Giao dịch tiền điện tử chưa bao giờ là dễ dàng, ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm đôi khi cũng mắc sai lầm. Bên cạnh việc khối lượng kiến thức giao dịch nhiều và khó nhằn thì tâm lý cũng là yếu tố quyết định lớn tới việc giao dịch có thành công hay không. Bài viết hôm nay, Fiahub sẽ cùng bạn chỉ ra những sai lầm thường gặp phải trong tâm lý khi giao dịch tiền điện tử nhé!
Nội dung bài viết
1. Tự tin quá mức
Thường thì các trader sẽ thường sẽ rơi và trạng thái nghĩ rằng bản thân có thể dự đoán được thị trường và đang kiểm soát được nó sau khi có một chuỗi những lệnh thắng liên tục. Thực tế thì, thị trường crypto có khối lượng giao dịch rất lớn, với tốc độ biến đổi nhanh và liên tục, nên việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể can thiệp vào là vô cùng bất khả thi. Thay vì cố dự đoán giao dịch dựa trên cảm xúc cá nhân, hãy thuận theo thị trường, trừ khi bạn muốn mất tiền.
Chúng ta cần sự tự tin khi phân tích thị trường, nhưng nếu tự tin thái quá sẽ khiến giao dịch của bạn bị ảnh hưởng. Đừng để cảm xúc chi phí quá nhiều đến quyết định mua bán, bởi đó là lý do khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ.
Muốn sinh lời bền vững, hơn hết phải kiểm soát được bản thân, thay đổi tư duy và thói quen trong quá trình giao dịch. Việc này nói ra thì không hề đơn giản và cần bạn rèn luyện từng ngày, từ đó mới hình thành thói quen tích cực được.
2. Lòng tham
Sau cùng, mục đích của việc giao dịch tiền điện tử là kiếm tiền và tạo ra thu nhập nhàn rỗi. Tâm lý lợi nhuận là điều đầu tiên mà các trader hướng tới, tuy nhiên nếu quá chú trọng vào những khoản lãi lỗ, phần nhiều thường sẽ nhận lại nhiều thua lỗ.
Nhiều trader phải thừa nhận rằng bản thân đã sai khi dự đoán xu hướng thị trường và không chịu cắt lỗ. Họ quá tin tưởng rằng mình khó lòng thất bại và giá sẽ quay lại như hướng ban đầu họ mong muốn.
Thực tế thì họ lại đang tự tạo ra những khoản thua lỗ rất lớn so với việc tự đặt lệnh dừng lỗ theo phương pháp bảo tồn vốn.
Ngoài ra, sự tham lam cũng khiến các nhà đầu tư tự ý vào lệnh và chọn mức đòn bẩy quá cao khi thị trường có dấu hiệu di chuyển theo hướng mà họ dự đoán. Trader quá nôn nóng trong việc kiếm được lợi nhuận nhiều hơn ở giao dịch đó.
Mọi hành động không dựa trên sự phân tích hay chiến lược giao dịch ban đầu mà bộc phát bởi lòng tham do muốn tạo ra càng nhiều lợi nhuận nhất có thể. Phần nhiều thì các nhà đầu tư này thường phải trả giá bằng việc mất trắng tiền vốn hoặc thua lỗ nặng nề.
3. Ảo tưởng với hào quang chiến thắng
Ngủ quên trên chiến thắng khi liên tiếp có nhiều lệnh thắng, chuyện vui này thường gắn với những hệ quả tiêu cực lên tâm lý giao dịch của nhà đầu tư. Khi thắng liên tục, trader thường thấy chủ quan và tự mãn với trình độ của bản thân.
Sau một loạt những thắng lợi trong chuỗi giao dịch liên tiếp, thông thường họ sẽ vô cùng phấn khích và tự tin trên thị trường. Nhà đầu tư dễ trở nên chủ quan với những rủi ro tiềm tàng và tin tưởng thái quá vào việc bản thân đã nắm rõ được thị trường. Trader thực hiện nhiều giao dịch trong tâm trạng háo hức rồi quên mất những rủi ro thường trực mà họ có thể gặp phải trên thị trường. Đôi khi bản thân bạn sẽ vô thức tăng khối lượng giao dịch trong những lệnh tiếp theo với hy vọng sẽ thắng lớn.
4. Cay cú sau những lần thua
Nhiều lần mạo hiểm giao dịch, sẽ có lúc bạn mất hết số vốn mình bỏ ra. Khi đó, bạn như một “con bạc” muốn gỡ lại số tiền đã mất. Bạn giao dịch không có bất kỳ chiến lược nào và vào lệnh với cảm xúc bất thường, rồi kéo theo một loạt thua lỗ khác.
5. Tâm lý FOMO khi giao dịch tiền điện tử
Fear of Missing Out là tâm lý sợ bỏ lỡ, càng gặp ở rất nhiều trader. Hội chứng này thường xảy ra khi nhà đầu tư sợ đánh mất cơ hội; ví dụ như giá tăng rồi mà chưa vào lệnh hay nôn nóng khi giá giảm nhưng vẫn chưa kịp bán ra.
Tâm lý này gây ám ảnh lên trader khiến họ cảm thấy xung quanh mình mọi người đều đạt được điều gì đó mà mình không làm được, hay họ có tin tức mới mà mình không biết. Hội chứng FOMO khiến các trader hành động thiếu kiểm soát và dẫn tới sai lầm.
6. Tâm lý bầy đàn, đám đông
Sự bắt chước lẫn nhau hoặc hành động dựa theo đám đông mà không có bất kỳ sự phân tích, tìm hiểu nào khiến các nhà đầu tư hành động cảm tính. Chẳng hạn khi thấy quá nhiều người mua hoặc hold một đồng coin nào đó, bạn cũng làm theo dù chẳng hiểu nhiều về dự án. Giao dịch một cách thiếu hiểu biết là cách nhanh nhất để mất tiền.
Hoặc bạn chấp nhận trở thành những chú gà để được lùa vào chuồng, hoặc tự bước đi một cách bền bỉ.
7. Tính cách bảo thủ
Bất kỳ ai cũng mang trong mình những ý kiến và quan điểm cá nhân riêng biệt; nên khi bị phản đối sẽ thường có sự khó chịu, đôi khi còn xem thường ý kiến của người khác. Thậm chí chúng ta có xu hướng tìm mọi cách đẻ chỉ ra phân tích của mình là chính xác; không chấp nhận sai lầm. Điều này đôi khi khiến chúng ta mất đi sự khách quan khi đưa ra quyết định giao dịch.
Thay vào đó, hãy cởi mở và tiếp nhận ý kiến của người khác, sau đó xem xét và đối chiếu với quan điểm của mình. Đôi khi sẽ khiến bạn có nhiều góc nhìn tham khảo đáng quý.
Trên đây là một số những sai lầm tâm lý mà một người giao dịch tiền điện tử thường gặp phải. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm những cái nhìn tổng quan hơn và từ đó rút cho mình những kinh nghiệm giao dịch quý giá. Fiahub chúc các bạn đầu tư thành công và đừng quên, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đội ngũ Support của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog