Dữ liệu từ 08/11 – 14/11.
Nội dung bài viết
Funding rate
Funding rate đo lường khoản thanh toán mà các nhà giao dịch hợp đồng tương lai phải trả để giữ vị thế mở của mình. Nếu tỷ lệ funding rate ở mức dương có nghĩa là các nhà giao dịch với vị thế mua sẽ trả một khoản phí bảo hiểm. Ngược lại, nếu tỷ lệ funding rate ở mức âm, các nhà giao dịch với vị thế bán sẽ phải trả một khoản phí tương tự.
Tỷ lệ funding rate đã luôn ở vùng dương trong 30 ngày qua. Điều này cho thấy niềm tin rất lớn vào thị trường trong thời gian gần đây. Funding rate vẫn cho thấy dấu hiệu tích cực ngay cả trong thời điểm ảm đạm từ ngày 20 – 27/10.
Tỷ lệ funding rate đạt mức cao thường là do sự hưng phấn của các nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, trong tuần qua, tỷ lệ này hiện vẫn đang dao động từ 0.06% – 0.3%. Hình trên cho chúng ta thấy tỷ lệ này vẫn chưa phải là quá cao so với các thời điểm 20/10 và 02/11. Do đó, dường như đây không phải là lý do dẫn đến sự sụt giảm về giá Bitcoin trong ngày 10 – 11/11.
Futures open interest đo lường giá trị USD được phân bổ trong các hợp đồng tương lai. Nó không phân biệt liệu các khoản tiền đó được phân bổ theo các vị thế ngắn hay dài. Vì tỷ lệ funding rate trong tuần qua như chúng ta đã nói bên trên nằm trong vùng số dương, nên có khả năng phần lớn là các vị thế mua.
Open interest đạt mức cao vào ngày đầu tuần (8/11) và đã có xu hướng giảm dần kể từ đó. Tương tự như chỉ số funding rate, open interest cũng không có dấu hiệu đột biến xảy ra vào hai ngày 10 – 11/11. Do đó, đây cũng không phải là lý do để gây ra tình trạng long squeeze.
Long liquidations
Số lượng các lệnh long bị thanh lý (Long liquidations) của BTC là minh chứng rõ ràng nhất cho việc phần lớn là các vị thế mua. Khối lượng các lệnh long bị thanh lý đạt mức cao lên đến 536 triệu USD vào ngày 10/11. Con số này đã ghi nhận mức cao hàng tháng mới.
Hơn nữa, khi so sánh với các lệnh short bị thanh lý, tỷ lệ long liquidation chiếm 86% tổng số lệnh bị thanh lý vào ngày 10/11. Sau đó một ngày, vào ngày 11/11, số lượng các lệnh long bị thanh lý đã có dấu hiệu giảm đi. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn giữ ở mức cao là 115 triệu USD. Hình trên đây sẽ cho chúng ta thấy rõ sự chênh lệch này.
Bitcoin difficulty ribbon compression
The difficulty ribbon là một chỉ báo on-chain sử dụng đường trung bình động (MA) để đo lường về độ khó khai thác Bitcoin. The difficulty ribbon làm gia tăng thêm độ lệch chuẩn cho chỉ báo này. Trong lịch sử, các giá trị từ 0.01 đến 0.05 cho thấy các đáy như hình dưới đây.
Quan sát kỹ hơn, chúng ta thấy rằng chỉ báo on-chain này vẫn ở phần trên của vùng này trong gần như toàn bộ năm 2020. Sự thay đổi đột ngột vào tháng 7 mới đây đã gây ra sự gia tăng đột biến trong difficulty ribbon, đạt mức cao là 0.167. Bất chấp sự gia tăng giá của BTC, chỉ báo hiện cho kết quả là 0.06, gần với phần trên của phạm vi mà chúng ta đã nói đến ở bên trên.
Trong lịch sử, đã có ba giai đoạn mà difficulty ribbon giảm xuống phần trên của phạm vi sau khi tăng đột biến như vậy. lần đầu tiên diễn ra vào năm 2012-2013, lần thứ hai xảy ra vào năm 2015-2016 và lần thứ ba diễn ra vào năm 2019-2020. Do đó, khi nhìn vào các dữ liệu on-chain trong lịch sử của chỉ báo này, rất có khả năng BTC đang trong giai đoạn đầu của một đợt phục hồi lớn.
Hash ribbon
Không giống như độ khó của BTC, được tính hai tuần một lần, hash rate được tính hàng ngày. Chỉ báo hash ribbon sử dụng tỷ lệ băm để xác định xem động thái của các thợ đào. Động thái này của miner xảy ra khi chi phí khai thác cao hơn phần thưởng. Có thể thấy rõ hơn điều này bằng cách thêm MA 30 và 60 ngày vào tỷ lệ băm.
Sự giao nhau giữa hai đường MA này được thể hiện trên biểu đồ bằng sự dịch chuyển sang vùng màu đỏ nhạt khi chi phí khai thác vượt qua phần thưởng khối. Một khi vấn đề này được giải quyết, lợi nhuận trở lại được ghi nhận bằng sự chuyển sang vùng màu đỏ sẫm và cuối cùng là màu trắng.
Chỉ báo on-chain này có màu đỏ sẫm từ ngày 17/5 đến ngày 3/6. Trong lịch sử, việc chuyển từ màu sáng sang màu đỏ sẫm như vậy đã mang lại cơ hội mua lớn. Đây cũng là trường hợp vào tháng 6/2021 khi BTC đạt mức đáy cục bộ. Do đó, nếu lịch sử vẫn tiếp diễn, BTC đang ở giai đoạn đầu của một động thái tăng trưởng mới.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.