Nội dung bài viết
FED
FED là viết tắt của Federal Reserve System, là ngân hàng trung ương Mỹ, thành lập vào 23/12/1913 dựa trên đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” do Tổng thống Woodrow Wilson ký nhằm mục đích duy trì ngân sách tiền tệ ổn định, an toàn và linh hoạt cho quốc gia này.
Đây là một trong số ít những ngân hàng trung ương trên thế giới không nằm dưới sự kiểm soát hay quyết định nào bởi Chính phủ, đóng vai trò độc lập, mặc dù vẫn chịu trách nhiệm bởi cơ quan Hành pháp. Mọi phán quyết đưa ra không nhằm phục vụ cho bất kỳ một phe phái nào, mà chỉ tập trung vào lợi ích công và người dân. Bên cạnh đó, FED cũng giúp giảm bớt quyền lực tập trung vào ngân hàng tại New York và tăng quyền lực cho các vùng nội địa.
Cơ cấu của FED
– Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định
– FOMC – Uỷ ban Thị trường mở
– 12 ngân hàng của FED được đặt tại các thành phố lớn
– Các ngân hàng thành viên
Vai trò của FED
Đạo luật Dự trữ Liên bang sửa đổi năm 1977 có nêu rõ vai trò chính sách tiền tệ của FED, gồm:
– Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia thông qua việc tạo việc làm cho công dân Hoa Kỳ, ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất dài hạn
– Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế những rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính. Bình ổn giá cả cùng các dịch vụ sản phẩm để khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
– Giám sát các tổ chức ngân hàng nhằm đảm bảo hệ thống tài chính vững vàng, an toàn và bảo đảm quyền tín dụng của người dùng
– Mang tới các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức nước ngoài chính thức, chính phủ Hoa Kỳ và đóng vai trò chủ đạo trong vận hành hệ thống chi trả của quốc gia này.
IMF
IMF là viết tắt International Monetary Fund, được hiểu là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, thành lập năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế, tăng cường ổn định ngoại hối, cung cấp hỗ trợ tài chính kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các nước hội viên, từ đó giảm nhẹ mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế.
Tổng thành viên là 187 và lớn nhất hiện nay có Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Đức.
Chức năng
– Giám sát tình hình tài chính kinh tế toàn cầu của các nước thành viên và tư vấn về các chính sách kinh tế
– Cung cấp các hỗ trợ tài chính trung hạn và ngắn hạn cho các nước hội viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán
– Hỗ trợ kỹ thuật
Mục đích
Cơ cấu của IMF
Hội đồng Thống đốc hiện là cơ quan lãnh đạo cao nhất, họp mỗi năm 1 lần, nhiệm kỳ 5 năm và quyết định những vấn đề cơ bản.
Bên cạnh đó là các uỷ ban lâm thời và uỷ ban phát triển của Hội đồng Thống đốc. Ban Giám sôcs điều hành do Tổng Giám đốc làm chủ tịch và thực hiện công việc hàng ngày.
Những tiến bộ vượt trội của thông tin liên lạc và kỹ thuật công nghệ đã giúp làm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế cho các thị trường, giúp các nền kinh tế quốc dân gắn kết chặt chẽ. Hiện nay, xu hướng đang là mở rộng số quốc gia tham gia IMF.
Có khoảng 187 nước thành viên, nhiều hơn 4 lần so với 44 thành viên khi thành lập.
World Bank
World Bank Group là nhóm Ngân hàng Thế giới, thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới và viết tắt là WB. Đây là tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển xã hội và kinh tế của các nước đang phát triển thông qua việc nâng cao năng suất lao động của các quốc gia này.
Cơ cấu của WB
Cơ quan cao nhất của Ngân hàng Thế giới là Hội đồng Quản trị. Ban Giám đốc là cơ quan chấp hành. Trụ sở của WB đặt tại Washington, Hoa Kỳ.
Các Tổng giám đốc của World Bank đa phần đều do đương kim Tổng Thống của Hoa Kỳ chỉ định Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, quản lý cao nhất về mặt chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người giữ chức vụ này có ảnh hưởng tới kinh tế thế giới và thường là những học giả kinh tế xuất chúng.
Chức năng và nhiệm vụ của WB
Chức năng của WB sẽ được phân chia cho các tổ chức thành viên thực hiện.
Nhóm WB sẽ gồm 5 tổ chức:
– Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển (IBRD) được chính thức thành lập vào 27/12/1945 với trách nhiệm là cấp tài chính cho các nước Tây Âu trong việc tái thiết lại nền kinh tế sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và sau này là giúp cho các nước nghèo. Sau khi các nền kinh tế của những quốc gia này được khôi phục, IBRD sẽ cấp tài chính cho các nước đang phát triển.
– Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các quốc gia nghèo.
– Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC) chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các quốc gia nghèo, thành lập từ năm 1956.
– Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) thành lập từ năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các quốc gia đang phát triển.
– Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) thành lập từ năm 1966 như một diễn đàn trung gian hoặc phân xử, hoà giải các mâu thuẫn giữa các nước nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.
OECD
OECD là viết tắt của The Organisation for Economic Co-operation and Development , được hiểu là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, thành lập năm 1961 dựa trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) cùng 20 thành viên sáng lập; bao gồm những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên toàn cầu như Hoa Kỳ, Canada và các nước Tây Âu.
Hiện nay, thành viên của OECD đã tăng lên 30 nước. Mục tiêu của tổ chức là xây dựng các nền kinh tế mạnh mẽ tại các quốc gia thành viên, thúc đẩy hiệu quả kinh tế thị trường, góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp và mở rộng thương mại tự do. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Cơ cấu tổ chức của OECD
Có 03 cơ quan chính là Hội đồng OECD, Ban Thư ký và các Uỷ ban Chuyên môn.
– Hội đồng OECD: là cơ quan có quyền được ra quyết định, dựa trên những nguyên tắc đồng thuận, bao gồm một đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của Uỷ ban Châu Âu. Hội đồng OECD họp cấp Bộ trưởng thường niên 1 năm 1 lần để thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định hoạt động ưu tiên của OECD.
– Ban Thư ký OECD: là cơ quan phối hợp các hoạt động của OECD với hỗ trợ hoạt động cho các Uỷ ban, gồm có Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng thư ký.
– Uỷ ban Chuyên môn: có khoảng 12 uỷ ban chuyên môn về các lĩnh vực môi trường, thống kê, kinh tế, hợp tác phát triển, phát triển lãnh thổ, thương mại, doanh nghiệp và tài chính, khoa học công nghiệp, thương mại, lao động – xã hội, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, ngư nghiệp.
Bên cạnh đó, OECD còn có 6 cơ quan tương đối độc lập là Cơ quan Năng lượng nguyên tử, Cơ quan Năng lượng quốc tế, Trung tâm Phát triển, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông các nước Châu Âu, Câu lạc bộ vùng Sahel và Tây Phi, Trung tâm Phát triển.
Tổng kết
Trên đây là danh sách 4 tổ chức tài chính và kinh tế có ảnh hưởng lớn lên thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có crypto. Việc theo dõi các chuyển biến và tin tức liên quan đến các tổ chức này sẽ giúp chúng ta có thêm cơ sở để tham khảo các quyết định đầu tư trên thị trường.
Sau cùng, Fiahub cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công, mọi thắc mắc về thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog