Thị trường crypto đánh dấu sự ra đời và phát triển của rất nhiều dự án tiền điện tử trong những năm gần đây, trong đó Solana (SOL) là một cái tên được rất nhiều nhà đầu tư chú ý. Thậm chí có những nhận định rằng Solana là đối thủ đáng gờm của Ethereum và bất kỳ lúc nào cũng có thể soán ngôi vị đồng tiền số lớn thứ hai thị trường của ETH. Lý do là gì?
Chỉ sau hơn 1,5 năm ra mắt từ 3/2020 đến nay, Solana đã lọt vào top đầu danh sách các loại tiền điện tử có giá trị tăng trưởng gần 200% từ đầu năm 2021 tới nay và đạt mức cao nhất mọi thời đại là 191.04 USD vừa qua. Hiện nay, Solana (SOL) có mức vốn hoá thị trường là $51,926,618,367 và khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $3,618,734,311. SOL đang là đồng tiền xếp hạng thứ 6 trên CoinMarket.
Sự thành công và những mối “đe dọa” của đồng tiền số này với ETH nằm ở giá trị công nghệ đứng đằng sau dự án này:
Nội dung bài viết
Ưu điểm của dự án Solana (SOL)
Giải quyết những hạn chế của nền tảng Blockchain trước đây
Solana tập trung trong việc giải quyết vấn đề nan giải của Blockchain. Với mỗi Blockchain sẽ gồm có 3 yếu tố: phần quyền, bảo mật và khả năng mở rộng. Mỗi mạng lưới Blockchain sẽ phải hy sinh một trong ba để phát triển hai yếu tố còn lại.
Solana là nền tảng Blockchain thế hệ thứ tư đã tìm ra giải pháp để khắc phục nhược điểm này. Có thể nói, đây là mạng lưới hiếm hoi có thể quản lý được thông lượng 50.000 TPS với testnet của mình, xử lý vấn đề mở rộng của Blockchain mà không cần có lớp thứ hai.
Solana sử dụng cơ chế Proof of Stake kết hợp với Proof of History, Turbine, Tower BFT. Pipeline, Gulf Stream, Cloudbreak và Achievers để đảm bộ độ bảo mật và phân quyền trong mạng lưới.
Điều này đồng nghĩa là Solana hoàn toàn có thể là nền tảng phù hợp cho thế hệ kế cận của dApps (ứng dụng phi tập trung) vì có thể loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến nghẽn mạng, phía gas cao hay hạn chế về khả năng mở rộng. Cụ thể, một DEX do Solana cung cấp đó là Mango Markets đã quản lý và huy động vốn thành công vào tháng 8 vừa qua.
Những giải pháp mà Solana đưa ra đang được quan tầm, nhiều dự án DeFi bắt đầu chuyển từ Ethereum sang Solana, ví dụ như Power Ledger, và tạo nên những điểm sáng nhất định.
Hiệu ứng Wormhole
Hiệu ứng Wormhole là một cầu nối hai chiều, giúp kết nối hai mạng lưới Blockchain với nhàu, chuyển giao các tài sản mã hoá liền mạch. Các dự án DeFi được hưởng lợi rất nhiều từ yếu tố này, như thông lượng cao hay khả năng chi trả của Solana. Ngoài ra, Solana cũng mở rộng một nhành khác cho các tài sản không phải bản địa tham gia dự án, tạo nên hệ thống kết nối toàn diện cho hệ sinh thái DeFi.
Điều này đã thu hút được đông đảo nhà đầu tư trên thị trường. Và Solana cũng đã thông báo về việc ra mắt Wormhole 2.0 dẫn đến một đợt tăng giá gần đây của SOL.
Trao đổi hàng hoá NFT
Học viện Degenerate Ape NFT đã chọn mạng Solan để tổ chức bán hàng và chỉ trong vòng 8 phút đã có 10.000 mã thông báo được bán ra. Khối lượng giao dịch 2.5 tỷ USD nhưng không tới 0.001 USD phí giao dịch, càng không có bất kỳ khiếu nại nào do tắc nghẽn mạng lưới trong Solana xảy ra.
Tiềm năng của Solana (SOL)
Ra đời từ năm 2017 bởi nhà sáng lập là cựu Giám đốc điều hành Qualcomm, Solana tuyên bố sẽ cung cấp một giải pháp thay thế mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Mạng lưới của Ethereum khá chậm và đắt đỏ. Mặc dù, sự linh hoạt và tiên phong trong áp dụng hợp đồng thông minh giúp Ethereum được phổ biến rộng rãi như nó lại có phí gas quá cao và chỉ 15 giao dịch trên giây.
Mặc dù Ethereum 2.0 ra đời hứa hẹn với tốc độ giao dịch lên đến 100.000 TPS và phí giao dịch thấp hơn nhưng nó vẫn đang tụt hậu so với lời cam kết của mình. Solana ghi điểm khi có thể thực hiện tới 50.000 giao dịch mỗi giây và các khoản phí chỉ rơi vào vài xu cho mỗi giao dịch. Chưa kể, dự án có xử lý được tính mở rộng mà Blockchain đang gặp phải.
Thuật toán đồng thuận Proof of History giúp nó có thể thực hiện được điều này, khiến các giao dịch Blockchain bất biến và đáng tin cậy nhưng vẫn vô cùng nhanh chóng. Cụ thể, “bằng chứng lịch sử” giúp Blockchain có thể vận hành trơn tru, dựa trên ý tưởng phát triển một hồ sơ lịch sử toàn diện có thể tăng tốc mạng mà không có rủi ro trong phân quyền. Người dùng có thể truy cập vào một bản ghi kỹ thuật số, từ đó chứng minh sự xuất hiện của một sự kiện vào một mốc thời gian cụ thể. Nói cách khác, nó giống như một đồng hồ mật mã ghi dấu mốc thời gian duy nhất của các sự kiện, giao dịch với cấu trúc dữ liệu.
Kết luận
Trong thị trường tài chính phi tập trung DeFi, Ethereum đang chiếm một vị thế “độc tôn” khi hệ sinh thái có tới hơn 3000 dApps và không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, từ năm 2017, sự xuất hiện của các Blockchain thế hệ kế cận như Flow, Solana hay Polkadot, Tezos đang đe dọa tới Ethereum.
Tuy nhiên, trước mắt Solana (SOL) vẫn là dự án nổi bật nhất với những giải pháp ưu việt cho tắc nghẽn mạng lưới, phí gas cao và khả năng mở rộng hạn chế của Ethereum. Không dừng lại ở đó, hệ thống Solana mở rộng cũng là một minh chứng cho sự phát triển của nền tảng Blockchain thế hệ mới này.
Chính vì những lý do trên, không khó để lý giải vì sao Solana lại là đối thủ đáng gờm của Ethereum trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Còn bạn, bạn có nhận định gì về vấn đề này. Hãy chia sẻ quan điểm cùng Fiahub nhé.
Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp về thị trường tiền số crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Fiahub để được hỗ trợ 24/7. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo trên blog của chúng tôi.