Dữ liệu từ 22/11 – 28/11.
Giá Bitcoin (BTC) đã giảm trong tuần này từ mức cao nhất là 66,281 USD xuống mức thấp nhất là 55,705 USD. Điều này cho thấy sự thay đổi gần đây trong việc phân phối Bitcoin giữa những người nắm giữ. Hành vi này có thể sẽ tác động đến phản ứng ngắn hạn của thị trường. Bản tin tuần này sẽ đánh giá tâm lý on-chain của các nhà đầu tư và việc nắm giữ Bitcoin sau sự biến động giá của tuần này.
Nội dung bài viết
BTC: All Exchanges Reserve
Tuần qua thị trường đã chứng kiến một đợt sale off lớn trong ngày Black Friday 2021. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể cả tuần qua, giá BTC biến động giảm không quá lớn. Theo thống kê từ TradingView, kết tuần giá BTC giảm 6.6%, dừng lại ở mức 57,317 USD.
Xét trong phạm vi nhỏ hơn trong các khung thời gian 1h, chúng ta sẽ thấy sự biến động có phần mạnh mẽ hơn nhiều, đặc biệt trong thời gian diễn ra Black Friday. Theo dữ liệu thống kê từ CryptoQuant, tại thời điểm mình viết bài này, số lượng BTC trên các sàn giao dịch đang ở mức thấp. Có khoảng 2.3261 triệu BTC lưu trữ trên các sàn giao dịch.
Chỉ số on-chain BTC trên các sàn giao dịch. Nguồn: CryptoQuant.
Thông thường, khi giá giảm sẽ đồng nghĩa với việc có nhiều Bitcoin được đưa lên các sàn giao dịch. Tuy nhiên, có vẻ như kịch bản lần này đã thay đổi. Số lượng BTC hiện có vẫn theo xu hướng giảm trong tuần qua. Dường như BTC được đưa lên sàn để bán sau đó ngay lập tức được thu mua lại và chuyển ra khỏi sàn với mục đích lưu trữ hoặc đưa vào các hợp đồng phái sinh.
Lượng nạp/rút BTC trên các sàn giao dịch.
Một chỉ số on-chain khác cho chúng ta thấy có một lượng lớn BTC được rút ra khỏi các sàn giao dịch. Có khoảng 31,987 BTC đã rời khỏi các sàn giao dịch tuần qua. Chỉ tính riêng ngày 25/11, có hơn 10,000 BTC được rút ra khỏi các sàn này.
Lượng nạp/rút BTC trên các sàn phái sinh.
Có vẻ như lượng BTC rút ra này phần lớn được đưa về các ví lạnh để lưu trữ. Bởi lẽ, một chỉ số on-chain khác là lượng nạp/rút BTC trên các sàn phái sinh cũng cho thấy tình trạng tương tự. Theo đó, 6/7 ngày trong tuần chúng ta thấy BTC được rút ra khỏi các sàn phái sinh thay vì nạp vào.
BTC: All Exchanges Futures Open Interest (All Symbol)
Một chỉ số on-chain khác chúng ta cũng nên lưu tâm là tỷ lệ các lệnh future. Trong tuần qua, mặc dù chỉ số on-chain này có dấu hiệu suy giảm nhưng về cơ bản nó vẫn còn khá cao. Tại thời điểm mình viết bài này, chỉ số này đang ở mức 14,663,380,402. Mức này tương đương với thời điểm giữa tháng 4/2021, khi mà BTC đạt đỉnh mới trong.
Tỷ lệ các lệnh futures được mở trên các sàn giao dịch vẫn còn ở mức cao.
Khi chỉ số on-chain này ở mức cao, điều này có thể khiến cho việc giá điều chỉnh đột ngột trong thời gian tới. Do đó, để giá diễn biến một cách ổn định, chỉ sô on-chain này sẽ cần điều chỉnh thấp hơn một chút nữa.
Tỷ lệ funding rate Bitcoin.
Ngoài ra, dựa theo chỉ số funding rate, tuần qua chúng ta thấy chỉ số này chủ yếu đi hàng ngang và tiệm cận gần con số 0. Điều này có nghĩa là có một sự cân bằng giữa tỷ lệ lệnh long và short, không nghiêng về bên nào hết. Nếu như tỷ lệ các lệnh futures giảm xuống thì sẽ kiến cho giá cả ổn định hơn nữa.
Tỷ lệ các lệnh long/short bị thanh lý trong tuần. Nguồn: bybt.com.
Trước áp lực giảm giá trong tuần, đặc biệt, trong ngày 25/11, có tới hơn 640 triệu USD giá trị các lệnh long đã bị thanh lý. Trong đó, Binance và OKEx là hai sàn có lượng lệnh long bị thanh lý nhiều nhất với 271 triệu và 145 triệu USD lệnh long bị thanh lý trong ngày.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.