Thời gian gần đây, với sự nở rộ của công nghệ phi tập trung nhằm lưu trữ và giao dịch tài sản kỹ thuật số, các nhà sáng tạo cũng như đầu tư cần một giao thức để đảm bảo tính an toàn trong giao dịch và lưu trữ. Dự án Numbers Protocol sinh ra để đáp ứng điều đó.
Nội dung bài viết
Tổng quan về dự án Numbers Protocol
Numbers Protocol là gì?
Numbers Protocol là một mạng lưới ảnh và video nhưng theo hình thức phi tập trung dành cho Web 3.0. Mục đích của nó nhằm giải quyết bốn vấn đề đáng quan tâm về tài sản kỹ thuật số bao gồm:
- Quyền sở hữu: Ai sở hữu từng phần của tài sản kỹ thuật số đó.
- Người khỏi tạo: Người nào đã tạo ra từng phần của tài sản.
- Xuất xứ: Lịch sử của tài sản (quyền sở hữu, thay đổi).
- Hệ sinh thái: Cách chủ sở hữu có thể chia sẻ phần tài sản này như thế nào?
Khi giải quyết được bốn vấn đề này, bất kỳ một nội dung kỹ thuật số nào được tạo trong Numbers Protocol đều có thể được truy tìm, xác minh và quan trọng nhất là được xác nhận quyền sở hữu.
Bằng cách kết hợp giữa mật mã truyền thống và công nghệ blockchain, Numbers sẽ tạo ra một cộng đồng để từ đó nó mang lại giá trị, niềm tin cho các thành viên tham gia. Hiểu một cách đơn giản là Numbers Protocol sẽ thu thập, đóng dấu và thực hiện theo dõi các tài sản kỹ thuật số của người dùng như video hay hình ảnh. Từ đó, bất kỳ ai cũng có thể truy nguyên nguồn gốc của bức ảnh đó là do ai sở hữu hoặc đã qua tay những người nào rồi,…
Cơ chế hoạt động của Numbers Protocol như thế nào?
Trước khi bắt đầu với Numbers Protocol, bạn hãy hình dung đến các nền tảng cung cấp ảnh trực tuyến hiện nay, như freepik chẳng hạn. Với mô hình truyền thống này, chúng ta sẽ thấy có 3 thực thể chính.
- Một là những người sáng tạo hoặc chủ sở hữu: Họ là những người sẽ đưa những bức ảnh lên các nền tảng này.
- Hai là người dùng: Họ sẽ trực tiếp sử dụng các hình ảnh này.
- Và ba là nền tảng freepik: Về cơ bản đây là một cái sàn để thực hiện các giao dịch giữa hai đối tượng trên.
Numbers Protocol về cơ bản cũng hoạt động theo mô hình này. Lẽ đương nhiên, nó có những điểm khác biệt để phù hợp với công nghệ blockchain mà nó đang ứng dụng vào. Cụ thể:
- Những người sáng tạo hoặc chủ sở hữu sẽ đưa hình ảnh/video của họ lên giao thức. Những tài sản này khi đưa lên sẽ được đăng ký quyền sở hữu với hệ thống. Sau quá trình kiểm tra và đăng ký thành công, những tài sản này sẽ được lưu trữ trên nền tảng Web 3.0. Chủ sở hữu có thể bán các tài sản này của họ và thu về lợi nhuận.
- Người dùng có thể mua bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào trên nền tảng của Numbers Protocol. Họ có nhiều lựa chọn khác nhau, hoặc là mua quyền sử dụng cho một bản sao, hoặc là mua toàn bộ giấy phép sử dụng.
- Công nghệ blockchain giúp cho mọi thứ giao dịch này đều trở nên công khai, minh bạch. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể xem nội dung, lịch sử giao dịch trên mạng lưới blockchain.
- Người dùng mua sẽ phải trả phí. Phí này sẽ được trả cho chủ sở hữu, một phần sẽ được trả để duy trì hoạt động của thư viện dữ liệu,…
Một số đặc điểm nổi bật trên Numbers Protocol
Như thường lệ, mỗi dự án đều có những con “át chủ bài” cho riêng mình, Numbers Protocol cũng vậy. Các bản ghi có thể truy nguyên dữ liệu và cho phép người dùng xác nhận và nắm quyền sở hữu của họ. Điều này được thực hiện nhờ hệ thống lưu trữ và khả năng bảo mật của giao thức. Cụ thể:
Khả năng lưu trữ
Đương nhiên, Numbers Protocol sẽ không lưu trữ tài sản kỹ thuật số tại các trung tâm dữ liệu tập trung như mô hình truyền thống. Thay vào đó, mạng lưới Numbers Protocol được xây dựng dựa với công nghệ sổ cái và lưu trữ Web 3.0.
Người sáng tạo và chủ sở hữu nội dung ảnh có thể tham gia bằng cách trả tiền để đăng ký ảnh của họ với Numbers Protocol. Ảnh đã đăng ký được lưu trữ bằng giải pháp lưu trữ Web 3.0 với dữ liệu đầy đủ vào các chuỗi khối. Lưu trữ bằng công nghệ chuỗi khối đảm bảo tính bất biến và tính minh bạch của nội dung sản phẩm kỹ thuật số được đưa lên.
Mọi bức ảnh hoặc video là độc nhất. Tài sản đã đăng ký trong Numbers Protocol có hồ sơ đầy đủ được liên kết ghi lại ngữ cảnh, quyền sở hữu và chữ ký của người sáng tạo. Các bản ghi sau khi tạo, bao gồm mọi lần sửa đổi và thay quyền sở hữu đều sẽ được thêm vào các bản ghi hiện có trên mạng lưới để đảm bảo nguồn gốc nội dung cũng như khả năng truy nguyên và xác minh của tất cả các ảnh trong mạng.
Khả năng bảo mật
Numbers Protocol coi trọng quyền riêng tư và quyền dữ liệu của người dùng. Để tạo ra hệ thống dữ liệu của giao thức phi tập trung Numbers Protocol các nhà sáng lập đã sử dụng 4 công nghệ chính.
- Công nghệ IPS/Filecoin có tác dụng lưu trữ nội dung và dữ liệu. Tệp nội dung và tệp dữ liệu được truy xuất từ đây.
- Công nghệ blockchain giúp lưu trữ hồ sơ. Lịch sử nội dung đã ghi lại được truy xuất từ đây.
- Công nghệ NFT ghi lại quyền sở hữu. Nếu có bất kỳ sự chuyển nhượng quyền sở hữu nào xảy ra, lịch sử có thể được truy xuất từ đây.
- Tiêu chuẩn siêu dữ liệu của nguồn gốc và tính xác thực của nội dung (C2PA) dùng để xác nhận nguồn và lịch sử của nội dung phương tiện. Điều này đặc biệt hữu ích khi tài sản kỹ thuật số không được tạo bởi các công cụ mạng mà là các dịch vụ tuân thủ C2PA khác. Trong trường hợp đó, xuất xứ có thể được truy xuất từ đây.
Đội ngũ phát triển, đối tác và các nhà đầu tư của dự án
Đội ngũ phát triển của Numbers Protocol
- Tammy Yang là founder & CEO của Numbers Protocol. Bản thân Yang là một tiến sĩ vật lý; giỏi về Toán, Machine Learning và Deep Learning.
- Bofu Chen cũng là một founder khác và hiện anh đang giữ chức vụ CTO.
- Sofia Yan hiện đang nắm vai trò CGO tại Numbers Protocol. Cô có hơn 8 kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị.
Một số Angel investor của Numbers Protocol
- Steve Chen: Steven Shih Chen là một doanh nhân Internet người Mỹ gốc Đài Loan. Anh là một trong những người đồng sáng lập và là giám đốc công nghệ trước đây của YouTube.
- Phil Chen: Phil Chen là General Partner tại Race Capital. Đây là một quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào lĩnh vực phần mềm ở Thung lũng Silicon, chuyên đầu tư vào những gì quan trọng đối với tương lai của nhân loại.
- Kevin Lin: Kevin là đồng sáng lập và cựu COO của Twitch, đồng sáng lập Gold House, đối tác trong AUM Group (tổ chức tài trợ phim độc lập).
Ngoài ra, hồi đầu năm 2020, Binance cũng đã thông báo chính thức về việc đầu tư vào bộ khung dữ liệu mở Numbers Protocol. Ứng dụng Numbers được tích hợp vào Binance Chain thông qua Zion, một hệ thống quản lý key trên phần cứng và cung cấp cho các nhà phát triển khả năng sử dụng Binance và bảo vệ ví cứng, chữ ký điện tử,…
Lộ trình phát triển của Numbers Protocol
Các dấu mốc quan trọng:
Lộ trình phát triển của dự án Numbers Protocol.
Sau các thành tựu quan trọng mà Numbers Protocol đã đạt được trong năm 2021, vào tháng 1/2022 dự án sẽ chính thức khởi chạy testnet. Đến tháng 4/2022 sẽ khởi chạy chính thức mainnet.
Định hướng tương lai phát triển.
NUM token của Numbers Protocol
Thông tin chung
- Ký hiệu: NUM.
- Mạng blockchain: Ethereum (ERC-20).
- Tổng cung: 1,000,000,000 NUM.
- Tổng cung đang lưu hành (30/11/2021): 42,382,500 NUM.
Kế hoạch phân bổ token NUM
Kế hoạch phân bổ token NUM.
Kế hoạch unlock token NUM như sau:
Kế hoạch unlock token NUM.
Token NUM được dùng để làm gì?
- Staking: Chủ sở hữu NUM có thể khóa hoặc stake NUM trong một khoảng thời gian cố định. Đổi lại những người stake này sẽ được thưởng theo một tỷ lệ nhất định.
- Phần thưởng xác minh: Người tham gia có thể hỗ trợ xác minh tài sản kỹ thuật số trong mạng Numbers bằng cách tham gia sự kiện xác minh. Những người hỗ trợ xác minh và xác minh nghiêm túc sẽ nhận được phần thưởng xác minh.
- Quản trị: Chủ sở hữu NUM stake NUM của họ trong một khoảng thời gian trước khi cộng đồng bỏ phiếu có thể tham gia bỏ phiếu quản trị và giúp định hướng tương lai của Numbers Protocol.
Ví điện tử, sàn giao dịch token NUM
- Sàn giao dich: Hiện tại người dùng có thể giao dịch mua/bán đồng NUM trên một số sàn CEX như Gate.io, KuCoin hay các sàn DEX khác như Uniswap, Pancakeswap.
- Ví điện tử: NUM là một token tuân theo chuẩn ERC-20 và có thể được tạo cầu nối sang BEP-20. Do đó, các ví điện tử hỗ trợ hai chuẩn này có thể được dùng để lưu trữ NUM. Một trong số các ví điện tử phổ biến hiện nay như MetaMask, MyEtherWallet, Trust Wallet,…
Lời kết
Ý tưởng của Numbers Protocol nhằm mục đích số hóa các tài sản kỹ thuật số như video hay hình ảnh. Nó giống với một số mô hình hiện tại như freepik nhưng đưa thêm công nghệ blockchain để hỗ trợ. Do đó, mỗi tài sản số này có thể đại diện như một NFT và được giao dịch mua đi bán lại trong mạng lưới.
Hi vọng bài viết này đã mang đến cho độc giả những kiến thức cần thiết về dự án. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy hay và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo tại Fiahub nhé.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.