Dữ liệu từ 27/9 – 3/10.
Tuần qua, chúng ta đã bước sang ngày thứ 3 của tháng 10. Những tín hiệu mừng đã đến, phần nào xua tan đi chuỗi ngày ảm đạm vừa qua. Hàng loạt tin tức tích cực về khiến cho tâm lý của các nhà đầu tư (NĐT) trở nên hưng phấn hơn. Cụ thể như thế nào, hãy cùng xem qua một vài chỉ số on-chain sau đây
Nội dung bài viết
Giá BTC, ETH có dấu hiệu phục hồi
Trong tuần qua, giá BTC dao động trong vùng tư 40,700 USD – 48,480 USD, ETH dao động từ 2,738 USD – 3,473 USD. Đỉnh điểm của đợt tăng giá xuất hiện vào ngày đầu tiên của tháng 10. Theo đó, kết thúc ngày 1/10, giá BTC tăng 9.91%, ETH tăng 10.31%.
Giá BTC qua tháng 9 của các năm đều là tháng giá giảm.
Nếu tính theo khung thời gian tháng, trong tháng 9/2021, cả BTC và ETH đã hình thành một cây nến đỏ với tỷ lệ giảm theo thứ tự là 6.98% và 12.5%. Một bảng tổng hợp giá BTC theo từng tháng trong các năm từ 2013 đến nay, chúng ta sẽ thấy phần lớn các thời điểm tháng 9 của các năm về trước đều chứng kiến giá BTC giảm. Mức giảm lần này cũng tương đương với thời điểm năm 2020.
PlanB dự báo giá BTC tháng 10 sẽ trên 63,000 USD. Nguồn: PlanB.
Trước đó, PlanB, một NĐT nổi tiếng với mô hình dự đoán giá BTC Stock-to-Flow, đã đưa ra dự đoán giá BTC kết thúc tháng 8 ở mức trên 47,000 USD, tháng 9 sẽ trên 43,000 USD, tháng 10 sẽ trên 63,000 USD, tháng 11 sẽ trên 98,000 USD và tháng 12 sẽ trên 135,000 USD. Dựa theo tình hình thực tế hiện tại, ít nhất tháng 8 và tháng 9 năm nay hiện đang theo đúng như dự báo của PlanB.
Mặc dù chúng ta mới chỉ đang ở đầu tháng 10 và còn quá sớm để khẳng định tính chính xác của dự báo này, tuy nhiên, với những gì BTC thể hiện trong những ngày vừa qua, chúng ta phần nào có cơ sở hơn để đặt niềm tin vào biến động giá của BTC trong thời gian sắp tới. Nhưng cho dù dự báo đó có thể trở thành sự thật đi chăng nữa thì có một vấn đề chúng ta có thể chắc chắn là giá BTC (cũng như các đồng coin khác) sẽ không một mạch lên thẳng mức giá như dự báo. Thay vào đó, giá sẽ luôn biến động và điều chỉnh lên xuống như những gì chúng ta thấy trong thời gian qua. Vậy cụ thể điều gì đã khiến giá BTC và các đồng coin khác biến động, hãy đi sâu vào một vài chỉ số on-chain quan trọng trong tuần ở phần tiếp theo nhé.
Các holder lâu năm vẫn luôn có xu hướng tích lũy thêm tài sản
Giá tăng đến từ lực mua tăng trên thị trường. Theo dữ liệu on-chain từ CryptoQuant, phần lớn lực mua vẫn đến từ các NĐT dài hạn. Hình dưới đây về BTC là minh chứng cho chúng ta thấy lực mua đến từ các NĐT có thời gian nắm giữ BTC từ trên 6 tháng có dấu hiệu tăng dần đều. Mặc dù lượng BTC được đưa lên trên các sàn giao dịch trong những ngày đầu tháng 10 có dấu hiệu tăng nhẹ nhờ những biến động tích cực của giá cả nhưng dường như luôn có người sẵn sàng mua lại số BTC được bán ra đó.
Các holder lâu năm vẫn đang tích lũy BTC. Nguồn: CryptoQuant.
Sau sự sụp đổ lớn trong tháng 5/2021 về giá BTC, từ ngày 15/5 – 25/7, các NĐT trên thị trường đã sinh tâm lý lo sợ. Nếu chúng ta dựa trên chỉ số Tham lam và Sợ hãi, chúng ta có thể dễ dàng thấy đây là thời điểm tốt nhất để mua BTC.
Chỉ số on-chain Tham lam và Sợ hãi.
Chúng ta thấy một tâm lý khá đối nghịch. Khi cả thế giới quay lưng lại với BTC, thường thì các NĐT lớn lại mua vào. Điều này được thể hiện qua chỉ số về BTC netflow trên các sàn giao dịch. Theo đó:
- Những ngày cuối tháng 9, khi giá giảm, chúng ta lại thấy lượng BTC rời khỏi sàn nhiều hơn.
- Ngược lại, trong một số ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi giá phục hồi, lượng BTC đẩy lên sàn lại có xu hướng cao hơn.
Lượng BTC netflow trên các sàn giao dịch.
Tương tự như vậy, chúng ta cũng thấy dấu hiệu này đối với các chỉ số on-chain dành cho ETH. Chỉ tính riêng 4 ngày cuối tháng 9, có 343,000 ETH rời khỏi các sàn giao dịch. Sau đó, trong khoảng 3 ngày đầu tháng 10 có khoảng 100,000 ETH được đưa lên lại ở các sàn.
Lượng ETH netflow trên các sàn giao dịch.
LTH SOPR dưới mức 1
Vào cuối tháng 9, chúng ta chứng kiến chỉ số on-chain LTH SOPR xuống dưới mức 1. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ tháng 7/2020. Theo dữ liệu lịch sử, giá BTC tại thời điểm đó được giao dịch quanh vùng 9,500 USD.
Chỉ số on-chain LTH SOPR dưới mức 1 thời gian gần đây.
Khi LTH SOPR dưới mức 1, điều này có nghĩa là những người nắm giữ BTC trong khoảng thời gian dài hơn 6 tháng đã bán với mức lỗ nhẹ. Đó là một dấu hiệu phục hồi tăng giá rất lớn trong tương lai.
Bitcoin hashrate tăng cao
Bitcoin hashrate cũng là một trong những chỉ số tiếp theo mà chúng ta nên chú ý tuần qua. Như chúng ta đã biết, thời điểm Trung Quốc ra lệnh cấm các công ty khai thác Bitcoin tại quốc gia này (cuối tháng 7/2021), tỷ lệ Bitcoin hashrate giảm mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ này ngay sau đó đã được phục hồi khi các xưởng đào được chuyển đến các quốc gia hỗ trợ hơn với hoạt động khai thác sử dụng năng lượng tái tạo. Và một trong số đó là năng lượng từ núi lửa.
Bitcoin hashrate.
Mới đây, El Salvador cũng đã có những động thái đầu tiên về việc khai thác năng lượng từ núi lửa để phục vụ cho việc khai thác Bitcoin tại quốc gia này. Năng lượng tái tạo được sử dụng ngày càng nhiều, điều đó phần nào minh chứng cho việc Bitcoin ngày càng xanh hơn, và nó có thể sẽ được chấp thuận như một phương thức thanh toán bởi ngày càng nhiều các công ty như Tesla,…
Chỉ số on-chain MPI.
Chỉ số MPI ở thời điểm hiện tại vẫn đang dừng lại ở vùng số âm. Điều đó đồng nghĩa với việc không những thợ đào không bán mà họ còn tích lũy mặc dù giá có dấu hiệu phục hồi. Có vẻ như, tâm lý về việc giá vẫn còn tiếp tục tăng đang khá mạnh mẽ trong suy nghĩ của các miner ở thời điểm này.
Lời kết
Tuần qua, thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại. Các chỉ số on-chain vẫn cho thấy sự lạc quan của các NĐT trên thị trường. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý rằng đằng sau mỗi đợt tăng trưởng nóng thường sẽ là các giai đoạn điều chỉnh để giúp thị trường giảm nhiệt. Do đó, các NĐT nên có chiến lược phân bổ vốn phù hợp, đặc biệt là đối với các NĐT sử dụng tỷ lệ đòn bẩy lớn.
Hi vọng bài viết đã mang đến cho độc giả những chỉ số thể hiện tâm lý của thị trường trong thời gian vừa qua. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy hay và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo tại Fiahub nhé.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.