Không đơn thuần là một khái niệm vĩ mô, lạm phát hoàn toàn tác động đến từng cá thể trong một xã hội. Nó cũng chính là một vấn đề nhức nhối mà mỗi quốc gia đều phải đối diện. Trong bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu một cách cặn kẽ về lạm phát là gì, nguyên nhân hình thành và trả lời cho câu hỏi “Có phải chỉ có hại hay không?
Nội dung bài viết
Sơ lược về lạm phát
Hiện tượng mà giá cả của hàng hóa được tăng lên so với một mốc thời gian tại quá khứ, kết quả khiến cho giá trị thị trường bị giảm đi hay nói cách khác là giảm sức mua của đồng tiền, thì được gọi là lạm phát.
Thời gian được ước tính thường là trong ngắn hạn, phần lớn là sẽ so với giá cả của một năm trước. Đối với nền kinh tế, nó còn được hiểu là một sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các đồng ngoại tệ khác. Làm mất giá đồng tiền nội tệ và gia tăng sức mua của đồng ngoại tệ.
Để đo mức độ lạm phát, người ta thường sử dụng cách cách theo dõi sự biến đổi giá cả của một lượng lớn hàng hóa, dịch vụ có trong một nền kinh tế. Các dữ liệu này sẽ được thu thập bởi tổ chức nhà nước, các liên đoàn lao động hay các tạp chí kinh doanh. Với mục đích thống nhất một mức giá trung bình nên giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được tổ hợp lại với nhau.
Là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia
Tỷ lệ lạm phát được thể hiện qua chỉ số giá cả, tỷ số này được tính bằng cách xác định tỷ lệ phần trăm mức tăng trưởng của mức giá trung bình tại thời điểm hiện tại đối với thời điểm gốc.
Có những loại lạm phát nào?
Được chia thành nhiều mức độ khác nhau dựa trên tỷ lệ của nó, và cũng sẽ có những tác động tương ứng lên nền kinh tế của mỗi quốc gia. Cụ thể lạm phát được chia ra làm 3 mức độ :
– Mức độ đầu tiêu chính Lạm phát tự nhiên, nó có tỷ lệ giao động từ 0 – dưới 10%. Với mức tỷ lệ này thì giá cả hàng hóa dịch vụ được đánh giá là tăng chậm, tương đối ổn định và nó có thể dự đoán được.
– Mức độ thứ 2 chính là Lạm phát phi mã, có tỷ lệ nằm trong khoảng từ 10% – dưới 1000%. Với mức tỷ lệ hàng năm này đồng tiền được xem là mất giá nhiều, mức lãi suất thực tế thường đạt con số âm, thị trường tài chính được đánh giá là không ổn định.
– Mức độ cuối cùng là Siêu lạm phát, nó đạt tỷ lệ trên 1000%. Ở mức này đồng tiền gần như là mất giá hoàn toàn, và nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát xảy ra. Thế nhưng 2 nguyên nhân cốt lõi của nó chính là do Lạm phát do cầu kéo và do chi phí đẩy.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát
– Cầu kéo chính là một nguyên nhân chính. Giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ được đẩy lên cao, khi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng về mặt hàng đó tăng lên và các loại hàng hóa khác hầu hết trên thị trường. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát và nguyên nhân chính là do cầu kéo.
– Có thể bắt nguồn từ chi phí đẩy. Nguyên nhân này xuất phát từ các loại chi phí của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm các chi phí về đầu vào như nguyên liệu, máy móc, tiền lương, bảo hiểm,… Khi mức chi phí bị đẩy lên cao, các doanh nghiệp đã phải tăng mức giá thành sản phẩm để bảo vệ lợi ích của mình.
– Cầu thay đổi dẫn đến tình trạng lạm phát. Đây chính là sự mất cân bằng của mức giá tăng lên và giảm xuống của hàng hóa. Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể nghĩ là lượng cầu có thể giảm với mặt hàng này nhưng lại có dấu hiệu tăng lên đối với mặt hàng kia. Đối với trường hợp mặt hàng có cầu giảm nhưng không giảm giá ( do thị trường có nhà cung cấp độc quyền và giá cả được cố định), còn đối với mặt hàng tăng cầu thì giá cả được tăng lên, điều này khiến cho mức giá chung tăng lên.
–Xuất khẩu cũng có thể gây ra tình trạng lạm phát. Bởi lẽ, khi xuất khẩu tăng lên có thể dẫn đến tổng cầu trong nước cao hơn tổng cung, do sản lượng đã được đưa đi xuất khẩu. Điều này dễ làm mất cân bằng cung cầu và hình thành tình trạng lạm phát.
– Hay nhập khẩu cũng là một nguyên nhân. Đi ngược lại với lạm phát do xuất khẩu, thì trường hợp nhập khẩu cũng sẽ làm tổng cầu trong nước mất cân bằng, mà cụ thể là thấp hơn tổng cung.
– Còn một nguyên nhân khác chính là lạm phát tiền tệ. Cụ thể là Khi cung lượng tiền nội tệ lưu hành trong nước tăng lên. Chẳng hạn do nhà nước mua ngoại tệ làm cung nội tệ tăng lên, hay ngân hàng trung ương thực hiện việc mua công trái yêu cầu nhà nước cũng sẽ làm lượng nội tệ trong lưu thông tăng lên.
Tác động tích cực và tiêu cực của lạm phát
Có phải lạm phát chỉ có tác động tiêu cực hay không? Câu trả lời chính là không, lạm phát có 2 mặt của nó. Song song với những bất lợi mà nó mang lại, thì đôi lúc mỗi quốc gia cần đến lạm phát để thúc đẩy những vấn đề mà họ mong muốn. Vậy những tác động của lạm phát là gì, câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Tác động tiêu cực của lạm phát
– Lãi suất: Tác động tiêu cực đầu tiên của lạm phát phải kể đến chính là ảnh hưởng đến mức lãi suất. Cụ thể là khi lạm phát tăng cao, mức lãi suất danh nghĩa sẽ phải tăng lên cùng tỷ lệ lạm phát, nếu muốn lãi suất thực được ổn định. Việc gia tăng mức lãi suất danh nghĩa này sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, khiến cho nền kinh tế bị suy thoái và xuất hiện tình trạng thất nghiệp.
Lãi suất danh nghĩa tăng khi lạm phát tăng
– Ảnh hưởng đến mức thu nhập thực tế: Mức thu nhập thực tế của người lao động sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát mà không phải chính là thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng lên, nhưng mức thu nhập danh nghĩa của người lao động lại giữ nguyên thì mức thu nhập thực tế sẽ bị giảm đi.
– Tác động đến nợ quốc gia: Những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn, nguyên nhân là do tỷ giá đồng tiền nội tệ mất giá so với đồng tiền ngoại tệ, nghĩa là bạn phải tốn nhiều tiền hơn để trả cho 1 đồng của nước ngoài. Vì thế mà khoảng nợ so với thực tế sẽ được tăng lên.
Tác động tích cực lên nền kinh tế
Song song với tác động tiêu cực sẽ là những tác động tích cực. Thế nhưng không phải tại tỷ lệ nào đều xuất hiện tác động tích cực, cụ thể là đối với các nước phát triển khi có tốc độ lạm phát từ 2 – 5% và các nước đang phát triển có tỷ lệ dưới 10% mới được xem là một tín hiệu tốt mang lại các nguồn lợi sau.
– Giúp kích thích gia tăng tiêu dùng, vay nơ và đầu tư, cũng như góp phần giảm bớt thất nghiệp trong xã hội
– Nhờ vào nó mà chính phủ có thể đưa ra nhiều sự lựa chọn các công cụ giúp kích thích đầu tư vào các lĩnh vực nào kém ưu tiên. Thông qua việc mở rộng tín dụng hay phân phối lại mức thu nhập và các nguồn lực xã hội.
Biện pháp kiểm soát lạm phát
Được xem là một vấn đề cấp thiết và hết sức quan trọng của mỗi nền kinh tế. Vì thế mà việc tìm ra biện pháp để giải quyết tình trạng này được đặt ra hàng đầu của các nhà kinh tế.
Trong đó, các biện pháp giải quyết tình trạng lạm phát thường được áp dụng như sau:
– Giảm lượng tiền giấy lưu thông trên thị trường, nhằm tăng giá trị của đồng nội tệ lên.
– Có thể thông qua việc thực hiện các chính sách tài chính thắt chặt.
– Thúc đẩy và phát triển sản xuất các hàng hóa, đồng thời mở rộng lưu thông hàng hóa.
– Tiến hành vay viện trợ nước ngoài
– Áp dụng các cải cách tiền tệ
Bạn biết đấy, những biện pháp này chỉ được xem là lý thuyết bởi vì khi áp dụng vào trường hợp thực tế nó còn tác động đến nhiều yếu tố khác, cũng như không dễ dàng để thực hiện được. Thế nhưng, nếu thực hiện thành công thì nó sẽ góp phần tích cực trong việc giải quyết trình trạng nàycủa nền kinh tế.
Có thể thông qua việc thực hiện các chính sách tài chính thắt chặt
Lạm phát sẽ tích cực khi đạt mức tỷ lệ tương ứng và quốc gia biết tận dụng. Thông qua các thông tin trên, chắc hẳn những thắc mắc của bạn cũng đã được giải đáp phần nào rồi phải không nào. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo.
*** Hãy tham gia việc giao dịch tại Fiahub nhé, được xem là một sàn uy tín kèm theo chất lượng dịch vụ tốt như: mua Bitcoin, mua BTC, bán Bitcoin, bán BTC; mua Ethereum, mua ETH, bán Ethereum, bán ETH; mua USDT, bán USDT; mua Ripple, mua XRP, bán Ripple, bán XRP..