Dfinity – hay còn là dự án tiên phong của người chơi Hệ thống thần kinh mạng (Network Nervous System). Với Internet Computer Protocol, Dfinity hứa hẹn về một hệ sinh thái các ứng dụng có tính phi tập trung cao dựa trên nền tảng Internet mở, không có sự phụ thuộc về mặt cơ sở dữ liệu vào bất cứ máy chủ nào mà được vận hành bởi các máy tính nhỏ lẻ của những validators. Với đội ngũ dev hùng mạnh, các vòng gọi vốn chất lượng và ứng dụng thưc tế đầy tiềm năng của dự án Dfinity, NNS chính là điểm đột phá của dự án này.
Kiến thức dưới đây là giải thích chi tiết về cách vận hành và hoạt động của ứng dụng Network Nervous System nên có tính kỹ thuật cao, đòi hỏi sự nghiên cứu và đã có hiểu biết kĩ lưỡng về cách vận hành của ICP, nên có thể hơi khó hiểu với người mới tìm hiểu.
Nội dung bài viết
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THẦN KINH MẠNG – NETWORK NERVOUS SYSTEM
Tổng quan, ứng dụng NNS cho phép bạn tham gia vào quản trị Máy tính Internet, tạo các chu trình tính toán và gửi – nhận token tiện ích ICP.
Thuật toán Internet Computer mở rộng chức năng của Internet toàn cầu để có thể lưu trữ các smart contract chạy ở tốc độ web mà không có bất kỳ giới hạn nào về dung lượng, biến nó thành một nền tảng máy tính công cộng trao quyền cho các nhà phát triển và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Một tính năng chính của nền tảng Internet Computer là Hệ thống thần kinh mạng – Network Nervous System (NNS), một hệ thống quản trị thuật toán mở giúp giám sát mạng lưới và nền kinh tế token để có thể xây dựng DeFi và Dapp, các dịch vụ internet mở và các hệ thống của doanh nghiệp có khả năng của hoạt động với cường độ cao.
Mục đích của NNS là cho phép mạng lưới Internet Computer được quản lý theo cách mở, phi tập trung và an toàn – và nó có toàn quyền kiểm soát tất cả các khía cạnh của mạng lưới.
Ví dụ, nó có thể nâng cấp giao thức và phần mềm được sử dụng bởi các máy node lưu trữ; có thể tạo ra các mạng con mới để tăng dung lượng mạng; có thể chia nhỏ các mạng con để phân tải của chúng; có thể cấu hình các thông số trong nền kinh tế để kiểm soát số tiền người dùng phải trả cho năng lực tính toán; có thể, trong những tình huống cực đoan, bảo vệ mạng khỏi các tác nhân độc hại; và nhiều chức năng khác. Để có cái nhìn chuyên sâu về NNS, hãy tham khảo “Understanding the Internet Computer’s Network Nervous System, Neurons, and ICP Utility Tokens.”
Sau đây, Fiahub sẽ hướng dẫn nhanh các bạn làm quen với Ứng dụng Hệ thống Thần kinh Mạng và các chức năng chính của nó. Ứng dụng này hiện cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào 4 lĩnh vực chính sau:
1.Token tiện ích ICP (ICP)
2.Neurons (neuron)
3. Voting (Biểu quyết)
4. Canisters (Hộp mạng)
II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG THẦN KINH MẠNG (NNS)
Để nắm rõ hơn về hoạt động của chúng, Fiahub sẽ giải thích từng phần và đưa ra các chi tiết mà người dùng nên cân nhắc khi sử dụng Ứng dụng NNS.
Lưu ý: Để đăng nhập vào Ứng dụng NNS, cần có Internet Identity – (Danh tính trên Internet). Nếu bạn không có Internet Identity, trước tiên bạn sẽ phải tạo một danh tính. (Mất một phút; search “Cách sử dụng dịch vụ Internet Identity”.). Internet Identity là một giải pháp đăng nhập một lần mới và an toàn hơn được thiết kế đặc biệt cho Internet Computer. Đặc biệt, khi đăng nhập vào NNS bằng Internet Identity của bạn, bạn sẽ nhận được một Internet Identity duy nhất (hay còn gọi là ID chính) dành riêng cho Ứng dụng NNS. ID chính này không được chia sẻ giữa các ứng dụng khác.
1. Token tiện ích ICP
Giao diện trên là một ví dụ về Ví ICP chính của người dùng. Người dùng có thể sử dụng giao diện này để tạo tài khoản và tài khoản phụ cũng như thực hiện các giao dịch cơ bản, chẳng hạn như gửi hoặc nhận ICP. Địa chỉ tài khoản cá nhân được lấy từ ID chính của bạn nhưng khác với ID chính. Sau đó, việc sử dụng ví phần cứng đặc biệt để ủy quyền các giao dịch ICP cũng sẽ được hỗ trợ trong phần này.
1.1. Tác dụng
ICP là một token tiện ích gốc đóng ba vai trò chính trong mạng:
a. Hỗ trợ quản trị mạng
ICP có thể được khóa để tạo ra các Neurons – neuron tham gia quản trị mạng (governance) bằng cách bỏ phiếu, qua đó họ có thể kiếm được phần thưởng.
b. Sản xuất chu trình cho máy tính
ICP cung cấp một kho lưu trữ giá trị nguồn có thể được chuyển đổi thành “chu kỳ”, tính toán năng lượng và được đốt cháy khi nó được sử dụng. NNS chuyển đổi ICP thành các chu kỳ với tốc độ biến đổi để đảm bảo rằng người dùng mạng luôn có thể tạo các chu trình mới với chi phí gần như không đổi trong điều kiện thực, sao cho chi phí thu được từ các chu kỳ có thể dự đoán được .
c. Thưởng cho những người tham gia
Mạng tạo ra ICP mới để khen thưởng và khuyến khích những người đang đóng những vai trò quan trọng giúp mạng lưới hoạt động, bao gồm: a) cung cấp “phần thưởng biểu quyết” cho những người tham gia quản trị và b) cung cấp “phần thưởng của nhà cung cấp node” cho những người điều hành các node lưu trữ mạng.
1.2. Chuyển token ICP
Sử dụng địa chỉ tài khoản, phần lớn người dùng sẽ có thể chuyển ICP sang Ứng dụng NNS từ sàn giao dịch hoặc ví tiền họ chọn bằng cách làm theo các bước được nêu bên dưới, phần Tài khoản của bài viết. Những người dùng chọn cách tự quản lý với Keysmith và chuyển ICP qua DFINITY Canister SDK được khuyến khích đọc thêm về “Tích hợp với DFINITY Canister SDK’’. Nếu bạn đang sử dụng máy tính độc lập không kết nối mạng, hãy xem xét các tùy chọn của bạn để tách biệt việc ký với việc gửi.
1.3. Tài khoản
Các tài khoản được xác định bằng địa chỉ tài khoản của họ. Người dùng cũng có thể lấy các tài khoản phụ từ tài khoản mẹ.
1.4. Giao dịch
Trong phần ICP của Ứng dụng NNS, người dùng có thể sắp xếp để gửi ICP đến các tài khoản khác. Mỗi giao dịch chỉ diễn ra trong vài giây và trải qua sự đồng thuận hoàn toàn. (Lưu ý: Cần phải trả một khoản phí giao dịch nhỏ để gửi ICP. Số tiền này được trừ vào số dư tài khoản nguồn.)
Để nhận các giao dịch, chỉ cần cung cấp một trong các địa chỉ của bạn cho bất kỳ ai muốn giao dịch với bạn.
Cuối cùng, bạn cũng có thể stake neurons trực tiếp từ tài khoản của mình. Làm như vậy sẽ tạo ra một neuron với 1 ICP được chỉ định trong đó (hiện tại số lượng ICP tối thiểu để đặt cược một neuron là 1 ICP). Điều này cũng sẽ phát sinh một khoản phí nhỏ.
2. Tế bào thần kinh của mạng (Neurons)
Giao diện trên cho phép người dùng tạo và quản lý các neuron để tham gia vào quản trị mạng và đóng một vai trò tích cực trong việc quản lý mạng internet mở. Người dùng tạo ra neuron bằng cách “khóa” ICP của họ trong một khoảng thời gian được chỉ định, cho phép họ tham gia vào việc quản trị bằng cách bỏ phiếu cho các đề xuất để đổi lấy phần thưởng ICP.
2.1. Thuộc tính
Dưới đây là danh sách các thuộc tính phổ biến mà người dùng có thể tương tác khi định hình neuron của họ:
- Danh tính
Nhận dạng cơ bản của neuron. Khi một neuron được cấu hình để theo sau một neuron khác, đây là giá trị được sử dụng – một giá trị ngẫu nhiên được chọn khi tạo neuron.
- Tài khoản
Tài khoản sổ cái có số dư ICP bị khóa.
- Thời gian tạo
Thời điểm khi neuron được tạo ra.
- Sự trưởng thành
Sự trưởng thành của một neuron, xác định khả năng của nó để tạo ra một neuron mới và số dư bị khóa tương ứng của ICP mới được tạo. Khi các neuron mới được tạo ra, sự trưởng thành của chúng bằng không. Khi các neuron biểu quyết, theo thời gian NNS sẽ tăng độ trưởng thành của chúng để thưởng cho chúng.
- Phiếu bầu gần đây (công khai)
Báo cáo về các phiếu bầu gần đây luôn được duy trì. Điều này có thể cung cấp thông tin để đánh giá xem có nên theo dõi một neuron hay không, hoặc những người theo dõi neuron đó đang bỏ phiếu như thế nào.
- Tuổi (theo giây)
Khoảng thời gian đã trôi qua kể từ khi neuron được tạo ra hoặc lần cuối cùng ngừng giải tán (hồi sinh). Về mặt khái niệm, bất cứ khi nào một neuron bắt đầu giải tán, thì tuổi được đặt về 0 và bằng 0 trong thời gian giải tán. Nếu một neuron đang giải tán bị tắt trạng thái giải tán, thời điểm hiện tại sẽ trở thành ngày tạo neuron để tính lại tuổi.
- Trạng thái (ĐÃ KHÓA hoặc ĐANG GIẢI THỂ hoặc ĐÃ GIẢI THỂ) được tính từ DissolveState và thời gian hiện tại
- BỊ KHÓA: Ở trạng thái này, neuron bị khóa bằng một Dissolve Delay (độ trễ giải thể) cụ thể. Neuron vẫn tích lũy tuổi theo thời gian và có thể bỏ phiếu nếu thời gian trễ giải thể là ít nhất sáu tháng.
- ĐANG GIẢI THỂ: Ở trạng thái này, độ trễ giải thể hiệu quả của neuron giảm dần theo thời gian. Trong khi giải thể, tuổi của neuron được coi là bằng không. Cuối cùng nó sẽ đạt đến trạng thái ĐÃ GIẢI THỂ.
- ĐÃ GIẢI THỂ: Ở trạng thái giải thể, phần stake của neuron có thể được giải ngân nhưng không thể bỏ phiếu vì độ trễ giải thể được coi là bằng không.
2.2. Lệnh
Người dùng nên tự làm quen với các lệnh sau để hiểu rõ hơn về cách vận hành Neuron của mình:
- Bắt đầu mở khóa
Độ trễ giải thể giống như một bộ công tắc của bếp ga, chỉ có thể được quay theo một hướng. Có thể tăng tùy ý nhưng chỉ được giảm bằng cách bật chế độ giải thể và đếm ngược. Neuron có thể được cài đặt để bắt đầu “giải thể”. Khi neuron đang giải thể, độ trễ giải thể giảm dần theo thời gian cho đến khi bị dừng lại hoặc về không. Một neuron không thể bỏ phiếu (hoặc kiếm phần thưởng cho việc bỏ phiếu) khi độ trễ giải thể của nó dưới sáu tháng. Khi độ trễ về 0, nó sẽ ngừng giảm và bộ điều khiển có thể ra lệnh cho neuron giải ngân.
- Ngừng giải thể
Một neuron đang giải thể có thể được cài đặt để dừng lại, do đó, độ trễ của nó ngừng giảm theo thời gian.
- Giải ngân
Khi độ trễ của neuron bằng 0, nguyên lý điều khiển của nó có thể hướng dẫn nó giải ngân số stake của neuron. Số dư ICP bị khóa được chuyển sang một tài khoản sổ cái mới được chỉ định, neuron và tài khoản sổ cái riêng của nó sẽ biến mất.
- Tăng độ trễ giải thể
Độ trễ giải thể của một neuron có thể tăng đến tối đa là tám năm.
- “Sinh sản’’
Khi neuron đã trưởng thành đến một ngưỡng nào đó, nó có thể được hướng dẫn để sinh ra một neuron mới. Điều này tạo ra một neuron mới khóa số dư ICP mới trên sổ cái. Neuron mới có thể vẫn được điều khiển bởi cùng nguyên tắc như cha mẹ, hoặc được chỉ định cho một nguyên tắc mới. Khi một neuron ‘’sinh’’ ra một neuron mới, sự trưởng thành của nó sẽ về không, bắt đầu một vòng quay mới.
2.3. Độ trễ giải thể
Một lưu ý về độ trễ giải thể
Người dùng được hưởng lợi nhiều nhất nếu neuron của họ đạt được giá trị lớn nhất. Khi nhìn nhận neuron bị khóa, thời điểm đó luôn là “ngày trễ giải thể” trong tương lai, thời điểm này biến mất đến gần hơn mỗi ngày khi neuron đang tan biến. Trong khi đó, sự thành công dài hạn của mạng chỉ xảy ra nếu chủ sở hữu neuron bỏ phiếu với tầm nhìn dài hạn, hướng tới việc tối đa hóa giá trị của mạng trong tương lai.
Vì những lý do như vậy, NNS khuyến khích chủ sở hữu neuron cài thời gian giải thể của chúng càng lâu càng tốt, bằng cách chia phần thưởng lớn hơn cho các neuron “sống’’ lâu hơn – có thể được định lên đến tám năm.
Vì phiếu bầu của các neuron có ích cho việc ra quyết định khi chủ sở hữu của chúng có tầm nhìn dài hạn, NNS cũng áp dụng “quyền lực” lớn hơn đối với các phiếu bầu từ các neuron có độ trễ hòa tan lớn và các neuron có độ trễ hòa tan ít hơn sáu tháng sẽ “không đủ tuổi’’ bầu cử. Tất nhiên, kế hoạch này sẽ mang lại ít lợi ích hơn cho mạng nếu số dư bị khóa có thể được trao đổi, vì điều này cung cấp cho chủ sở hữu lựa chọn “bán neuron” bất kỳ lúc nào, ngay cả khi họ phải chiết khấu tương ứng với số dư đã mở khóa.
3. Quyền biểu quyết
Giao diện trên hiển thị nơi người dùng có thể thiết lập và cấu hình các neuron của họ cũng như bỏ phiếu cho các đề xuất được gửi đến NNS.
Các hành động sau có thể được thực hiện bằng Ứng dụng NNS:
- Bỏ phiếu: Yêu cầu neuron bỏ phiếu để chấp nhận hoặc từ chối một đề xuất với một ID được chỉ định.
- Chấp nhận: Thêm quy tắc cho phép neuron tự động bỏ phiếu cho các đề xuất thuộc một chủ đề cụ thể bằng cách chọn đích danh một nhóm neuron theo dõi có đa số phiếu bầu được tuân theo. Cấu trúc của các quy tắc như vậy có thể được sử dụng để:
a) phân phối quyền kiểm soát quyền biểu quyết giữa nhiều thực thể;
b) tự động biểu quyết khi chủ sở hữu của nó không có thời gian để đánh giá các đề xuất mới được đệ trình;
c) tự động bỏ phiếu khi chủ sở hữu neuron đó thiếu chuyên môn để đánh giá các đề xuất mới được đệ trình.
Quy tắc về các followee – người được theo, người đại diện cho ý kiến của follower trong một chủ đề nhất định. Khi đa số followee bỏ phiếu để thông qua hoặc từ chối một đề xuất thuộc chủ đề được chỉ định, neuron follow sẽ bỏ phiếu giống vậy. Nếu đa số những followee không thể đồng ý (ví dụ: 50–50 giữa đồng ý và từ chối), thì neuron sẽ bỏ phiếu từ chối. Nếu quy tắc được chỉ định mà chủ đề đề xuất không có giá trị, thì quy tắc đó sẽ trở thành quy tắc tất-cả-tuân-theo, sẽ được sử dụng để bỏ phiếu tự động cho các đề xuất thuộc các chủ đề chưa có quy tắc cụ thể nào được chỉ định. Nếu danh sách những followee trống, quy tắc followee sẽ tự động bị loại bỏ.
3.1. Cài đặt người theo (follower)
Một neuron có thể được cài đặt để bỏ phiếu tự động bằng cách chọn theo các neuron khác theo từng chủ đề. Đối với bất kỳ chủ đề nào, danh sách followee có thể được chỉ định và neuron sẽ theo dõi phiếu bầu của đa số followee về một đề xuất thuộc chủ đề đó. Khi một chủ đề rỗng được chỉ định, quy tắc tất-cả-tuân-theo được áp dụng, cho phép neuron theo phiếu bầu của followee khi quy tắc khác chưa được chỉ định.
3.2. Đề xuất
Mỗi đề xuất được nộp cho NNS có các trường sau:
- ID: Danh tính của đề xuất. NNS chỉ định một danh tính duy nhất cho mỗi đề xuất mà nó nhận được.
- Tóm tắt: Văn bản cung cấp mô tả ngắn gọn về đề xuất, tối đa 280 byte.
- URL: Địa chỉ web của nội dung bổ sung cần thiết để đánh giá đề xuất, được chỉ định bằng HTTPS. Ví dụ: địa chỉ có thể mô tả nội dung hỗ trợ việc gán DCID (ID trung tâm dữ liệu) cho một trung tâm dữ liệu mới.
- Người đề xuất: ID của neuron đã gửi đề xuất. Khi một đề xuất được gửi đi, một “khoản phí” sẽ được tính vào số dư trong trường hợp nó bị từ chối. Vì vậy, số dư cần phải đủ lớn để trả phí cho (tất cả) (các) lần từ chối. Một neuron cần có độ trễ giải thể ít nhất là 6 tháng để bỏ phiếu và điều này cũng áp dụng cho việc gửi đề xuất.
- Loại đề xuất: Loại đề xuất. Điều này cho biết nó thuộc về chủ đề gì (ví dụ: #NodeAdmin), hàm hệ thống sẽ xử lý đề xuất nếu nó được thông qua cũng như loại và cấu trúc của các tham số sẽ được chuyển cho hàm đó.
- Tham số: Các tham số sẽ được chuyển đến chức năng hệ thống sẽ được gọi nếu đề xuất được thông qua, như được xác định bởi loại của nó. Khi một đề xuất được gửi đi, NNS sẽ kiểm tra các thông số.
3.3. Chủ đề
Chủ đề của một đề xuất, được suy ra từ thể loại của nó, để xác định cách nó sẽ được xử lý. Ví dụ: NNS có thể yêu cầu người vote có mức độ đồng ý cao hơn hoặc cố gắng xử lý các đề xuất nhanh hơn đối với một số chủ đề. Ngoài ra, phải có các neuron follow các neuron khác trên cơ sở mỗi chủ đề. Một số chủ đề ban đầu có sẵn trong NNS bao gồm:
#NeuronManagement – Quản trị neuron: Một chủ đề đặc biệt, chỉ có những followee quản lý các neuron khác được tham gia (trong trường hợp này, không có dự phòng mặc định). Các phiếu bầu về chủ đề này không được bao gồm trong lịch sử biểu quyết của neuron. Đối với các đề xuất về chủ đề này, chỉ những followee chủ đề này, của neuron mà các đề xuất liên quan, mới được phép bỏ phiếu. Do nhóm vote đủ điều kiện của các đề xuất về chủ đề này bị hạn chế nên các đề xuất về chủ đề này có thời gian bỏ phiếu ngắn hơn bình thường.
#ExchangeRate: Tất cả các đề xuất cung cấp thông tin theo “thời gian thực” về giá trị thị trường của ICP, được đo lường bởi Special Drawing Right (SDR) – Quyền rút vốn đặc biệt của International Monetary Fund (IMF) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho phép NNS chuyển đổi ICP thành các chu kỳ (tính toán năng lượng) với tốc độ giữ cho giá trị trong thế giới thực của ICP không đổi. Bởi vì các đề xuất về chủ đề này rất thường xuyên, chúng có thời gian biểu quyết ngắn hơn và các phiếu bầu về chủ đề này không được tính vào lịch sử biểu quyết của neuron.
#NetworkEconomics: Các đề xuất quản lý kinh tế mạng – ví dụ: xác định phần thưởng nào nên được trả cho các nhà khai thác node.
#Governance: Tất cả các đề xuất về điều hành, quản trị – ví dụ: biến động và cấu hình của các thông số nhất định.
#NodeAdmin: Tất cả các đề xuất liên quan đến quản lý các node theo cách nào đó, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc nâng cấp hoặc định cấu hình Hệ điều hành, nâng cấp hoặc định cấu hình khung máy ảo và nâng cấp hoặc định cấu hình phần mềm bản sao node.
#ParticipantManagement: Tất cả các đề xuất quản lý về người tham gia mạng – ví dụ: cấp và thu hồi DCID (danh tính trung tâm dữ liệu) hoặc NOID (danh tính nhà điều hành node).
#SubnetManagement: Tất cả các đề xuất quản lý mạng con – ví dụ: tạo mạng con mới, thêm và xóa các node mạng con và chia tách mạng con.
#NetworkCanisterManagement: Cài đặt và nâng cấp các hộp “hệ thống” thuộc mạng – ví dụ: nâng cấp NNS.
#KYC: Các đề xuất cập nhật thông tin KYC cho mục đích luật lệ- ví dụ: trong quá trình phân phối ICP ban đầu của Genesis ở dạng neuron.
#NodeProviderRewards: Chủ đề về các đề xuất tặng thưởng cho các nhà cung cấp node.
4. Canisters (Hộp mạng)
Giao diện trên cho thấy nơi người dùng có thể tạo các hộp được nạp sẵn các chu kỳ, các đơn vị tính toán được sử dụng trên Internet Computer, cũng như gửi các chu kỳ đến các hộp hiện có. Các chu kỳ được tạo bằng cách chuyển đổi token ICP.
4.1. Tạo canisters
Hộp phần mềm, một bước tiến của smart contract, là các đơn vị tính toán bao gồm cả chương trình và trạng thái. Một hộp canisters tương tự như một thùng chứa ở chỗ cả hai đều được triển khai như một đơn vị phần mềm có chứa mã đã biên dịch và các phần lệ thuộc cho một ứng dụng hoặc dịch vụ.
Các chu trình là tài nguyên các phép tính toán để thực hiện các hành động trên Internet Computer. Tóm lại, tất cả các hộp đều sử dụng tài nguyên dưới dạng chu kỳ CPU để thực thi, băng thông cho các thông điệp định tuyến và bộ nhớ dữ liệu liên tục. Canisters duy trì số dư tài khoản để thanh toán chi phí liên lạc, tính toán và dung lượng lưu trữ mà các ứng dụng nó sử dụng. Chi phí tính toán được biểu thị bằng đơn vị chu kỳ.
Sử dụng Ứng dụng NNS, người dùng có thể tạo một hộp mới hoặc gắn một hộp hiện có rồi nạp nó các chu kỳ. Bộ điều khiển của hộp mới sẽ là ID chính. Ứng dụng cũng cho phép thay đổi bộ điều khiển, ví dụ: thành ID chính đã tạo bằng dòng lệnh của nhà phát triển dfx để bạn có thể tải đoạn code lên hộp của mình.
4.2. Gửi các chu trình đến một canister
Chu kỳ là một phương tiện thanh toán cho chi phí thực của các hoạt động, bao gồm các tài nguyên như phần cứng vật lý, rack space, năng lượng, thiết bị lưu trữ và băng thông. Nói một cách dễ hiểu, một đơn vị chu kỳ biểu thị chi phí thực hiện một lệnh WebAssembly. Các nguồn lực khác có lượng chu kỳ khác nhau.
Các chu kỳ có thể được so sánh với “gas” đối với Ethereum và “credits” đối với AWS, nhưng có mục đích sử dụng rộng rãi hơn liên quan đến dữ liệu, tính toán và thực thi. Thiết kế của họ cũng đã giải thích những rủi ro về công nghệ, chẳng hạn như chi phí sử dụng tăng nhanh.
Các chu kỳ có được bằng cách chuyển đổi/đốt ICP thành các chu kỳ. Chi phí của các chu kỳ được cố định ở mức 1 nghìn tỷ chu kỳ, gọi tắt là 1T/SDR. sSDR (Quyền rút vốn đặc biệt) là tài sản dự trữ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra. Tỷ giá thị trường hiện tại của ICP / SDR được đưa vào NNS bằng các đề xuất #ExchangeRate. Ví dụ: nếu tỷ giá hối đoái hiện tại giữa ICP và SDR là 1 đến 420, thì việc chuyển đổi 0,1 ICP thành các chu kỳ sẽ mang lại chu kỳ 42T.
III. TỔNG KẾT
NNS – Network Nervous System được coi là cốt lõi để quản lý hệ thống thông tin khổng lồ đầy hứa hẹn của Dfinity với thuật toán Internet Computer. Việc trao lại quyền lực kiểm soát mạng lưới hoàn toàn phi tập trung, phân quyền và mang tính dài hạn, có thể là lí do tốt để đầu tư dài hạn vào hệ thống Dfinity.