Nếu bạn là một nhà đầu tư trên thị trường tài chính như ngoại hối, cryptocurrency hay chứng khoán, bạn sẽ cần nắm bắt các chỉ số và công cụ phân tích kỹ thuật. Bollinger Band hay dải Bollinger sẽ là một trong những chỉ báo quen thuộc, giúp bạn đưa ra các nhận định đầu tư đúng đắn và chính xác.
Vậy dải Bollinger thực chất là gì và cách sử dụng nó như thế nào? Bài viết hôm nay hãy cùng Fiahub tìm hiểu nhé.
Về tổng quan, dài Bollinger sẽ giúp nhà đầu tư định giá được tài sản có hợp lý với giá cả hay không và giá sẽ ổn định hoặc thay đổi theo mức độ như thế nào? Nếu giá quá cao, lợi nhuận mang lại sẽ thấp.
Chỉ báo Bollinger Band được đặt tên theo nhà sáng chế John Bollinger, vào những năm 80 của thế kỷ XX. Hiện nay, nó được sử dụng rất rộng rãi, bên cạnh đường trung bình động MA, chỉ báo RSI, MACD…
Nội dung bài viết
Dải Bollinger là gì?
Dải Bollinger là một công cụ phân tích kỹ thuật dùng để chỉ ra những biến động giá trên thị trường tài chính. Bạn sẽ sử dụng các đường trung bình đơn giản SMA trên và dưới để xác định khu vực thị trường ít biến động; đồng thời khi thị trường nhiều biến động sẽ tự mở rộng ra.
Dải Bollinger giúp các trader nhận ra:
- Thời kỳ thị trường phù hợp nhất
- Xu hướng đảo chiều hay tiếp tục
- Những biến động sắp xảy ra hoặc đột phá
- Khoảng giá tiềm năng
- Bắt đáy/ đỉnh thị trường
Phương pháp này giúp các trader phân tích kỹ thuật, đưa ra những đánh giá chính xác trước khi thực hiện giao dịch và kiểm soát khi thực hiện lệnh mua bán tự động.
Thành phần của dải Bollinger gồm:
- Lower Band (dải dưới) nằm dưới đường trung bình SMA; độ lệch chuẩn là 2; giúp tính toán dữ liệu giá trong 20 phiên giao dịch liên tiếp
- Simple Moving Average (đường trung bình đơn giản SMA) thiết lập mặc định 20 phiên
- Upper Band (dải trên) nằm trên đường trung bình SMA, độ lệch chuẩn cũng là 2 và dự đoán dữ liệu giá biến động trong 20 phiên liên tục.
Công dụng của dải Bollinger
Đây là một chỉ báo kỹ thuật vô cùng hữu hiệu trong đầu tư crypto hay ngoại hối, chứng khoán.
Dải Bollinger thu hẹp
Khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới so với đường trung bình SMA bị thu hẹp, khi đó thị trường có những biến động thấp; đồng thời cũng là cảnh báo cho việc giá sẽ biến động lớn trong tương lai gần. Các nhà đầu tư nên chờ đợi sự xuất hiện các cơ hội giao dịch hiệu quả.
Với dải Bollinger mở rộng, khả năng biến động thị trường thấp. Khi đó, bạn không nên thực hiện giao dịch vì giá lúc này không biết nên tăng hay giảm.
Khi thị trường đang trong xu hướng lên hoặc xuống rõ ràng
Khi thị trường có xu hướng tăng, giá lúc này không vượt qua đường trung bình SMA. Vậy khi đó, giá phục hồi và chạm đường SMA, nhà đầu tư có thể đặt lệnh MUA vì đây là cơ hội tốt. Tiếp theo, bạn cũng có thể đóng lệnh để chốt lời khi giá chạm dải Bollinger trên.
Ngược lại, khi đang trong thị trường giá xuống, bạn làm ngược lại.
Với thị trường không có xu hướng giá rõ rệt
Biên độ lệch chuẩn của dải Bollinger là 2, nên theo lý thuyết, 90% giá sẽ không thể vượt ra khỏi biên của dải. Nên bất kỳ khi nào giá vượt khỏi dải trên hoặc dưới bạn sẽ tiến hành đặt lệnh MUA hoặc BÁN. Sau đó khi giá phục hồi, chạm đường SMA, nhà đầu tư có thể đóng lệnh và chốt lời.
Tổng kết
Có thể nói, dải Bollinger là một chỉ báo vô cùng hiệu quả đối với các nhà đầu tư. Bạn chỉ cần nắm vững những nguyên tắc và bản chất của dải để ứng dụng trong thị trường crypto; cùng nhiều chỉ báo khác (nếu có) để thu được lợi nhuận tối ưu.
Đừng quên thường xuyên theo dõi những sự kiện kinh tế có thể gây nên biến động giá mạnh hay nhẹ trong thời gian ngắn nhé.
Dải Bollinger giúp các nhà đầu tư định liệu được liệu tài sản của mình sẽ được định giá như thế nào là hợp lý, có quá cao hay quá thấp hay không. Trong crypto, đây quả thực là một công cụ hữu ích, không nên bỏ qua.
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết của Fiahub đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích về Bollinger Band. Đừng quên đón đọc thêm các thông tin mới nhất trên blog của chúng tôi. Mọi thắc mắc và tư vấn về thị trường crypto, vui lòng liên hệ đội ngũ Support từ Fiahub.