Lightning Network – Tổng quan từ A – Z™

Lightning Network - Tổng quan từ A – Z™

Lightning Network – Con át chủ bài giúp Bitcoin cạnh tranh với Ethereum hay TRON

Lightning Network là một giải pháp mở rộng của blockchain Bitcoin. Mục đích của nó là làm tăng tốc độ giao dịch của hệ thống đồng thời giảm tối đa chi phí giao dịch. Đây là những rào cản mà blockchain Bitcoin đang gặp phải.

Một số vấn đề đáng lo ngại của blockchain Bitcoin hiện nay

Khi được hỏi về những vấn đề đáng lo ngại nhất của blockchain Bitcoin hiện nay là gì thì đa phần mọi người sẽ nghĩ đến chuyện biến động giá của đồng Bitcoin (BTC) khá lớn. Cũng đúng thôi, tính đến thời điểm mình viết bài này đồng BTC đang được giao dịch ở mức $11,800 rồi. Tuy nhiên đây không hẳn là vấn đề mà blockchain Bitcoin đang gặp phải.

Nếu bạn để ý những đồng Altcoins như Ethereum (ETH) hay TRON (TRX) … họ luôn luôn chạy đua với nhau về tốc độ giao dịch trên mạng lưới. Đối chiếu lại điều này với blockchain Bitcoin thì mình nhận ra một điều là Bitcoin là một blockchain có tốc độ giao dịch gần như là … kém nhất. Vậy nên đây mới chính là những vấn đề mà blockchain này đang gặp phải

Tốc độ giao dịch

Tốc độ giao dịch thì chắc các bạn cũng hiểu nó là gì rồi đúng không. Đơn giản nó là quãng thời gian bao lâu để xử lý xong một giao dịch mà thôi. Blockchain được sinh ra với mục đích đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền vì không phải qua các bên trung gian như tiền pháp định. Nhưng nếu mình chuyển cho bạn một BTC mà mất đến vài giờ đồng hồ thì đây lại là vấn đề.

Phí giao dịch

Một điều đáng ngạc nhiên nữa là phí giao dịch trên blockchain của Bitcoin cũng thuộc loại top đầu luôn. Tức là để mình có thể chuyển được 1 BTC sang cho bạn thì mình sẽ mất thêm một khoản phí nữa. Đáng nhẽ ra nó chỉ là một khoản phí tượng trưng thôi. Nhưng với blockchain Bitcoin thì nó chẳng tượng trưng tý nào mà vô cùng đắt đỏ. 

Thực chất phí giao dịch và tốc độ giao dịch có liên quan đến nhau đấy. Ví dụ nhé. Bạn hãy hiểu thế này, bạn dự định chuyển cho mình 1 BTC và hệ thống sẽ thu một khoản phí ví dụ là $1 đi. Phí này thực chất là trả cho các anh thợ mỏ (miner) để các anh ấy giúp bạn xác nhận giao dịch chuyển 1 BTC đó là hợp lệ. Nhưng ngặt một nỗi cũng có một người nào đó chuyển 1 BTC nhưng họ lại sẵn sàng trả $2 phí giao dịch cơ. 

Thế là miners họ cứ thấy ai trả phí cao thì ưu tiên duyệt trước. Bạn cứ trung thành với $1 phí thì sẽ bị đẩy xuống cuối hàng và đợi khi nào duyệt hết những người trả > $1 thì lúc đó mới đến lượt bạn. Vậy nên việc duyệt có thể ngay sau đó một vài phút cũng có thể là một vài giờ tuỳ vào số lượng giao dịch hiện có. Do đó đê tốc độ giao dịch càng nhanh thì phí phải trả càng cao và ngược lại. Điều này có vẻ đi ngược lại những gì mà blockchain muốn mang lại cho người dùng của nó.

Chính vì điều này nên các nhà phát triển của Bitcoin mới nghĩ ra một ý tưởng là xây dựng nên một mạng Lightning để giúp giải quyết các vấn đề trên. Vậy Lightning Network là gì chúng ta cùng xem ở phần tiếp nhé.

Vậy Lightning Network là gì?

Theo lẽ thường, mỗi khi chúng ta giao dịch thì các giao dịch đó sẽ được ghi vào sổ cái. Cho dù chúng ta chuyển 1 BTC hay 1000 BTC thì mỗi một lần chuyển nó cũng đều lặp lại tương tự như vậy. Thế nên người ta nghĩ đến chuyện không phải giao dịch nào cũng cần phải ghi lại trên blockchain. Và đây chính là ý tưởng tạo ra Lightning Network.

Ví dụ lần đầu tiên bạn chuyển BTC cho mình thì việc ghi lên blockchain là cần thiết. Nhưng đến lần thứ 2, thứ 3 và thứ n thì điều này có thể không cần. Nhưng như thế làm sao có thể xác minh được giao dịch nhỉ? Hãy xem Lightning Network hoạt động như nào nhé.

Cách nó hoạt động như thế nào?

Lightning Network hoạt động giống như một con đường tắt mà thôi. Nếu nói từ giao dịch thứ 2 trở đi không cần phải ghi lên blockchain thì cũng không hoàn toàn đúng. Thực chất nó hoạt động như thế này:

  • Đầu tiên khi mình với bạn giao dịch với nhau thì cả hai sẽ cùng mở ra một kênh thanh toán chung chỉ giữa hai người mà thôi. Và đương nhiên kênh thanh toán này sẽ được ghi lại trên blockchain. Đây chính là ở lần thanh toán đầu tiên nhé.
  • Tiếp theo từ lần chuyển thứ 2, thứ 3 cho đến thứ n thì mình và bạn sẽ vẫn thực hiện trên kênh thanh toán này mà không cần phải ghi gì cả.
  • Cuối cùng khi không còn thanh toán gì giữa mình và bạn nữa thì sẽ đóng lại kênh thanh toán này. Nhưng trước khi đóng thì hai bên sẽ viết trạng thái cuối cùng của tất cả các giao dịch đã xảy ra trên kênh thanh toán riêng này và ghi nó trên blockchain. Như vậy là xong.

Thực ra nếu bạn để ý thì sẽ thấy việc tạo ra kênh thanh toán giữa hai người chính là việc tạo ra một blockchain thu nhỏ mà thôi. Ví dụ bình thường cả blockchain Bitcoin có hàng trăm ngàn giao dịch khác nhau và khó để phân biệt ai với ai. Thay vì thế họ tạo ra những kênh thanh toán riêng và ở đó chỉ có hai người với nhau nên sẽ dễ xác minh hơn nhiều.

Vậy kênh thanh toán trên Lightning Network là gì?

Hiểu một cách đơn giản kênh thanh toán ở đây là việc cả hai cùng góp chung một số tiền với nhau. Và khi giao dịch, cái người ta chuyển cho nhau không phải là Bitcoin ngay mà chỉ đơn giản là sự xác nhận. Sau khi đóng kênh thanh toán, đối soát lại toàn bộ xác nhận trên kênh thì lúc này tiền mới được ghi lên blockchain để chuyển cho người kia. Ví dụ nhé.

Bạn muốn chuyển cho mình 10 BTC chẳng hạn. Để mở ra một kênh thanh toán riêng giữa mình và bạn thì cả hai cùng góp chung mỗi người 10 BTC vào một cái hộp khoá kín lại với hai ổ khoá. Người nào muốn rút BTC trước thì phải được sự đồng ý của người kia để cùng mở hộp mới được.

Tiếp đến bạn dự tính chuyển cho mình 10 BTC đi. Thay vì chuyển trực tiếp thì sẽ phải ghi lên blockchain mất thời gian và phí cao thì bằng một cách nào đó (có thể là smart contract) bạn hứa sẽ chuyển 10 BTC trong hộp chung của bạn cho mình. Mình xác nhận và khi cả hai cùng mở hộp ra thì lúc đó với bằng chứng là bạn đồng ý chuyển cho mình 10 BTC thì mình có thể rút tối đa 20 BTC, còn bạn thì về 0 BTC. 

Hành động mở hộp này chính là việc kết thúc kênh thanh toán chung giữa hai người. Và việc nhận hay chuyển bao nhiêu BTC trong suốt quá trình đó lúc này sẽ được tự động ghi lên blockchain. Đơn giản chỉ vậy thôi.

Lightning Network có thực sự hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ?

Bản chất của việc áp dụng Lightning Network đó là việc hai người đặt cọc rồi giao dịch “khống” với nhau mà thôi. Nó có thể làm đẩy nhanh tốc độ giao dịch của hệ thống, giảm phí giao dịch vốn là những thứ mà Bitcoin đang đau đầu. Nhưng thực chất nó cũng có những điểm yếu mà ít ai ngờ tới.

Cụ thể, vì Lightning Network giúp cho người dùng có thể giao dịch ngoài chuỗi do đó nó sẽ được giao dịch qua các node trung gian. Rồi từ node trung gian đó sẽ được ghi lên blockchain. Lợi dụng điều này hacker có thể tấn công vào các node này để đánh cắp tài sản của người dùng. Chính vì lẽ đó nên để nó có thể áp dụng phổ biến hơn thì các nhà phát triển nên có phương pháp để xử lý tình trạng này xảy ra.

Kết luận

Lightning Network được xem như là vị cứu tinh đối với blockchain Bitcoin. Nó giúp Bitcoin có thể đuổi kịp được phong độ của các đàn em đi sau nó như ETH hay TRON. Hiện tại Bitcoin vẫn đang giữ vững ngôi đầu bảng về giá trị của mình. Nhưng nếu nó không thay đổi, cải tiến những điểm yếu hiện có thì không dám chắc nó có bị vượt mặt bởi các đồng tiền điện tử khác trong tương lai hay không.

** Mua các đồng tiền điện tử bằng VNĐ an toàn, uy tín, giá tốt nhất tại Fiahub: Mua Bitcoin; Mua Ethereum; Mua USDT; Mua BNB; Mua ADA; Mua LINK; Mua XRP; Mua SRM; Mua LEND; Mua OGN.