Nếu bạn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, chắc chắn bạn đã quen việc phân tích kỹ thuật thông qua các chỉ số tài chính, từ đó dự đoán được xu hướng phát triển về giá của thị trường trong tương lai gần. Các thông số này sẽ mang tính chính xác về lịch sử giao dịch on-chain và tư duy mới mẻ trong định giá cho nhà đầu tư. Bài viết hôm nay, Fiahub sẽ cùng bạn tìm hiểu 4 chỉ số on-chain cơ bản trong đầu tư mà bạn cần biết.
Nội dung bài viết
Chỉ số on-chain là gì?
Chỉ số on-chain được hiểu là những dữ liệu được ghi lại trên nền tảng Blockchain. Các dữ liệu này gồm có:
- Những tham số liên quan đến khối: thời gian, phí gas, thợ đào…
- Những thao tác về hợp đồng thông minh: add liquidity, tham gia quản trị…
- Những tham số giao dịch: địa chỉ ví, token chuyển, số lượng chuyển…
Ngoài dựa vào tin tức hay các tweet của những “ông lớn”, có tầm ảnh hương hay các thông số tài chính truyền thống, phân tích các chỉ số on-chain tập trung chủ yếu vào dữ liệu cùng các tham số trên Blockchain. Vì Blockchain là công nghệ chuỗi khối, dùng lưu trữ các thông tin trong các khối, từ đó truyền tải dữ liệu một cách toàn, mở rộng khối theo thời gian cho tới khi có hành động mới được cập nhật. Đó là lý do mà vì sao chỉ số on-chain vô cùng đáng tin cậy.
Tầm quan trọng của chỉ số on-chain
Nhờ vào phân tích các chỉ số on-chain mà nhà đầu tư đánh giá được giá trị thực tế của từng loại coin nhờ vào chỉ số về tính ứng dụng của sản phẩm với người sử dụng, hoạt động đào coin của miner, nhờ đó mà đánh giá tăng trưởng đúng đắn hơn.
Chỉ số on-chain có công dụng như sau:
Tính chính xác, minh bạch: các giao dịch được thực hiện trên Blockchain không thể làm giả hay thêm bớt, chèn dữ liệu nên được lưu trữ mãi mãi. Về mặt lý thuyết, chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain nếu không còn INternet toàn cầu, và công nghệ Blockchain biến mất, khi đó on-chain mới không thể tham chiếu.
Dữ liệu dựa trên thời gian thực tế: dữ liệu được thực hiện theo thời gian thực và cập nhật nhanh chóng, nhờ đó mà nhà đầu tư có thể xác định chính xác tình hình sức khoẻ của một đồng coin trên thị trường, hành của người sở hữu, người dùng.
Dự phóng đầu tư:
- Với các nhà đầu tư ngắn hạn, các chỉ số này giúp họ tính toán được hành vi của thị trường theo thời gian, dự đoán xu hướng giá.
- Với các nhà đầu tư theo hướng tích trữ: chỉ số này giúp họ nhận định được nên hay không tham gia vào thị trường dựa trên lượng holder của hợp đồng trên DApps và khối lượng giao dịch hiện tại.
Một số chỉ số on-chain cơ bản
Net Unrealized Profit/Loss (NUPL)
Đây là chỉ số về lợi nhuận tiềm năng chưa được thực hiện từ đó mà nhà đầu tư có thể dự báo được mức lời lỗ của giao dịch. Chỉ số NUPL được tính nhờ tỷ lệ lợi nhuận trên lỗ và dự đoán được thị trường đã đến đỉnh hay chưa.
Về cơ bản, chỉ số này đánh giá số lượng người nắm giữ coin đang lãi hay lỗ. Nếu chỉ số này tăng, nghĩa là nhiều nhà đầu tư đang có lợi nhuận hơn kh mua BTC.
Funding Rate
Đây là tỷ lệ phần trăm thanh toán giữa bên vay và bên cho vay trên sản giao dịch có thường xuyên hay không sau một khoảng thời gian cố định. Điều này thường được tính toán trên các sàn và được xem như phí để nắm giữ lệnh.
Khi chỉ số này dương, nghĩa là giá trên thị trường cao hơn so với giá ở thị trường giao ngay khi bên đặt lệnh mua trả tiền cho bên đặt lệnh bán. Ngược lại, nếu giá coin ở thị trường thấp hơn thị trường giao dịch ngay. Khi đó, Funding Rate nhỏ hơn 0 và bên đặt lệnh bán sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh mua.
Công thức tính:
Funding Fee = Position x Funding Rate
Thông thường tỷ lệ Funding Rate được các sàn giao dịch tính tự động; mỗi 8 giờ thì sẽ tính Funding Rate một lần.
Hash Ribbon/ Hash Rate
Tỷ lệ băm hay Hash Ribbon/ Hash Rate là một trong những chỉ váo vô cùng quan trọng về sức khoẻ của một loại token nhất định. Tỷ lệ băm sẽ tính toán sức mạnh của các thiết bị khai thác Bitcoin, hoặc token đó ở từng thời điểm.
Thông thường, có mối liên quan mật thiết giữa khả năng đào của các thợ đào và sự gia tăng tỷ lệ băm đối với giá trị của loại coin đó. Giảm chi phí khai thác cũng giúp cho tỷ lệ băm giảm đi.
Khi chỉ báo này đi xuống, thì Bitcoin sẽ đi ngang và sẽ giảm, hoạt động của các thợ đào cũng giảm vì khai thác tiền điện tử thời điểm đó không thuận lợi.
Đây có thể xem là một tín hiệu dài hạn được dùng để xác định mặt bằng giá chung mà Bitcoin không thể giảm xuống trong tương lai. Dựa trên việc phân tích tính hiệu quả của tín hiệu này có thể tìm được thời điểm mua thích hợp. Hash Ribbon dựa trên tỷ lệ giữa hai đường trung bình động đơn giản là SMA 30 và SMA 60. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên quan tâm tới các chỉ số SMA 10 và SMA 20 để tăng độ chính xác và giảm thiểu khả năng mà giá có thể xuống không qua -15%.
Lượng Bitcoin trên các sàn giao dịch
Đây là chỉ số on-chain thường gặp mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi tham gia vào thị trường. Lượng Bitcoin trên các sàn giao dịch có thể chỉ ra dấu hiệu chung của thị trường, đặc biệt khi Bitcoin hiện vẫn là đồng tiền số nắm giữ số lượng vốn hoá thị trường lớn nhất và ảnh hưởng đến các Altcoin còn lại.
Khi lượng Bitcoin trên sàn giao dịch tăng nghĩa là lượng Bitcoin trong ví của các holder sẽ tăng, xu hướng tích trữ Bitcoin mạnh mẽ; và ngược lại. Bitcoin được tích trữ đồng nghĩa độ khan hiếm tăng và giá tăng mạnh. Lượng Bitcoin trên các sàn giao dịch nhiều nghĩa là lượng bán ra nhiều và giá có dấu hiệu giảm.
Nhà đầu tư có thể dựa trên chỉ số này để dự báo xu hướng chung của thị trường trong tương lai gần.
Lượng Stablecoin được đẩy lên sàn giao dich
Stablecoin là những đồng coin có gắn liền mật thiết với thị trường tài chính truyền thống. Khi lượng Stablecoin được đẩy lên sàn giao dịch tăng mạnh, thì niềm tin vào thị trường và dấu hiệu tích cực của các nhà đầu tư cũng tăng theo. Nói cách khác, khi theo dõi lượng Stablecoin trên thị trường sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm lý chung của các nhà đầu tư.
Tổng kết
Trên đây là một số chỉ số on-chain cơ bản trong đầu tư mà bạn cần nắm. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến thị trường và sẽ đưa ra những dự đoán đúng đắn về xu hướng thị trường trong tương lai.
Chúc các bạn đầu tư thành công. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo trên blog của Fiahub. Mọi thắc mắc về thị trường crypto vui lòng liên hệ đội ngũ Support của chúng tôi 24/7.
Freelancer Marketing và Content Creator với gần 10 năm kinh nghiệm; trong đó có khoảng hơn 3 năm làm việc trong mảng Blockchain với vai trò Dịch Thuật và Copywriter.
Với kiến thức sâu rộng cùng khả năng diễn giải để những thuật ngữ công nghệ khó hiểu trở nên gần gũi hơn với người đọc. Lê Hoàng đảm nhiệm những bài viết trong chuyên mục "Từ Điển Crypto" và "Hướng Dẫn Người Mới" tại Fiahub Blog