Nội dung bài viết
Thế nào là tiêu chuẩn RAMP?
RAMP là viết tắt của 4 từ: Ability, Resources, Morality và Position. Cụ thể:
- Ability: Năng lực
- Resources: Nguồn lực
- Morality: Đạo đức
- Position: Vị thế
Trong đó, 3 yếu tố R-A-M sẽ giúp bạn nhìn nhận giá trị cốt lõi của dự án, còn chữ P cuối cùng là điều kiện đủ để tiến hành hoạt động đầu tư của bạn vào dự án NFT.
Có bao nhiêu loại tài sản NFT hiện tại?
PFP – Profile Picture
Ảnh đại diện là nhóm NFT được sử dụng cho mục đích nhận diện cá nhân trên Social Media. Ngoài ra, chúng cũng có thể ứng dụng là Pass Card, Metaverse Character hay in-game item… Có thể nói tới một số cái tên nổi bật như Bored Ape Yacht Club (BAYC), Azuki…
Vật phẩm trong Metaverse/Game
Ví dụ như đất đai, vũ khí, trang phục, nhân vật trong game được NFT hoá.
Membership/Pass Card
Bạn sẽ sở hữu đặc quyền như mint, mua bán hoặc tham gia hoà nhạc khi giữ loại NFT này.
Định danh
NFT này có tác dụng định danh cho các thực thể trong không gian Blockchain, cụ thể như các dự án Ethereum Name Service (ENS), SpaceID, Unstoppable Domains, Lens Protocol.
Nội dung số
Chẳng hạn như âm nhạc, video clips, bài viết được NFT hoá, với các nền tảng hỗ trợ như CosTV, Mirror.xyz…
Nghệ thuật
Những bức tranh được NFT hoá, không bao gồm PFP, vật phẩm game hay các nội dung khác.
Real world asset (RWA)
Những loại tài sản ngoài đời thực được token hoá đưa vào mạng lưới Blockchain, như bất động sản, xe cộ – tuy nhiên chưa có hành lang pháp lý cụ thể và những rào cản về niềm tin của người dùng còn lớn.
Blockchain Object
Hiện chỉ có mỗi Sui Network liên quan tới mảng này, với dạng Asset-Centric. Các Object trên blockchain được định danh bằng một ID cố định, được hỗ trợ từ SuiNS và các Object này cũng được NFT hoá.
Phương pháp phân tích
Bài viết này chúng ta sẽ tiến hành phân tích với PFP.
Art
- Visual: phần bạn thấy trên màn hình hiển thị
- Spirit: phần cảm nhận dành cho bộ sưu tập
Visual
Phần này cần xét NFT thuộc danh mục này. Ví dụ, với PFP thì Visual vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới việc mua bán của người dùng. Còn với các danh mục NFT khác, điều này không quá lưu tâm.
Có 6 loại Visual như sau:
- Dumb: phong cách crazy, có phần ngờ nghệch, nguệch ngoạc
- Pixel: sử dụng các chấm pixel thể hiện hình ảnh
- Simple: đường nét đơn giản, ít chi tiết, ít màu sắc. Phong cách này được yêu thích bởi BAYC, Azuki, Doodbles, Podgy Penguins.
- Detailed: nét vẽ chi tiết, sử dụng màu sắc, đường nét nhiều (tham khảo Otherdeeds hoặc Nanopass)
- 3D: tác phẩm có chiều sâu, mô phỏng 3D, ví dụ như MekaVerse, CloneX
- Content: dạng visual của video, bài viết…
Trong đó, Simple và Pixel đang phổ biến nhất, bởi được cộng đồng tiếp nhận và dễ tiếp cận.
Spirit
Đây là phần trừu tượng và tổng hoà nhiều yếu tố, cảm nhận của người xem dành cho tác phẩm. Nó không cố định và thay đổi theo việc tiếp xúc.
Các yếu tố khác
Ý tưởng
Bộ sưu tập này là mới mẻ hay sao chép, sự sao chép có mang tính sáng tạo hay không?
Chủ đề
Nên lựa chọn những dự án không phải copy art là được. Các chủ đề như vui nhộn, hoặc các vị thần, captain, chiến binh, meme… sẽ được yêu thích hơn hẳn.
Số lượng và định giá
Điều này tùy thuộc vào nguồn lực và mục đích của dự án, thường thì 10,000 NFT hoặc 20,000 NFT. Lý do của việc hạn chế này khác nhau theo từng dự án nên bạn có thể liên hệ trực tiếp của nhà sáng lập để tham khảo thêm.
Cách định giá của bộ sưu tập cần phải dựa trên kinh nghiệm quá khứ với tương lai, sau đó tham khảo và so sánh với những dự án tương tự, cùng chủ đề, cùng ý tưởng.
Đặc điểm
Một bộ sưu tập art được thực hiện bằng 2 cách:
- Vẽ 1/1, nghệ sĩ vẽ riêng từng bức từ đầu đến cuối
- Vẽ Generative Art, vẽ từng bộ phận (gọi là trait) với cách phong cách riêng rồi phối hợp thành một bức hoàn chỉnh
Đa số được vẽ theo phong cách Generative. Càng nhiều trait trong một tác phẩm chứng tỏ nó được đầu tư nhiều công sức. Số lượng trait có thể tìm thấy trên NFT Marketplace. Tiêu chuẩn 10.000 NFT thì tương ứng với 400-500 trait trở lên sẽ được đánh giá tốt.
Trending
Xu hướng là những gì đang diễn ra. Một bộ sưu tập lên trending so với các tác phẩm khác cùng ý tưởng và chủ đề, có thể do:
- Đội ngũ dự án mạnh, research nhanh, bắt xu hướng nhanh, nguồn lực xây dựng lớn
- Có sự chuẩn bị trước, dự đoán được xu hướng hoặc dẫn dắt xu hướng
Yếu tố đạo đức có thể giúp bạn tìm thấy “hidden gems”. Bạn có thể đánh giá dựa trên các chi tiết nhỏ như thông tin dự án trên website hay những KOL đại diện cho dự án, và hãy xem họ có đang lừa dối khán giả hay không.
Tính nhất quán
Một bộ sưu tập nên có sự trung thành trong visual và chủ đề.
Tính lịch sử
Những tác phẩm càng có bề dày lịch sử càng có giá trị. CryptoPunk và Bitcoin Punk là những nơi khởi nguồn cho mảng NFT.
Tóm lại
- Bạn nắm rõ ý tưởng, chủ đề, tinh thần và phong cách thiết kế mà bộ sưu tập hướng tới
- Đánh giá năng lực của đội ngũ thông qua sự nhất quán và tỉ mỉ của từng tác phẩm
- Thông qua cách thức truyền thông, đáng giá giá trị đạo đức
Đội ngũ thực hiện
Với PFP cần xét tới Nhà sáng lập và Nghệ sĩ.
Nghệ sĩ là người tô vẽ và tạo nên linh hồn cho tác phẩm. Nhà sáng lập là người mang chúng tới với khán giả.
Các bước bạn cần làm:
Kiểm tra trên các kênh mạng xã hội lớn: Twitter, LinkedIn
- Tài khoản thành lập khi nào, bài đăng đầu tiên khi nào? Điều này giúp đánh giá tiêu chí đạo đức của dự án.
- Xem xét các nội dung đăng tải có liên quan tới mảng họ phụ trách không?
- Tìm hiểu về kinh nghiệm của các thành viên, những vị trí họ từng đảm nhận.
- Hãy tham khảo những trang chuyên dành cho trưng bày như Dribble, Behance, Instagram… để xem những sản phẩm mà họ từng làm ra. Search image trên Google để đảm bảo ảnh không copy và chính chủ.
- Vào xem phần Followers của họ xem có uy tín không?
- Tra cứu trên kênh cộng đồng của dự án với từ khoá “rug”, “scam”…
- Đánh giá những dự án trước đó họ tham gia
- Quan sát cách họ giao tiếp cộng đồng như thế nào?
Đây là những câu hỏi giúp bạn có thể rút ra năng lực và đạo đức của các thành viên trong đội ngũ dự án.
Làm sao nếu đội ngũ không public thông tin?
Thường việc không công khai danh tính là bởi:
- Đội ngũ không tin tưởng vào sự thành công của dự án
- Có những thành phần trong đội ngũ chưa nhiều kinh nghiệm
- Dự án không muốn làm lâu dài mà chỉ rug bull
Ngoài ra, có thể những lo ngại về tính pháp lý hoặc đơn giản là không thích… nhưng điều này không được đánh giá cao, thiếu sự minh bạch.
Cộng đồng
Cộng đồng mạnh là nền tảng của một dự án thành công.
Tiêu chí đánh giá: chất lượng hơn số lượng! Đừng chỉ xem trọng số lượng người theo dõi, hãy kiểm tra tính nhiệt tình của thành viên. Hãy xem cách họ trao đổi, nội dung thảo luận…
Một số công cụ check Follow ảo của tài khoản (đừng quên connect với tài khoản Twitter phụ): Twitter Audit và Follower Audit.
Cộng đồng là sợi dây kết nối giữa các nhà sưu tầm với các bộ sưu tập. Hãy xem cách họ sử dụng các từ ngữ “cuồng tín” về tinh thần dự án, đại loại như “W”, “ahoy”, “33,3%” hay “looh”… vì nếu không phải người theo dõi dự án từ đầu sẽ không thể hiểu được. Ngoài ra, nó còn thể hiện thông qua cách thành viên ủng hộ dự án, tình nguyện làm meme hay đặt ảnh đại diện…
Ngoài ra, cộng đồng thường có một nhóm KOLs (người có tầm ảnh hưởng) là người được thuê hoặc tình nguyện tham gia. Càng nhiều KOLs tham gia sẽ càng chứng tỏ dự án có lượng tiếp cận lớn, và dự án được tin cậy.
Làm sao biết KOL nào đang ủng hộ dự án?
Sử dụng công cụ Advanced Search của Twitter, nhập username dự án và ở phần Engagement nhập số lượng minimum replies, minimum like, minimum retweet; sau đó ấn Search.
Số lượng KOLs uy tín ủng hộ dự án phản ánh:
- Sự nổi bật của dự án, năng lực của đội ngũ
- Nguồn lực dự án mạnh
NFT Allocation
Hãy xem cách NFT này phân bổ cho từng nhóm đối tượng để cảm nhận chiến lực, như Reserve/Treasury, Team, Partner, OG/Whitelist, Allowlist, Public.
Tương tự như Token Allocation, NFT Allocation giúp bạn đánh giá vị thế của mình so với người khác. Hãy chú ý dự án đang ở giai đoạn nào để đánh giá sự uy tín của dự án.
Công năng
Nếu một dự án PFP không khéo léo có thể khiến cộng đồng hiểu nhầm giá trị nghệ thuật sang giá trị tiện ích, từ đó làm giảm đi giá trị nghệ thuật cũng như sức mạnh tinh thần của bộ sưu tập.
Các tiện ích đi kèm khi tham gia vào dự án NFT có thể kể tới:
- Tham gia nhóm riêng tư, nhận tin tức Alpha, Whitelist cho các dự án khác
- Airdrop hoặc mint sớm cho các dự án sắp phát hành
- Quyền truy cập vào các công cụ đặc biệt của dự án
- Trở thành NFT tiện ích trong các dự án sau
- Chia sẻ doanh thu
- Lending – cầm cố NFT để lấy token
- Tham gia event, airdrop merchandise
- Thể hiện cá tính trên mạng xã hội Web3
Lộ trình
Kiểm tra lộ trình để biết dự án có đang thực sự tiến triển hay không
Tài nguyên
Whitepaper và Website có minh bạch không?
Thông số ngoài lề
Check thêm một số thông tin như sau:
- FDV = Giá sàn x Tổng cung (định giá hiện tại của bộ sưu tập, so sánh với đối thủ)
- Hành động giá: check trên Market Maker, đường giá có vùng hỗ trợ hay không, giảm một mạch từ giá mint hay không?
- Blue chip holder: càng nhiều thì bộ sưu tập càng được quan tâm.
Yếu tố bổ sung
- Dự án có VC đầu tư, vì nó giúp dự án đi nhanh hơn
- Tư liệu truyền thông có chất lượng càng cao càng càng chứng tỏ dự án có nhiều nguồn lực
- KOLs chia sẻ dự án có thể giúp bạn đánh giá nguồn lực và chất lượng
- Phần thưởng của các chiến dịch truyền thông bao nhiêu?
- Chất lượng và số lượng art/traits
- Tài liệu dự án như thế nào? Website được thiết kế ra sao?
Kết luận
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về 4 tiêu chí đánh giá giá trị của một dự án NFT. Hy vọng rằng những chia sẻ này có thể hữu ích cho bạn trước khi ra quyết định đầu tư vào một dự án NFT bất kỳ. Những đánh giá càng chi tiết và cụ thể sẽ càng cho bạn góc nhìn chi tiết.
Đừng quên để lại bình luận của bạn dưới bài viết. Mọi thắc mắc về thị trường tiền số, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog