Dữ liệu cập nhật từ ngày 26/9 – 02/10.
Các nhà đầu tư Bitcoin (BTC) dường như duy trì lập trường thận trọng khi giá BTC tiếp tục biến động dưới mốc 20,000 USD. Từ trước đến nay, biến động là điều chúng ta thường thấy trong thị trường tiền điện tử. Một đợt biến động lớn mà chúng ta đã từng được chứng kiến vào ngày 28/9 khi Bitcoin nhanh chóng đánh mất đà tăng giá mà nó đã đạt được trong vài ngày qua.
Sau khi ghi nhận mức tăng giá mạnh khoảng 8% vào ngày 26 và 27/9, giá BTC đã chứng kiến sự phục hồi về mức giá 18,900 USD trong đêm. Phục hồi hoặc một loạt các khoản lỗ khác trên thực tế vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, sự quan tâm của cộng đồng những nhà đầu tư suy giảm và một số chỉ số on-chain chính cho thấy sự thèm muốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đối với BTC đã bị ảnh hưởng.
Vì vậy, ba chỉ báo on-chain hàng đầu cho thấy mức độ tích lũy BTC có thể chậm lại nhanh hơn dự đoán.
Nội dung bài viết
Mối quan tâm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ
Động lực giá trong phạm vi của Bitcoin và cuộc đấu tranh của phe bò để giữ giá BTC trên mốc 20,000 USD đã khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhận thức được các động thái của họ. Nói chung, khối lượng giao dịch cao cùng với các địa chỉ mới tham gia mạng lưới là những dấu hiệu đáng chú ý.
Trong tuần trước, khối lượng giao dịch đã không chứng kiến bất kỳ mức tăng đáng kể nào bất chấp mức tăng hồi đầu tuần. Điều đó nói rằng, sự sụt giảm liên tục trong xu hướng tìm kiếm Bitcoin trên Google cũng cho thấy mối quan tâm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ suy yếu đối với loại tiền điện tử hàng đầu này.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ dường như không quan tâm đến việc kiếm BTC ở mức giá thấp từ 18,000 USD – 19,000 USD. Đơn giản vì chỉ số on-chain về số lượng địa chỉ mới tham gia mạng lưới hàng ngày tiếp tục giảm.
Xu hướng HODL của cá voi và thợ đào
Xu hướng giảm về số lượng địa chỉ trên mạng nắm giữ hơn 1,000 BTC cho thấy những tay chơi lớn trên thị trường đang dần mất đi sự hứng thú đối với Bitcoin, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, Miners Reserves vẫn không đổi, ở mức khoảng 1.86 triệu trong suốt tháng 9. Miners Reserves ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong tháng 8 và đã không thể phục hồi. Điều này đã cản trở sự tăng giá không thường xuyên của đồng tiền vua này.
Cuối cùng, nguồn cung trên các sàn giao dịch đang có xu hướng tăng lên. Dòng tiền vào các sàn giao dịch cao hơn là dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng thấp vào tài sản. Hiểu một cách đơn giản là khi chỉ số on-chain này tăng lên, nó đồng nghĩa với việc người ta đang tích cực đưa Bitcoin của mình lên các sàn giao dịch để chờ bán. Vậy nên, xét về mặt tổng quan thì đây không phải là một tín hiệu tốt cho giá BTC.
Lời kết
Vào thời điểm viết bài, theo ghi nhận của Fiahub, gia BTC ở mức 19,062 USD. Như vậy, đồng tiền hàng đầu thị trường này đã mất hơn 6% trong 24 giờ qua. Có vẻ như, giá BTC bị mắc kẹt dưới ngưỡng kháng cự cứng trên 19,000 USD khi mức hỗ trợ vững chắc tiếp theo nằm quanh mức 16,200 USD. Trong ngắn hạn, áp lực bán lớn có thể kéo giá BTC xuống mức thấp nhất là 16,200 USD, nơi hỗ trợ dài hạn tiếp theo tồn tại.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.