Từ lâu, Bitcoin là một đồng coin đại diện cho tiền ảo và có giá trị tài sản dùng để đầu tư, sinh lời, là vốn để dành phòng các trường hợp bất ổn tài chính và kinh tế. Thời gian gần đây, Bitcoin trở nên mạnh mẽ và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư. Nhiều người đã dựa vào nó mà kiếm lời. Nhưng thực tế, Bitcoin hay các đồng tiền điện tử khác không được pháp luật công nhận dùng để thanh toán. Nhưng tại Việt Nam thì sao, việc mua bán Bitcoin tại Việt nam có vi phạm pháp luật hay không?
Nội dung bài viết
Giao dịch bằng Bitcoin có hợp pháp tại Việt Nam không?
Bitcoin hiện nay được các chính phủ coi là tiền ảo, tiền điện tử chứ không phải là tiền mặt dù nó có chức năng trao đổi tài sản.
Tại Việt Nam, theo khoản 6 điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sau khi đã bãi bỏ, bổ sung và sửa đổi một số điều từ Nghị định số 101/2021/NĐ-CP quy định về thanh toán dành cho các giao dịch không dùng tiền mặt như sau:
- Phương tiện thanh toán được phép thanh toán khi không dùng tiền mặt chỉ được áp dụng cho các phương tiện: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thể ngân hàng và các phương tiện thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Những phương tiện thanh toán không được quy định được phép thanh toán sẽ không hợp pháp tại Việt Nam với quy định trên.
Do đó, Bitcoin không được coi là một phương tiện dùng để thanh toàn, cung ứng và phát hành tại nước ta. Việc sử dụng Bitcoin sẽ không hợp tại Việt Nam. Và nếu vi phạm quy định này, người liên quan sẽ chịu hình phạt theo hành chính theo quy định hoặc tra cứu hình sự.
Hình phạt khi giao dịch, mua bán Bitcoin tại Việt Nam
Theo điểm d, khoản 6, điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 31/12/2019, những hành động thanh toán bằng các phương thức không được cho phép tại nước ta theo quy định (Bitcoin) sẽ chịu hình phạt.
“ Khoản 6, điều d: Đối với các hành vi phát hành, cung ứng sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000”.
Ngoài ra, theo điều 206, Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm hoạt động ngân hàng, các hoạt động giao dịch có liên quan sẽ bị phạt: từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu gây thiệt hại cho người khác với tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. Hoặc ngồi từ 6 tháng đến 3 năm.
Một số luật liên quan đến Bitcoin và tiền ảo ở Việt Nam
Ở nước ta, từ ngày 1/1/2018, tiền ảo hay Bitcoin đều không được công nhận là làm phương tiện thanh toán, giao dịch hay mua bán.
Việc kinh doanh tiền ảo được coi là hoạt động trái phép và không được đăng ký giấy phép kinh doanh.
Nếu vẫn cố chấp duy trì việc kinh doanh tiền ảo, người liên quan sẽ chịu hình phạt truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp luật theo điều 159 Bộ Luật Hình sự năm 1999.
Cho đến nay, vẫn chưa có sửa đổi, bổ sung hay điều chỉnh về vấn đề này.
Trên đây là câu trả lời dành cho những ai thắc mắc “Mua bán Bitcoin tại Việt Nam có vi phạm pháp luật không?”. Tất cả những thông tin đều được trích từ bộ luật của nhà nước. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn.