Nội dung bài viết
Bitcoin và các cột mốc phát triển
Thuở sơ khai
Ngày 12/01/2009, giao dịch Bitcoin đầu tiên diễn ra giữa nhà phát triển Hal Finney và Nakamoto. Tháng 2/201, thị trường Bitcoin đầu tiên được thành lập bởi dwdollar.Ngày 22/05/2010, nhà phát triển phần mềm Laszlo Hanyecz mua 2 chiếc pizza với giá 10,000 BTC. Đây là lần đầu tiên tiền điện tử được sử dụng với mục đích giao dịch hàng hoá. Ngày nay, số lượng này tương đương với 800 triệu USD.
Bitcoin đạt mốc 1 USD vào tháng 2; sau 4 tháng nó tăng lên xấp xỉ 31 USD. Các trang web như WikiLeaks và Electronic Frontier Foundation đã chấp nhận BTC. Năm 2011,Bitcoin rớt xuống còn 2 USD. Tháng 11/2012, WordPress chính thức tham gia vào thị trường tiền điện tử.
Phát triển mạnh mẽ
Năm 2013, cuộc khủng hoảng tài chính của Sip bùng nổ; làn sóng đầu tư tiền điện tử trỗi dậy, Bitcoin tăng giá mạnh. Từ 3/2013, giá BTC tăng từ 13 USD lên 260 USD và có 2 lần chạm ATH 1,000 USD và kết thúc ở mốc 750 USD.
Tháng 2/2014, sàn giao dịch Mt Gox lớn nhất thời điểm đỏ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, gây thất thoát 850,000 BTC bởi tin tặc. Trung Quốc đồn thổi về việc cấm lan truyền Bitcoin; gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị Bitcoin. Những tin xấu liên tục xảy ra, đẩy thị trường vào downtrend. Trong 2014 và 2-15, giá BTC luôn dao động trong khoảng 300 đến 400 USD. JPMorgan, Bank of America và Goldman Sachs cùng 6 ngân hàng lớn trên thế giới bắt tay với nhau, thúc đẩy việc ứng dụng Blockchain trong ngành ngân hàng.
Năm 2016, Bitcoin đạt bước ngoặt khi Nhật Bản thông qua dự luật về tiền điện tử; nhờ vậy giá trị BTC tăng mạnh. Đầu 2016, chỉ có 400 USD cho 1 BTC, và cuối năm đạt 1,000 USD. Nửa sau năm 2016, BTC thay đổi thuật toán, việc khai thác khó khăn hơn và đợt tăng giá kỷ lục xuất hiện vào năm 2017.
Thị trường tiền điện tử bùng nổ
Đỉnh cao của thời đại
Giai đoạn năm 2017 – 2018, thị trường tiền điện tử bùng nổ. Nhiều quốc gia hình thành khung pháp lý cho crypto. Sau Nhật Bản, Nga thông qua luật hợp pháp hoá sự tồn tại của tiền điện tử. Bitcoin trải qua đợt tái cấu trúc vào ngày 01 tháng 8 và phân tách thành Bitcoin (BTC) và Bitcoin Cash (BCH)
Nửa sau năm 2017 chứng kiến hàng loạt kỷ lục giá mới: ví dụ 2,000 USD ngày 20/5; 3,000 USD ngày 11/06; 4,000 USD ngày 13/8; 5,000 USD ngày 1/9 và 10,000 USD ngày 28/11.
Tháng 12 là đỉnh điểm tăng giá của Bitcoin với giá BTC đạt mức cao nhất mọi thời đại 20,089 USD. Chỉ trong một năm, BTC tăng trưởng 1300%.
Thị trường gấu bùng nổ
Sau 2017, Bitcoin không bao giờ đạt lại ATH cũ của mình; biên độ giá trị giao dịch từng khoảng 6,000 USD đến 9,000 USD. Sau một năm từ ngày 18/12/2017, Bitcoin bốc hơi 84%giá trị và chỉ còn 3,525 USD vào ngày 18/12/2018.
Năm 2019, các tài sản tiền điện tử tăng giá nhanh chóng. Bitcoin cũng tăng giá lên 13,796 USD vào 26/06/2019. Vốn hoá thị trường đạt 366 tỷ USD và tăng 181% so với cùng kỳ năm trước. Nửa cuối năm chứng kiến sự thay đổi hoàn toàn tâm lý của hầu hết các tài sản tiền điện tử không còn giữ được mức tăng vốn có hồi đầu năm. BTC dao động ở mức 7,200 USD và vốn hóa thị trường là 193 tỷ USD.
2020 và một năm đầy sóng gió
Đại dịch và thị trường crypto
Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 khiến cho hệ thống tiền pháp định bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thị trường tài chính cũng vì thế mà xáo trộn. Các ngân hàng trung ương cho in thêm tiền để tung ra các gói cứu trợ. Lạm phát tăng lên và các nhà đầu tư cần một kênh bảo vệ tài sản của mình. Một số tài sản trú ẩn mà trước đây thường được chọn là Yên Nhật hoặc vàng.
Năm 2020, tiền điện tử trở thành lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư vì Bitcoin chỉ có giới hạn 21 triệu đơn vị nên không bị lạm phát. Dữ liệu cho thấy các đợt tăng giá của BTC đều đi ngược lại với đồng USD. FED liên tục tung ra các gói cứu trợ trong giai đoạn bất ổn khiến đồng USD trượt giá.
Một lý do khác đỏ là, các tổ chức đầu tư bắt đầu thêm BTC vào danh mục đầu tư của mình; ví dụ Raoul Pal đã chuyển 25% danh mục đầu tư của mình sang Bitcoin.
Thứ Năm đen tối
Ngày 12/02/2021, thứ Năm được xem là ngày thứ Năm đen tối khi thị trường tiền điện tử bất ngờ sụp đổ song song với thị trường truyền thống. Bitcoin giảm giá một nửa trong chưa đầy 24 giờ. Các quỹ giá trị hơn 1 tỷ USD đã được đẩy ra thị trường và gây nên làn sóng bán tháo mạnh mẽ.
Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý bầy đàn trên thị trường. Ở thị trường truyền thống, chỉ số Dow Jones bốc hơi 10% cà thị trường chứng khoán Hoa Kỳ trải qua đợt bán tháo tồi tệ nhất năm 1987. Đại dịch bùng nổ khiến thị trường hoảng loạn.
Giai đoạn trì trệ
Sau đó, Bitcoin tăng trưởng lên 9,000 USD và tiếp tục tích lũy; giữ mức ổn định từ cuối tháng 7 với giá 9,000 – 10,000 USD bất chấp đại dịch.
Nhiều nhà đầu tư bắt đầu tin tưởng vào Bitcoin hơn và xem nó như một loại tài sản ổn định. Hiệu suất lợi nhuận và khả năng phục hồi tốt khiến các nhà đầu tư tin tưởng. Các quỹ quản lý truyền thống như Paul Jones cũng ủng hộ Bitcoin và định vị nó như tài sản chống lạm phát trên toàn cầu.
Tháng 5/2020, thuật toán Bitcoin tiếp tục điều chỉnh, trở nên phức tạp hơn. Cứ 4 năm một lần, phần thưởng này sẽ bị cắt giảm một nửa. Nguồn cung Bitcoin sẽ bị khan hiếm. Thị trường Bitcoin lại trì trệ sau khi đạt mốc 9,000 USD. Các giao dịch ít đi và giá Bitcoin vẫn luôn giữ vững. Một số lý do được đưa ra là do ảnh hưởng từ thị trường tài chính toàn cầu nói chung, các khoản đầu tư của trader giảm sút và thợ đào giữ nguồn cung.
Bứt phá vượt qua 13,000 USD
Người khổng lồ MicroStrategy và Bitcoin phục hồi
Cuối tháng 7, thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc. Giá BTC vượt 11,000 USD sau thời gian dài tích luỹ. Bối cảnh lúc này là văn phòng Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ Hoa Kỳ cho phép các ngân hàng nắm giữ tiền điện tử. Từ trước đến nay, các ngân hàng và quỹ truyền thống đã tránh tham gia thị trường do các lo ngại về quy định của cơ quan trung ương.
Sự phục hồi cũng liên quan đến thị trường truyền thống bất ổn. Nhà đầu tư tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn thay thế cho cổ phiếu và tiền mặt. Sau khi chứng kiến Bitcoin ổn định dần, họ dần thay đổi danh mục đầu tư.
Sau đợt tăng lên 11,000 USD, Bitcoin trượt xuống 10,000 USD vào tháng 9. Nguyên nhân là các thợ đào “xả hàng” dẫn đến sự bán tháo trên thị trường DeFi. MicroStrategy bắt lấy cơ hội và mua vào 21,454 BTC trong 100 giờ với khoảng 425 triệu USD rót vào thị trường. Đầu tháng 10, Bitcoin tăng giá đều đặn. Square mua vào 50 triệu USD Bitcoin. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là Jerome Powell phát biểu về việc áp dụng CBDC ở nước này cũng giúp Bitcoin vượt 12,000 USD.
PayPal đồng thuận Bitcoin
Ngày 21/10 vừa qua, PayPal chấp nhận hỗ trợ thanh toán Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Bitcoin Cash. Bitcoin ngay lập tức tăng 4,88& đạt 12,788 USD. Vốn hoá thị trường tăng 236 tỷ USD và sau đó là đạt 13,200 USD.
Thị trường tiền điện tử trở nên lạc quan khi PayPal tích hợp tiền điện tự trong thanh toán. Một tương lai tươi sáng của Bitcoin được mở ra.
Những ảnh của Bitcoin đến thế giới
Ngân hàng và hệ thống thanh toán
Quy trình thanh toán và chuyển khoản truyền thống chịu gánh nặng do nhiều quy trình kiểm tra; chậm, tốn kém, bất tiện. Bitcoin không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức tài chính tập trung nào, mang tới hệ thống thanh toán hiệu quả hơn. Blockchain của Bitcoin giúp giao dịch được thực hiện bảo mật, không thể đảo ngược và dễ dàng xác minh.
Hiện nay, nhiều tổ chức tài chính truyền thống nhận ra Bitcoin đã mang tới giải pháp hấp dẫn. Từ đó khuyến khích họ ứng dụng công nghệ hiện đại và nâng cấp chất lượng dịch vụ của mình.
Huy động vốn đầu tư
Nhiều dự án khởi nghiệp, đặc biệt là các dự án liên quan đến công nghệ, phần nhiều sử dụng tiền điện tử thay cho tiền pháp định trong kêu gọi vốn để tránh các thủ tục phức tạp liên quan. Tuy nhiên đôi khi cũng là “miếng mồi béo bở” cho các tổ chức lừa đảo.
Thúc đẩy sự phát triển của tiến bộ khoa học
Blockchain trở thành công nghệ lý tưởng, cải thiện kiến thức toàn cầu. Sự bùng nổ của đại dịch khiến cho việc đặt ra một nền tảng chăm sóc sức khỏe, chia sẻ dữ liệu tối ưu hơn.
Tổng kết
Trên đây là hành trình 10 năm phát triển của Bitcoin và crypto với những cột mốc đáng nhớ. Bitcoin đã giúp thế giới tốt đẹp và dễ dàng hơn rất nhiều. Cảm ơn sự theo dõi và đồng hành của tất cả chúng ta với thị trường crypto.
Lưu ý: Bài viết mang quan điểm cá nhân, không có ý kêu gọi đầu tư hay mua bán coin.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog