Báo cáo mới nhất của Messari chỉ ra rằng sự sụt giảm của thị trường trong nửa đầu năm không ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp tiền điện tử đang phát triển.
Theo ghi nhận của Fiahub từ báo cáo của Messari, các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp tiền điện tử đã đạt 30.3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, nhiều hơn cả năm 2021 cộng lại. Điều này đã cho thấy rằng sự sụt giảm của thị trường trong 6 tháng đầu tiên dường như đã không làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào công nghệ blockchain và tiền điện tử.
Bất chấp sự sụp đổ của một nhóm dự án CeFi trong quý 2, lĩnh vực này vẫn thu hút các khoản đầu tư với tổng trị giá 10.2 tỷ USD. Trên thực tế, đây vẫn là lĩnh vực tiềm năng nhất, dẫn đầu ba lĩnh vực khác bao gồm cơ sở hạ tầng, DeFi và Web3 & NFT.
Nội dung bài viết
Ethereum đang đánh mất dần vị thế
Theo báo cáo được thực hiện bởi Dove Metrics, nền tảng cơ sở dữ liệu về phân khúc gây quỹ mới được mua lại bởi Messari, xu hướng tăng các khoản đầu tư vào các dự án tiền điện tử đã chứng tỏ sự tăng trưởng ổn định trong 6 tháng so với 6 tháng trước đó. Các quỹ tiền điện tử và truyền thống đã huy động được tổng cộng 35.9 tỷ USD trong cùng thời kỳ, vượt qua khối lượng cả năm 2021 là vào khoảng 19 tỷ USD.
Trên các lĩnh vực chính, các khoản đầu tư đang nghiêng nhiều về các dự án giai đoạn đầu. Động thái này cho thấy rằng các nhà đầu tư xem tiền điện tử là một ngành đang phát triển với tiềm năng to lớn.
Xu hướng này đã được phản ánh rõ ràng khi Ethereum (ETH) mất vị trí dẫn đầu trên phân khúc NFT trong báo cáo H1 của Messari vì các hệ sinh thái khác đã và đang giành được sự chú ý của các quỹ đầu tư. Các dự án dựa trên Ethereum chỉ thu được 1.1 tỷ USD giá trị các khoản đầu tư. Mức này thấp hơn nhiều so với các dự án dựa trên các mạng khác cộng lại ở mức 2.9 tỷ USD.
Điều đáng chú ý là các NFT dựa trên Solana (SOL) gần đây đã thu hút được sự chú ý do phí mạng thấp. Điều đó đặc biệt được thể hiện qua sự bành trướng ngày càng tăng của Magic Eden NFT marketplace đã huy động được 130 triệu USD vào tháng 6/2022.
Mặt khác, các giao thức DeFi dựa trên Ethereum tiếp tục thống trị việc huy động vốn trong cùng thời kỳ, với 56% và 82% số vốn huy động được cho phân khúc DeFi sẽ được chuyển đến Ethereum tương ứng trong Q1 và Q2. Báo cáo cho biết thêm rằng các sản phẩm DEX và Asset Management được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất.
CeFi vẫn thu hút nguồn vốn bất chấp các vụ phá sản phá sản
Các sàn giao dịch tập trung đã thu hút được 3.2 tỷ USD trong nửa đầu năm bất chấp sự sụp đổ của nhiều công ty môi giới và cho vay lớn. Mức này đã vượt xa các công ty thanh toán ở vị trí thứ 2 khi nhận được 1.58 tỷ USD.
Là một lĩnh vực hoạt động cũng khá lâu đời, CeFi đã có những vòng gọi vốn với số tiền trên 10 triệu USD từ tháng 1 đến tháng 6, nâng tổng vốn đầu tư đạt 10.2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức này lại giảm 5.6% so với năm 2021. Ngoài ra, 40% trong số các vòng gọi vốn dành cho cơ sở hạ tầng được chuyển đến Series A hoặc các dự án giai đoạn cuối, với nền tảng hợp đồng thông minh chiếm phần lớn nhất từ nguồn vốn này. Tóm lại, báo cáo chỉ ra rằng sự sụp đổ của thị trường vào tháng 5 và tháng 6 đã không cản trở niềm tin của các nhà đầu tư vào ngành vì không có sự sụt giảm mạnh về khối lượng trên các lĩnh vực khác nhau.
Linh Bùi là một nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các tuyến bài viết chuyên về kiến thức, cập nhật tin tức về thị trường tài chính tại Việt Nam và trên toàn cầu, Linh Bùi đã và đang tham gia với vai trò biên tập viên/người sáng tạo nội dung tại một số nền tảng, sàn giao dịch như Fiahub, BeInCrypto, Mitrade, Finixio, Dr.Localize… Trong mỗi bài viết của mình, Linh Bùi đều mong muốn đơn giản hóa các khái niệm tài chính liên quan, giảm thiểu rào cản gia nhập cho độc giả, đặc biệt là những người mới tham gia.