trúc Plasma.
– PoS Bridge: báo mật bởi một tập hợp các trình xác thực mạnh mẽ; ở đây các nhà xác minh duy trì trên mạng chính Ethereum và được bảo đảm bằng những khoản tiền stake trong dự án. PoS Bridge là cầu nối duy nhất trong việc bảo đảm tất cả bộ xác nhận của một chuỗi nối và bảo đảm bởi một nhóm nhỏ PoA.
Thông qua việc cung cấp những biện pháp bảo mật bổ sung trên chuỗi chính Ethereum không phải chỉ cần một Sidechain mà cần một Commit Chain như Polygon PoS Chain.
Kết luận
Bài viết đã phân tích để chứng minh việc Polygon là một Commit Chain thay vì một Sidechain. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Đừng quên để lại quan điểm của mình về chủ đề hôm nay. Chúc bạn đầu tư thành công. Mọi thắc mắc về thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog