Bài viết tổng hợp các quy định, điều khoản của Pháp luật nhà nước Việt Nam đối với thị trường tiền ảo. Các khung pháp lý, trách nhiệm hành chánh và hình sự được rút ra trực tiếp từ các bộ luật gần nhất của nhà nước Việt Nam.
Nội dung bài viết
Bài viết giúp bạn trả lời các câu hỏi
- Mua bán tiền ảo có vi phạm pháp luật?
- Trao đổi tiền ảo có bị xử phạt?
- Thanh toán bằng tiền ảo có hợp pháp?
- Rửa tiền qua tiền ảo sẽ bị phạt như thế nào, trách nhiệm hành chính và hình sự?
- Tương lai sử dụng tiền ảo có cơ hội được mở rộng không?
Các thuật ngữ về tiền ảo:
Từ đồng nghĩa: Tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa, cryptocurrency.
Giới thiệu
Với sự phát triển bùng nổ của Cryptocurrency (Tiền ảo/tiền điện tử/tiền mã hoá) trong thời gian gần đây không chỉ riêng Việt Nam và còn cả trên thế giới.
Tuy là một sản phẩm mới, nhưng với sự biến động giá nhanh chóng và đột ngột, khiến việc chạm tới tiền ảo khá nhiều rủi ro (dù cũng đem lại lợi nhuận lớn nhanh chóng – high risk high profit: rủi ro cao lợi nhuận lớn), mà về mặt pháp lý việc sở hữu, hay giao dịch mua bán trao đổi vẫn chưa có những quy định gì đó là tình hình chung của đa số quốc gia trên thế giới vẫn tỏ thái độ trung lập không cấm, cũng không khuyến khích. Nhưng sự nguy hiểm nhất của tiền ảo chính là sự rửa tiền (các quan chức tham nhũng, mafia, tài trợ khủng bố, tội phạm, …) mà đây là việc rất khó kiểm soát. Việt Nam hiện cũng đang rất trung lập với tiền ảo, việc bạn giao dịch mua, bán, trao đổi tại nước sở tại hoàn toàn không bị cấm bởi pháp luật.
Cùng xem qua biến động giá Bitcoin từ tháng 7/2018 tới Tháng 4/2023 thông qua biểu đồ dưới đây:
Ta thấy giá Bitcoin biến động theo những chu kỳ và ngày càng mạnh mẽ hơn trong thời gian qua
- Thấp nhất: $3,845 tương đương (89,593,160 VNĐ) vào ngày 09/03/2020 khi đại dịch Covid đang đỉnh điểm.
- Cao nhất: đạt mốc $69,045 hơn 1 tỷ VNĐ vào ngày 10/11/2021.
Chỉ trong năm 2020 giá Bitcoin luôn biến động cực mạnh tăng hơn 10 lần, khiến Bitcoin như là dùng để đầu cơ hơn là đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó cũng mở ra các rủi ro vô cùng lớn, bên cạnh sự có thể tạo ra lợi nhuận lớn nhanh chóng.
Thực trạng pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam hiện nay
Quy định của Bộ luật Dân sự
“Tiền ảo không phải là một tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự”
Quy định của Luật Giao dịch điện tử
Khoản 10 Điều 4. Cho thấy giao dịch tiền ảo là giao dịch điện tử
- Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
- Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
- Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
- Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử.
- Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.”
Quy định của Luật Công nghệ thông tin
Điều 33. Thanh toán trên môi trường mạng
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.”
Điều 38. Khuyến khích nghiên cứu – phát triển công nghệ thông tin
- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để đổi mới quản lý kinh tế – xã hội, đổi mới công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống.”
Ở đây cho thấy nhà nước không hề cấm các hình thức thanh toán khác không phải qua tiền tệ (VNĐ), nhưng cũng khuyến khích mọi người nên rất cẩn thận khi thanh toán bằng các phương tiện khác, trong tiền ảo rất dễ để bạn copy nhầm địa chỉ chuyển tiền tới.
Quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng
Thứ nhất luật vẫn quy định, tiền ảo không phải là một loại tiền và pháp luật cũng không quy định nó là phương tiện thanh toán tại Việt Nam.
Điều 6. Phương tiện thanh toán hợp pháp:
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác.”
Thông qua luật, việc sử dụng tiền ảo để thanh toán là bất hợp pháp tại Việt Nam. Bởi vì tiền ảo không phải là ngoại tệ, séc, lệnh chi, ủy nhiệm, nhờ thu, thẻ ngân hàng hay bất cứ phương tiện thanh toán nào khác được nhà nước quy định.
Quy định của pháp luật về thuế liên quan đến tiền ảo
Điều 3.
- Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Vậy giao dịch tiền ảo có phải nộp thuế không?
Do chưa được nhà nước thừa nhận tiền ảo là tài sản cũng không phải là hàng hóa nên tiền kỹ thuật số này hoàn toàn không thuộc đối tượng phải chịu thuế.
Quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền
Điều 4. Rửa tiền được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do tội phạm mà có:
- Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.”
Kể cả việc Việt Nam chưa có quy định về tiền ảo rõ ràng, nhưng nếu bạn tham gia vào các giao dịch, tổ chức liên quan đến rửa tiền, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật rửa tiền.
Quy định của pháp luật về hành chính liên quan đến tiền ảo
Về trách nhiệm hành chính
Điều 27 Khoản 6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả;
- Làm giả chứng từ khi sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt;
- Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.”
Như đã phân tích ở trên, tiền ảo không phải là một phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, do đó, các chủ thể sử dụng tiền ảo làm công cụ thanh toán sẽ bị coi là bất hợp pháp. Nhưng nếu chỉ trao đổi và mua bán bình thường thì hoàn toàn không vi phạm pháp luật.
Quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những nghành nghề mà pháp luật không cấm”
Việc kinh doanh tiền ảo hoàn toàn hợp pháp vì theo hiến pháp cho đến nay chưa có bất cứ một quy định nào cấm kinh doanh tiền ảo.
Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
- Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.”
Đầu tư vào tiền ảo là hợp pháp theo quy định của “Luật đầu tư” về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.
Kết luận: Việt Nam hiện chưa có quy định pháp lý điều chỉnh các hoạt động phát hành, mua bán, giao dịch tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời cũng chưa quy định các đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và trao đổi các đồng tiền ảo, tài sản ảo. Do vậy, các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền ảo do một số cá nhân tại Việt Nam thực hiện thông qua các sàn giao dịch uy tín, hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và chưa được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Hiện tại, các cơ quan quản lý mới chỉ đang dừng lại ở mức độ tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo với nhà đầu tư.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain, với thời gian thực hiện là năm 2021 – 2023 liên quan đến chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Tính tới năm 2023, Việt Nam có 2 năm liên tiếp đứng đầu thế giới về chỉ số chấp nhận tiền điện tử, theo báo cáo từ Chainalysis, ngoài ra 16.6 triệu người Việt sở hữu tiền điện tử – một con số không tưởng
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các kiến thức về thị trường tiền điện tử, blockchain, hay các cơ sở pháp lý, công ty phát hành, tổ chức bảo trợ các đồng coin tại https://www.fiahub.com/blog/