Hiện nay, tiền điện tử (Cryptocurrency) đang được nhiều người và ngành nghề đón nhận, không riêng gì các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà ngay cả những tổ chức cũng bắt đầu đặt chân vào thị trường này. Giá trị vốn hoá thị trường tiền mã hoá tăng trưởng mạnh mẽ vượt ngoài 2,5 nghìn tỷ USD.
Nguồn vốn bên ngoài liên tục đổ vào tiền điện tử, bên cạnh các loại tiền phổ biến như Bitcoin hay Ether, các Stablecoin như USDC hay USDT cũng được neo theo tỷ lệ 1:1 với đồng USD.
Các Stablecoin này gặp nhiều sự giám sát và quản lý từ ngân hàng trung ương thế giới. Nhiều tổ chức xem sự tồn tại của Stablecoin như mối đe dọa cho chính sách tiền tệ của Chính phủ. Từ đó, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) được phát triển và hỗ trợ nhiều hơn.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu CBDC là gì và làm rõ sự khác nhau giữa CBDC và tiền điện tử
Nội dung bài viết
Khái niệm
Với những người chưa quen mặt với thanh toán tiền điện tử thì Stablecoin, tiền kỹ thuật số và CBDC khá giống nhau. Tuy nhiên, thực tế các loại tiền này có nhiều điểm riêng biệt.
Stablecoin
Những tháng cuối cùng của năm 2021, Stablecoin có khoảng 60 loại với vốn hoá thị trường vượt 130 tỷ USD. Các nhà giao dịch thường xuyên có thể thấy các đồng như USDC, USDT, BUSD, TUSD, UST và DAI chiếm hơn 95% vốn hoá thị trường của loại tiền này.
Nếu CBDC được chính phủ hỗ trợ thì Stablecoin phải đảm bảo thông qua hiện vật của đồng tiền đại diễn hoặc hỗn hợp tiền tệ, tài sản. Các đơn vị phát hành USDT tuyên bố có một khoản dự trữ đủ để 1 USDT ngang bằng với 1 USD. Sau này, lập trường đã thay đổi bằng việc dự các đồng tiền truyền thống và các khoản tương đương bằng tiền mặt, tuỳ theo thời điểm, có bao gồm tài sản khác và khoản phải thu từ hoạt động cho vay.
CBDC là gì?
CBDC hay tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, được ban hành theo quy định của chính phủ, đóng vai trò như hồ sơ điện tử hoặc token của đơn vị tiền tệ chính thức của nhà nước phát hành. Ví dụ như đồng USD hay EUR là tiền pháp định. Tiền CBDC bảo đảm bằng sự tín nhiệm và niềm tin với chính phủ, trái ngược hoàn toàn với tiền mã hoá phi tập trung không được bất kỳ nhà nước nào hỗ trợ.
Tiền điện tử
Trong tài khoản của ngân hàng trên toàn cầu đều là tiền điện tử, hoạt động theo các nguyên tắc dựa trên hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, từ đó bảo đảm bằng khoản dự trữ của ngân hàng.
Ở Hoa Kỳ, ngân hàng hoạt động dựa trên một hệ thống tên là ngân hàng dự trữ một phần và chỉ dự trữ một phần nhỏ tiền gửi tại ngân hàng. Việc chuyển tiền từ bên này sang bên kia bằng tiền điện tử, các giao dịch diễn ra trên nền tảng hạ tầng tài chính hiện hữu chứ không phải như Blockchain với trường hợp của Stablecoin hay CBDC.
CBDC an toàn hơn tiền kỹ thuật số và an toàn hơn Stablecoin dựa vào tính phi tập trung, CBDC cũng có thể đơn giản hoá việc triển khai chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và các quốc gia qua Công nghệ sổ cái phân tán.
So sánh CBDC và tiền điện tử
Tính phi tập trung
Tiền điện tử có tính phi tập trung còn CBDC có tính tập trung, được giám sát và quản lý, sở hữu bởi chính phủ phát hành hoặc đơn vị quản lý tiền tệ.
Tính tập trung của CBDC thể hiện qua cơ chế hoạch định, ra quyết định gắn với đồng tiền đó sẽ tập trung tại một đầu mối cụ thể trong hệ thống. Ngân hàng Trung Ương của mỗi quốc gia sẽ đưa ra mọi quyết định liên quan đến CBDC mà người dân nắm giữ, bất cứ lúc nào. Nghe có vẻ không khác gì so với tiền pháp định/ tiền giấy, tuy nhiên nó có nhiều yếu tố kiểm soát mới mà ngân hàng Trung ương áp dụng. CBDC là đồng tiền có thể lập trình hiệu quả.
Tính ẩn danh
Tiền điện tử truyền thống mất đi tính ẩn danh của người nắm giữ. Với ETH hay BTC thì việc mua bán ẩn danh thông qua giao thức peer-to-peer hay trực tiếp giữa các ví, thì tính tập trung của CBDC cũng tạo ra hệ sinh thái mà ở đó các ngân hàng trung ương có thể ràng buộc, theo sát biến động của tiền kĩ thuật số do họ phát hành. Tiền giấy cũng có thể giao dịch ẩn danh.
Tính bảo đảm
BTC được xem như “vàng kỹ thuật số” dù không được bảo đảm bằng bất kỳ loại hàng hoá hay tài sản nào. Tất cả xuất phát từ lòng tin của người dùng. Ngược lại, CBDC lại được bảo đảm bởi sự tín nhiệm vào Chính phủ, tương tự như tiền giấy pháp định.
Tiền điện tử và CBDC có thể cùng tồn tại hay không?
Ở một số phương diện, tiền điện tử và CBDC là hai thái cực đối lập hoàn toàn, như tính tập trung/ phi tập trung, hữu danh/ ẩn danh, riêng tư/ công khai, dựa trên cơ sở niềm tin…
Vậy liệu CBDC và tiền điện tử có thực sự loại trừ lẫn nhau và việc chọn đồng tiền này có nghĩa là loại bỏ đồng tiền kia?
Hiện nay, tiền pháp định đang giữ vị trí độc tôn nhưng có rất nhiều loại tiền khác nhau. Hơn nữa, tiền pháp định không hẳn là phương tiện trao đổi và giao dịch duy nhất. Các loại hàng hoá như vàng, bạc, đồng hay dầu mỏ cũng có thể thực hiện chức năng này.
Nhiều khả năng CBDC và tiền điện tử – bao gồm cả Stablecoin cũng sẽ cùng tồn tại. Ngoài việc mang đến nhiều hình thức thanh toán, nó còn có thể thích hợp với từng bên trong giao dịch, giải quyết được các đối tượng và vấn đề riêng biệt.
Nhiều tổ chức tài chính lâu năm sẽ lựa chọn CBDC, đặt niềm tin vào tính riêng tư của Blockchain cũng như thực tế của Chính phủ mà họ quan tâm. Một công dân bình thường có thể lựa chọn tiền điện tử hoặc Stablecoin, đặt niềm tin vào công nghệ Blockchain hơn là chính phủ do yếu tố cấu thành không ổn định.
Kết luận
Mặc dù tiền điện tử và CBDC bắt nguồn từ khái niệm tiền kỹ thuật số/tiền mã hóa, nhưng mọi loại tiền lại có một đặc điểm và tính năng riêng biệt. Mỗi doanh nghiệp và người dùng sẽ cần dựa trên tính năng khác nhau này để lựa chọn loại tiền nào phù hợp với nhu cầu.
Thế giới đang tiếp tục đón nhận nhiều sáng kiến mới, nhưng có thể chắc chắn rằng tiền kỹ thuật số và tài sản kỹ thuật số sẽ đóng vai trong quan trọng. CBDC chính là cách để thúc đẩy số hoá trong lĩnh vực tài chính, khi các nền kinh tế tiên tiến có thể xem tiền kỹ thuật số là công cụ tiếp theo hỗ trợ và cải thiện những chính sách tiền tệ trước đây.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được định nghĩa CBDC (tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương) là gì. CBDC và tiền điện tử khác biệt như thế nào?
Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trên website của chúng tôi. Mọi thắc mắc cần giải đáp về thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog