Chúng ta đã nghe rất nhiều về NFT, nhưng vậy còn NFT Visualizer là gì thì có lẽ còn khá mới mẻ với nhiều người. Một trong những xu hướng nổi trội của năm 2021 không thể không nói tới Non-fungible Token. NFT xuất hiện đã mang tới sự kết nối sâu sắc giữa nghệ thuật và thế giới tiền điện tử. Mọi thứ bùng nổ và sau đó là sự ra đời của NFT Visualizer; xu hướng này còn khá mới mẻ nên chưa nhiều sự phong phú về các NFT Visualizer cho các nghệ sĩ lựa chọn.
Nội dung bài viết
Khái niệm
Đầu tiên, NFT Visualizer là công cụ giúp các nhà sưu tầm và nghệ sĩ có thể hiển thị các tác phẩm nghệ thuật NFT của mình dưới nhiều dạng khác nhau, từ đó giúp các trải nghiệm thêm phần phong phú. Những visualizer này có vai trò vô cùng quan trọng vì các NFT đa phần tồn tại dưới dạng token trên ví điện tử của người dùng. Gần như không có phương tiện nào có thể giúp kết nối người sở hữu với những sản phẩm, bộ sưu tập của họ ngoài việc xem các tác phẩm này trên ví hay NFT Marketplace.
NFT Visualizer giống như một giải pháp hữu ích cho vấn đề này và đưa tất cả những bộ sưu tập của người sở hữu vào cùng một nơi; mang đến trải nghiệm tương tự như một phòng trưng bày hoặc bảo tàng thực tế. Người hâm mộ từ đó có thể tương tác hoặc chiêm ngưỡng các tác phẩm trước khi đưa ra quyết định có mua hay không; đồng thời tạo ra một không gian giao lưu, tương tác giữa nghệ sĩ với người hâm mộ.
Những điều cần lưu ý khi xem xét khi lựa chọn NFT Visualizer
Dù cho bạn nhà sưu tầm hay nghệ sĩ, có một số vấn đề vô cùng quan trọng trước khi bạn quyết định lựa chọn NFT Visualizer:
- Khả năng tương tác: một khía cạnh quan trọng của NFT Visualizer là khả năng tương tác; vì giống như một không gian trưng bày vật lý, mọi người sẽ kết nối với nhau. Nhờ có NFT Visualizer, người hâm mộ sẽ được sát lại gần nhau và cho phép người hâm mộ cùng nghệ sĩ tương tác qua lại.
- Đa định dạng hỗ trợ: NFT có những định dạng phổ biến từ JPEG, PNG, MP4, 2D, 3D. Bạn cần bảo đảm rằng bạn lựa chọn cho mình một nền tảng hỗ trợ các định dạng này trong quá trình tối ưu khi sử dụng.
- Chi phí: nếu như bạn chưa có nhiều người hâm mộ hay khách hàng, việc sử dụng NFT Visualizer sẽ tiết kiệm chi phí vì nó miễn phí. Khi muốn trả phí cho các NFT Visualizer, bạn cần so sánh trên những nền tảng khác nhau trước khi lựa chọn.
Những NFT Visualizer hàng đầu hiện nay
Decentraland
Đây là một thế giới ảo phổ biến, được tạo dựng trên Blockchain của Ethereum. Metaverse là một dạng thức NFT Visualizer mà các nhà sưu tầm muốn khám phá các phòng trưng bày nghệ thuật danh tiếng với các tác phẩm nghệ thuật động và tĩnh của những nghệ NFT thời kỳ đầu.
Các nhà sưu tầm và nghệ sĩ am hiểu về kiến thức kỹ thuật có thể xây dựng Visualizer của chính mình trên Decentraland hay giao lưu các tác phẩm nghệ thuật trong bất kỳ phòng nghệ thuật nổi tiếng nào.
Unstoppable Domains NFT Gallery
Nhiều trang web tạo domain là dịch vụ giúp chủ sở hữu tiền điện tử có thể thay thế các ví tiền điện tử thông thường nhờ URL đơn giản. Cụ thể, thay vì sử dụng địa chỉ ví Ethereum bình thường trong việc gửi token tới các địa chỉ ví khác thì bạn có thể lựa chọn ví hỗ trợ dịch vụ domain Unstoppable.
Người dùng chỉ cần kết nối domain đã chọn với ví MetaMask của mình. Sau khi thiết lập kết nối, visualizer sẽ tìm và đồng thời hiển thị mọi NFT trong ví cũng như giao diện. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể sử dụng phòng trưng bày của nó như một visualizer.
Trưng bày này hoàn toàn miễn phí nhưng chi phí cho domain là 5,000 – 6,000 USD.
Mynt
Một nền tảng miễn phí mà các nghệ sĩ và nhà sưu tầm có thể tiến hành niêm yết các tác phẩm của mình riêng lẻ hoặc kết nối chúng cùng nhau trong một bộ sưu tập duy nhất. Bạn có thể xem các NFT này trên NFT Marketplace, chẳng hạn OpenSea.
Spatial
Đây là dạng thức ứng dụng không gian làm việc 3D với thực tế ảo tăng cường, tạo trải nghiệm ưu việt. Khi NFT bùng nổ năm 2021, Spatial đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nghệ sĩ khi sử dụng Spatial trong việc trưng bày và tương tác với những người hâm mộ của mình trong thời gian thực.
Nền tảng nắm bắt nhu cầu của người sử dụng trong việc cải thiện nền tảng của mình trong việc đáp ứng các trải nghiệm của nghệ sĩ, nhà sưu tầm NFT. Spatial cũng giới thiệu phòng trưng bày mặc định mới để người dùng có thể tải lên các tác phẩm của mình trong phòng trưng bày của họ.
Nền tảng Spatial miễn phí, nhưng khi nâng cấp lên bản Pro với lượng khán giả lớn hơn, bạn phải trả phí để tối ưu tính năng.
CryptoVoxels
CryptoVoxels là dạng thứ thế giới ảo xây dựng trên nền tảng Blockchain của Ethereum và cho phép các nhà sưu tầm, nghệ sĩ của mình tạo phòng trưng bày riêng, có tính năng tương tự với visualizer. Bất kỳ ai cũng có thể tạo không gian của mình trên CryptoVoxels cũng như phòng trưng bày NFT nhưng thật tiếc vì nhà sưu tầm, các nghệ sĩ không thể tương tác với người đang xem theo thời gian thực.
Với những nghệ sĩ có lượng người hâm mộ lớn, có thể mua “mảnh đất” (Piece of Land) trên CryptoVoxels và tạo dựng phòng trưng bày riêng cho mình. Aims Art, MakersPlace và Art Blocks là những nghệ sĩ danh tiếng trên nền tảng nghệ thuật NFT này.
Tổng kết
Để tạo ra một sản phẩm NFT tiêu tốn khá nhiều thời gian và các nhà sưu tầm cũng phải dành tâm huyết, công sức của mình để có thể tìm kiếm được những NFT giá trị. Điểm đáng nói ở đây là bây giờ mới chỉ khởi đầu cho các NFt Visualizer. Người dùng đang bắt đầu tìm hiểu và cảm nhận được sức hút của thị trường này.
Còn bạn, bạn có cảm nhận sao về NFT Visualizer và sự phát triển của thị trường này trong tương lai? Hãy để lại bình luận của mình ngay dưới bài viết và bày tỏ quan điểm cùng Fiahub.
Sau cùng, cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của quý độc giả. Chúc các bạn đầu tư thành công. Mọi thắc mắc về thị trường NFT, crypto vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog