Dữ liệu cập nhật từ ngày 9/5 – 15/5.
Nội dung bài viết
Sóng HODL (HODL waves)
Sóng HODL hiển thị phần trăm tổng số Bitcoin (BTC) đã di chuyển trong một khoảng thời gian cụ thể. Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể hình dung thế này. Nếu dải sóng HODL từ một đến hai năm có độ rộng là 28%, điều đó có nghĩa là 28% tổng nguồn cung BTC trước đây đã di chuyển từ một đến hai năm trước.
Trong trường hợp của sóng HODL, các dải ngắn hạn tăng đáng kể khi giá tiếp cận đỉnh chu kỳ thị trường. Lý do cho điều này là việc có thêm những người mới tham gia thị trường tại thời điểm đó. Điều này đã được thể hiện rõ ràng trong các đỉnh chu kỳ thị trường vào các năm 2013, 2017 và 2021 (vòng tròn màu đen). Tuy nhiên, quy luật này lại không đúng với thời điểm tháng 11/2021 khi giá BTC đạt mức cao nhất mọi thời đại (màu trắng).
Sự phát triển thú vị nhất là sự gia tăng của dải từ một đến hai năm (màu vàng nhạt). Vào tháng 12/021 (màu đen), dải chỉ có chiều rộng là 5%. Như định nghĩa mà Fiahub vừa chia sẻ ở trên thì điều này có nghĩa là 5% tổng số BTC tồn tại trước đây đã di chuyển từ một đến hai năm trước. Cho đến thời điểm hiện tại, dải băng đã phình lên đến 30%. Một phần lớn nguyên nhân là do sự sụt giảm giảm biên độ từ 6 tháng – 12 tháng, trong cùng thời kỳ này đã giảm từ 36% xuống 16%.
Do đó, những người đã mua trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021 (vòng tròn màu trắng) đã nắm giữ và các đồng coin họ nắm giữ trong khung thời gian này đã chuyển sang vùng từ một đến hai năm. 5% còn lại có thể là do sự sụt giảm từ các dải ngắn hạn có tuổi thọ dưới một tháng, đã giảm từ 23% vào tháng 12/2021 xuống còn 11% hiện tại (mũi tên màu xanh lam).
Trong lịch sử, biên độ từ một đến hai năm đã tăng lên rất nhiều ngay sau khi chạm đáy, trong các thời kỳ tích lũy. Lấy ví dụ:
- Trong thời điểm đáy tháng 1/2015 (vòng tròn màu đen), biên độ từ một đến hai năm bao gồm 33% tổng số giao dịch BTC. Sau đó, nó tăng lên 55% trong giai đoạn tích lũy.
- Trong mức đáy của tháng 12/2018 (vòng tròn màu đỏ), biên độ ở mức 20%, nhưng sau đó đã tăng lên 50%.
Do đó, mức 28% hiện tại tương tự như năm 2015 và 2018. Nếu lịch sử lặp lại, nó cho thấy thị trường có khả năng gần chạm đáy và một giai đoạn tích lũy sẽ sớm xảy ra.
Short term holder (STH) trong tình trạng thua lỗ cực độ
Tỷ lệ P/L STH đo lường lượng cung Bitcoin của người nắm giữ ngắn hạn (STH) có lãi so với mức cung của người nắm giữ ngắn hạn bị lỗ. Nếu giá trị của nó là 1, số dư lãi và lỗ của những người nắm giữ ngắn hạn là 0. Điều này có nghĩa là những người nắm giữ BTC có thời gian trung bình dưới 155 ngày trên toàn cầu không có lỗ hoặc lãi (hòa vốn).
Giống như SOPR, chỉ báo on-chain này cho thấy mức thấp cục bộ trong thị trường tăng giá và mức đỉnh cục bộ trong thị trường giá xuống. Nói cách khác, nếu nó giảm xuống mức 1 trong một thị trường tăng giá, đó là một tín hiệu mua tốt. Ngược lại, nếu nó tăng lên mức 1 trong thị trường giá xuống, đó là một tín hiệu bán tốt.
Ngoài ra, nó rất hữu ích trong việc xác định mức thấp và đỉnh tuyệt đối trong các chu kỳ thị trường liên tiếp khi các chỉ số của nó chênh lệch rất nhiều so với mức 1. Tuy nhiên, ở đây các điểm cực trị trên 1 đã đạt được vài tháng trước thời điểm ATH lịch sử. Ngược lại, các điểm cực trị dưới 1 thường yêu cầu hai hoặc ba lần chạm đến mức tối thiểu trước khi đạt đến mức thấp tuyệt đối.
Một nhà phân tích on-chain Bitcoin có biệt danh SwellCycle đã cho thấy mỗi liên hệ giữa các chỉ báo này. Anh sử dụng đường trung bình động hàm mũ (EMA) trong 7 ngày cho tỷ lệ P/L STH ngay sau khi BTC giảm gần mức 30,000 USD. Trên biểu đồ, anh ấy đánh dấu bằng hai màu các khoảng thời gian mà chỉ báo chạm đáy và liên kết chúng với giá BTC (khu vực màu vàng và đỏ). Nếu giải thích của anh ấy là chính xác, thì Bitcoin đang tìm kiếm một đáy (vùng màu đỏ). Mức đáy này có thể nằm dưới mức thấp nhất mùa hè năm 2021 khi BTC đạt 29,000 USD.
Một biểu đồ khác cho thấy cùng một tỷ lệ P/L STH với các mức thấp nhất được đánh dấu và giá BTC tương ứng (màu xanh lá cây, đường thẳng đứng). Có vẻ như mức thấp tuyệt đối của giá BTC đi kèm với sự phân kỳ tăng giá trên chỉ báo. Mặc dù giá Bitcoin thấp hơn, nhưng tỷ lệ P/L STH đã ghi nhận các giá trị cao hơn một chút trong năm 2014 – 2015 và 2018 – 2019. Nếu tình huống như vậy xảy ra một lần nữa, thì cần phải có thêm một đợt điều chỉnh sâu hơn nữa về giá BTC dưới 30,000 USD, cùng với mức thấp hơn trên chỉ báo tỷ lệ cung của người nắm giữ ngắn hạn.
Chỉ số Total Supply in Profit theo STH cũng cung cấp cách giải thích tương tự. Trong quá trình tạo ra mức thấp lịch sử của giá BTC, chỉ báo này đã chứng kiến sự suy giảm sâu hơn và ngắn hạn về mức 0. Sự sụt giảm nghiêm trọng như vậy xảy ra trong thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành. Vào thời điểm đó, chỉ số này chỉ hơn 0.1 BTC. Nói cách khác, hầu như không có Bitcoin nào trong tay STH có lợi nhuận.
Điều thú vị là giá trị thấp thứ hai trong lịch sử của chỉ số này chỉ mới đạt được vào ngày 9/5/2022. Vào ngày Bitcoin sụp đổ gần đây nhất và tạo đáy ở mức 30,000 USD, chỉ có 10 Bitcoin của nguồn cung toàn cầu trong tay STH là có lợi nhuận mà thôi.
Xu hướng chung của LTH
Những người nắm giữ Bitcoin ngắn hạn bị thua lỗ là điều khá phổ biến trong thời kỳ xu hướng giảm. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, vị thế của những người nắm giữ dài hạn (LTH) đã xác định sự khởi đầu của một thị trường gấu dài hạn. Thời điểm những LTH không có dấu hiệu cho sự gia tăng, Bitcoin chắc chắn đang hướng tới một mức đáy tiếp theo.
Một chỉ số giúp ước tính điều này là SOPR của những LTH. Bản thân SOPR được tính bằng cách chia giá trị thực tế (tính bằng USD) cho giá trị tạo ra (tính theo USD) của một lượng Bitcoin đã được chi tiêu trước đó. Nói cách khác là giá đã bán/giá đã trả.
Nhà phân tích SwellCycle nói trên cũng đưa ra biểu đồ dài hạn của đường EMA 7 ngày của chỉ báo SOPR để giải thích cho xu hướng của LTH. Trước hết, chúng ta thấy sự phân chia thành 4 giai đoạn thị trường giảm. Các giai đoạn 1 và 2 đánh dấu sự sụt giảm tương đối nhẹ khi chỉ báo on-chain SOPR của LTH vẫn trên 1. Mặt khác, giai đoạn 3 và 4 đánh dấu sự sụt giảm.
Quan trọng hơn, chúng ta có thể thấy rằng hiện tại, biểu đồ của đường EMA 7 ngày cho SOPR LTH đang ở vị trí quan trọng chính xác ở mức 1. Nếu vùng này bị mất, chúng ta nên mong đợi sự bắt đầu của giai đoạn 3. Tuy nhiên, nếu nó đã được bảo vệ thành công thì có lẽ Bitcoin sẽ tránh được một thị trường gấu dài hạn.
Hơn nữa, một kịch bản vào tháng 3/2020 là có thể xảy ra. Khi đó, mức giảm ngắn hạn cấp 1 nhanh chóng được bật lại và giá BTC có sự phục hồi hình chữ V và xu hướng tăng tiếp tục.
Lời kết
Bất kể tác động của các chỉ báo on-chain đối với giá BTC, thị trường chắc chắn đã đến một thời điểm quan trọng. Những tuần tới sẽ xác định liệu những người nắm giữ dài hạn đã bắt đầu đầu tư hay chưa? Và liệu rằng chúng ta có đang bước vào một mùa đông tiền điện tử? Hay mức thua lỗ cực độ của những người nắm giữ ngắn hạn sẽ đủ để bắt đầu đảo ngược xu hướng và tiếp tục thị trường tăng giá?
Hãy tham gia nhóm Telegram của Fiahub để cập nhật thêm những bài phân tích on-chain Bitcoin hàng tuần nhé.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.